3.2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên. Với những mục tiêu và nội dung đưa ra, tôi tiến hành điều tra 60 hộ trên phạm vi toàn huyện.
3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin
* Thu thập số liệu thứ cấp
Đây là phương pháp thu thập thông tin từ những nguồn tài liệu sẵn có như: sách, tạp chí, sổ sách thống kê, các báo cáo tổng kết của UBND huyện, phòng NN&PTNT, phòng thống kê kinh tế huyện Bảo Lạc , mạng internet,...
* Thu thập số liệu sơ cấp
- Đây là phương pháp nghiên cứu qua điều tra trực tiếp tại thực địa để
có nguồn số liệu sơ cấp. Bằng phương pháp phỏng vấn không chính thức đối với các nông hộ sản xuất ra sản phẩm nông sản giúp nắm được tình hình sản xuất (năng suất, sản lượng, đầu tư, thu nhập…) và những vấn đề khác liên quan (thuận lợi, khó khăn…). Phỏng vấn trực tiếp một số doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình thu gom, sơ chế, đóng gói và tiêu thụ một số sản phẩm nông sản. Ngoài ra tôi còn tìm hiểu thêm những nguồn thông tin thông qua trao đổi phỏng vấn trực tiếp các chuyên viên phòng nông nghiệp, cán bộ trạm khuyến nông, cán bộ chính quyền, cán bộ khuyến nông xã… góp phần bổ
sung thêm một số thông tin cần thiết về tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản của huyện. Các phương pháp chính được sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp là: điều tra bằng bảng hỏi và quan sát trực tiếp
* Phương pháp điều tra bảng hỏi: Phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân (n=60) dựa vào phiếu điều tra kinh tế hộ được lập sẵn (phụ lục) để thu thập các thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản phẩm của các hộ. Ngoài ra còn đánh giá được vai trò của Cán bộ khuyến nông, các cấp chính quyền
địa phương trong việc quy hoạch, hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn nghiên cứu.
- Tiếp đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số cơ sở chế biến chè thành phẩm để tìm hiểu về quá trình thu mua, sơ chế, đóng gói, tiêu thụ trên thị
trường và cách tạo thương hiệu cho sản phẩm.
* Phương pháp quan sát trực tiếp:
- Quan sát trực tiếp: Là phương pháp đánh giá trực quan bằng mắt, giúp người nghiên cứu có thể xem xét sự vật, sự việc và kiểm nghiệm các thông tin
đã thu thập được. Phương pháp này thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập.
- Tuy nhiên phương pháp này thường mang tính chủ quan của người quan sát cho nên yêu cầu người nghiên cứu cần có kỹ năng quan sát tốt và tầm nhìn mang tính khái quát cao.
3.2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
+ Phương pháp xử lý thông tin
Với hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trong phiếu điều tra, sau khi thu thập được các thông tin cần thiết tôi tiến hành tổng hợp và sử dụng các hàm toán trong phần mềm Excel để tổng hợp tính toán các chỉ tiêu cần thiết như cơ
cấu, số trung bình; tốc độ phát triển bình quân...
+ Phương pháp phân tích thông tin
Các thông tin, số liệu đã thu thập sẽ được tổng hợp và phân tích. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh để tiến hành phân tích thông tin. Từ các số liệu và thông tin thu thập được tôi sẽ tiến hành phân tích thực trạng về tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ nông sản để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thị
trường nông sản của địa phương.
- Trong đề tài tôi kết hợp cùng các phương pháp khác để quan sát những vấn đề sau: quan sát các mặt hàng nông sản, các chợ bán sản phẩm nông sản và quan sát thái độ, cử chỉ, lời nói và hành động của các đối tượng
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN