Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của một số nông sản nông nghiệp tại huyện Bảo Lạc-tỉnh Cao Bằng. (Trang 40)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

4.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai

Huyện Bảo Lạc là huyện vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng có các mặt tiếp giáp:

- Phía Bắc giáp Quảng Tây, Trung Quốc - Phía Nam giáp Pác Nặm, Bắc Cạn - Phía Tây giáp Bảo Lâm

- Phía Đông giáp Thông Nông

- Phía Đông Nam giáp Nguyên Bình

Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính gồm 16 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích 920,63 km² , dân số 50621 người.

Huyện lỵ là thị trấn Bảo Lạc nằm trên đường quốc lộ 34 cách thành phố Cao Bằng khoảng 100km về phía Tây Bắc, tỉnh lộ 217 theo hướng Tây Bắc đi huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang.

Huyện có nhiều xã giáp Trung Quốc tạo điều kiện cho viện giao lưu buôn bán các loại hàng hóa tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội.

4.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai a/ Địa hình và thổ nhưỡng

Huyện Bảo Lạc chủ yếu là địa hình núi cao gồm nhiều dãy núi kéo dài từ phía tây nam huyện Bảo Lạc qua phần diện tích phía tây nam huyện Nguyên Bình.

Đất đai của Bảo Lạc được chia làm 3 nhóm đất chính với 24 loại đất khác nhau. Nhóm đất núi phân bốở độ cao trên 900 m so với mực nước biển, phân

bố chủ yếu ở khu vực có địa hình dốc. Nhóm đất đồi với màu sắc đặc trưng là

đỏ vàng phân bố trên vùng đồi, núi thấp hoặc khu vực địa hình lượn sóng. Nhóm đất bằng - thung lũng hẹp phân bố xen kẽ giữa những vùng núi hoặc trong lòng máng ven các con sông.

b/ Tình hình sử dụng đất đai

Theo số liệu kiểm kê năm 2011, huyện Bảo Lạc có tổng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính là 92063,68 ha bao gồm :

- Nhóm đất nông nghiệp 89847,26 ha - Nhóm đất phi nông nghiệp 1705,51 ha - Nhóm đất chưa sử dụng 510,91 ha

Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai trong huyện Bảo Lạc

ĐVT: Ha Các loại đất 2011 2012 2013 So sánh (%) 12/11 13/12 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 92.063,68 92.063,68 92.063,68 100 100 100 I. Tổng diện tích đất NN 89.847,26 89.745,74 89.733,07 99,88 99,98 99,93 1. Đất sản xuất NN 8.051,14 8.036,00 8.082,63 99,81 100,58 100,19 a. Đất trồng cây hàng năm 7.916,64 7.901,89 7.948,71 99,81 100,59 100,2 - Đất trồng lúa 2.048,52 2.134,04 2.190,32 104,17 102,63 103,4 - Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 162,57 178,87 194,87 110,02 108,94 109,48 - Đất trồng cây hàng năm khác 5.705,55 5.588,98 5.563,52 97,95 99,54 98,75 b. Đất trồng cây lâu năm 134,50 134,11 133,92 99,71 99,85 99,78 2. Đất lâm nghiệp 81.789,34 81.702,96 81.643,66 99,89 99,92 99,90 3. Đất nuôi trồng thủy sản 6,78 6,78 6,78 100 100 100 4. Đất nông nghiệp khác 0 0 0 II. Đất phi NN 1.705,51 1.808,91 1.821,58 106,06 100,7 103,38 1. Đất ở 464,24 463,62 464,14 99,86 100,11 99,98 2. Đất chuyên dùng 861,35 965,20 977,35 112,05 101,25 106,65

3. Đất phi nông nghiệp khác 0 0 0

III. Đất chưa sử dụng 510,91 509,03 509,03 99,63 100 99,81

4.1.1.3. Điều kiện thời tiết khí hậu, thủy văn

Bảo Lạc có khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa tương đối thấp và phân bố không đồng đều (lượng mưa có chiều hướng tăng theo độ cao, giảm ở

các thung lũng bị chắn gió).

Khí hậu Bảo Lạc có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9 hằng năm, khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa đông nam, một phần nhỏ của gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc. Nhiệt độ trung bình vào mùa mưa là 20 - 240C, nhiệt độ cao nhất lên đến 40 - 420C vào các tháng 6, 7, 8. Trong mùa mưa, lượng mưa trung bình vào khoảng 200 - 250 mm, cao nhất lên đến 800 - 850 mm.

Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa này khí hậu chuyển từ mát mẻ (nửa đầu mùa khô) sang giá lạnh (nửa cuối mùa khô), hay có sương mù, có vùng còn xuất hiện sương muối. Gió mùa đông bắc thường xuyên thổi đến gây khô và rét. Nhiệt độ trung bình mùa khô vào khoảng 8 - 150C, nhiệt độ thấp nhất xuống đến 3 - 50C. Vào mùa khô, lượng mưa trung bình chỉ khoảng 20 - 40 mm, thấp nhất là 10 - 20 mm.

Hàng năm huyện có hiện tượng sương muối, gió lốc, mưa đá, lũ quét vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản suất của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của một số nông sản nông nghiệp tại huyện Bảo Lạc-tỉnh Cao Bằng. (Trang 40)