Thị trường và phương thức tiêu thụ các sản phẩm nông sản

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của một số nông sản nông nghiệp tại huyện Bảo Lạc-tỉnh Cao Bằng. (Trang 53)

4.3.1.1. Sản phẩm lúa gạo

a/ Khái quát chung về tình hình sản xuất lúa trên địa bàn huyện

Nước ta là một nước có nền nông nghiệp lúa nước từ lâu đời vì thế lúa gạo là sản phẩm chủ đạo trong nông nghiệp. Và huyện Bảo Lạc cũng vậy lúa gạo là cây cung cấp lương thực chủ yếu được trồng phổ biến ở hầu hết các xã và thị trấn. Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất lâu đời cộng thêm có

điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển việc trồng lúa góp phần cải thiện đời sống và thoát khỏi cảnh nghèo đói cho các hộ nông dân trong địa bàn huyện. Tổng diện tích lúa hiện có là 2.786,5 ha với năng suất 34,0 tạ/ha/năm, sản lượng năm 2013 đạt 9.474,2 tấn.

Trong năm 2013 diện tích gieo trồng lúa ruộng là 2.099,8 ha đạt 106,64% KH năm và tăng 6,83% so với năm 2012, năng suất đạt 39,8 tạ/ha. Nguyên nhân là do mở rộng diện tích đất khai hoang và thời tiết thuận lợi mưa nhiều, hệ thống kênh mương được kiên cố hóa nên cung cấp đủ nước cho sản xuất. Diện tích gieo trồng lúa nương là 686,7 ha đạt 111,66% KH giảm 8,56% so với cùng kỳ năm 2012, năng suất đạt 16,3 tạ/ha. Nguyên nhân của việc giảm diện tích gieo trồng là do độ dốc cao nên dễ trôi đất màu mỡ vì thế

vài năm bà con nông dân mới gieo trồng đểđảm bảo độ màu mỡ của đất.

b/ Thị trường và phương thức tiêu thụ lúa gạo

Thị trường nông sản ở huyện Bảo Lạc phát triển còn nhỏ chủ yếu là tự phát tự

cung tự cấp chưa có tổ chức mua bán rõ ràng. Sản phẩm được trao đổi, mua bán giữa các hộ nông dân với nhau.

Vì thế lúa gạo cũng vậy, đầu tiên được sản xuất phục vụ đời sống của chính những người sản xuất khi dư thừa mới đem bán cho những người dân buôn bán kinh doanh nhỏ, và một số nhà ăn quán ăn nhỏ trong địa bàn huyện.

Kênh phân phối lúa gạo:Khi điều tra cho thấy chủ yếu sản phẩm được tập trung bán như sau

(Tổng hợp kết quảđiều tra 2014)

Hình 4.1. Chui cung ng sn phm lúa go ti địa bàn huyn Bo Lc

Thị trường khu vực nông thôn là thị trường mang tính đặc thù, có những phương thức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa khác với thị trường hàng công nghiệp, đặc biệt là việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản của các huyện vùng cao thì tính đặc thù càng thể hiện rõ nét.

Chuỗi cung ứng sản phẩm lúa gạo của huyện 57% được các hộ nông dân tự tiêu thụ trong gia đình của mình, khi dư thừa họ mới đem ra chợ huyện

để bán cho người tiêu dùng vào khoảng 23% còn lại được một số người đến nhà để thu gom. Tiêu dùng trực tiếp Người thu gom Người tiêu dùng Nông hộ 20% 57% 23%

4.3.1.2. Sản phẩm ngô

a/ Khái quát chung về tình hình sản xuất ngô trên địa bàn huyện

Trong năm 2013 diện tích gieo trồng ngô đạt 5.071,1 ha, tăng 0,19% so với cùng kỳ và đạt 101,32% KH huyện giao. Nhưng diện tích cho thu hoạch chỉ đạt 4.915,1 ha nguyên nhân là do ảnh hưởng của mưa đá làm dập, chết 156 ha không cho thu hoạch.

Năng suất ngô đạt 23,21 tạ/ha đạt 98,61% chỉ tiêu KH giao, sản lượng đạt 11.406,1 tấn, tăng 2,34% so với cùng kỳ.

Một số giống ngô được trồng phổ biến như: LVN99, LVN98, LVN10 cho năng suất và sản lượng khá ổn định nên được nông dân tin tưởng sử dụng qua nhiều năm. Ngoài ra do sự phát triển của khoa học công nghệ có thêm một số giống ngô mới có năng suất cao nhưng chưa được phổ biến nên chỉ

có một vài hộ dân trồng thử nghiệm.

b/ Thị trường và phương thức tiêu thụ ngô

(n=35 hộ)

(Tổng hợp kết quảđiều tra năm 2014)

Hình 4.2. Chui cung ng sn phm ngô ti địa bàn huyn Bo Lc

Người thu gom Chợ huyện Tiêu dùng trực tiếp Người tiêu dùng Hộ trồng Ngô 46% 17% 34% 3%

Ngô của huyện thường được trồng vào 2 vụ chính: vụ xuân từ giừa tháng 3 đến tháng 4, vụ hè-thu trồng từ cuối tháng 4 đến tháng năm thu hoạch vào tháng 8, nhưng chủ yếu được trồng vào vụ xuân với diện tích gieo trồng lớn hơn.

Sản phẩm ngô thường được phân ra thành 2 loại : một phần nhỏđược hái khi ngô vừa trưởng thành đem về luộc ăn trong gia đình hoặc đem bán ngoài chợ chủ yếu đây là ngô nếp, còn phần lại thường được thu hoạch khi cây ngô

đã trưởng thành hoàn toàn đem về tẽ ra và phơi khô phục vụ cho chăn nuôi, nấu rượu trong gia đình chiếm một phần khá lớn vào khoảng 45% còn lại nếu thừa mới đem ra chợ bán hoặc có một số người thu gom đến tận nhà để lấy với giá khá thấp. Theo một số người dân thì những người thu gom là tự thành lập ra để đi thu gom lại với giá vào khoảng tầm trung bình khi đến tận nhà những hộ dân trồng ngô để thu mua sau đó chờ thời điểm thích hợp sẽ đem bán cho những người tiêu thụ hoặc các cơ sở chế biến sản xuất nhỏ với giá cao hơn nhằm thu được một phần lợi nhuận nhất định. Thường thì ngô được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đem bán trực tiếp ở chợ sẽ được giá cao hơn và sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà không phải trải qua nhiều khâu trung gian, tuy nhiên nếu đem bán theo kênh này thì người dân sẽ mất thêm chi phí cho việc vận chuyển từ nhà

đến chợ nên lợi nhuận thu được cũng giảm đi phần nào.

Tuy diện tích ngô trong huyện là khá lớn với sản lượng nhiều nhưng hiện nay ở huyện vẫn chưa có một cơ sở chế biến thu mua ngô, cũng chưa có nhãn mác bao bì sản phẩm mang đặc tính riêng của huyện. Sản phẩm ngô chủ yếu

được tiêu dùng trực tiếp sử dụng vào việc chăn nuôi, nấu rượu trong gia đình, phần còn lại được đem bán ở chợ hoặc bán cho những người thu gom từ đó tới tay người dùng.

4.3.1.3. Sản phẩm khác

Ngoài hai sản phẩm được coi là chủ yếu trên thì trên địa bàn huyện còn trồng một số loại nông sản như : Khoai lang, sắn, đậu tương, lạc.

a. Khoai lang

Trong huyện khoai lang được trồng với diện tích không lớn vào khoảng 79,2 ha năm 2013 với năng suất 35,6 tạ/ha tăng 4,6 tạ/ha so với cùng kỳ.

Khoai lang chủ yếu được trồng để là nguồn cung cấp rễ củ vô cùng quan trọng được sử dụng trong vai trò rau lẫn lương thực, các lá non và thân non

được sử dụng như một loại rau, nhưng chủ yếu là phần củ chứa nhiều tinh bột có vị ngọt nên được sử dụng làm thực phẩm, ngoài ra lá già còn được dùng vào việc chăn nuôi gia súc và gia cầm.

Sản phẩm khoai lang trong huyện được trồng với diện tích nhỏ mỗi hộ

chỉ dùng để sử dụng trong gia đình hoặc được dùng vào việc chăn nuôi, nên chỉ khi dư thừa mới được các hộ dân đem ra chợ bán với số lượng nhỏ giá cả

tương đối thấp, hiện nay chưa có kênh phân phối sản phẩm rõ ràng chủ yếu

được bán từ các hộ trồng đến trực tiếp tay người tiêu dùng. b. Sắn

Sắn là cây lương thực ăn củ sống lâu năm, cao khoảng 2 đến 3m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành củ và tích lũy thành tinh bột, thời gian sinh trưởng khoảng 6-12 tháng, có nơi 18 tháng, tùy vụ và mục đích sử

dụng và nơi trồng.

Sắn có nhiều công dụng trong công nghiệp chế biến, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Củ sắn tươi dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế

biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính. Thân sắn dùng để làm giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulo. Lá sắn ngọt là loại rau xanh giàu đạm rất bổ dưỡng và để nuôi cá, lá sắn đắng ủ chua hoặc phơi khô để làm bột lá sắn dùng chăn nuôi lơn, gà, trâu, bò...

Trong năm 2013 diện tích sắn được trồng là 242,1 ha với năng suất đạt 98 tạ/ha, tăng 2 tạ/ha so với cùng kỳ,đạt được sản lượng 2.372,6 tấn tăng 89,38% so với cùng kỳ .

Ở huyện sản phẩm sắn chủ yếu được sử dụng trong gia đình khoảng 80%, có một số nhà thu gom thu mua sắn phơi khô, còn lại được đem ra chợ

bán với số lượng nhỏ không đáng kể. Nguyên nhân là do các hộ trồng sắn chỉ

trồng với diện tích vừa đủ để phục vụ cho việc tiêu dùng trong gia đình, chưa

được sử dụng với mục đích kinh doanh buôn bán. c. Đậu tương

Đậu tương là cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu tương được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, làm bánh kẹo....đáp ứng nhu cầu đạm hàng ngày cho con người cũng như gia súc. Ngoài ra còn có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng khác.

Diện tích đậu tương của huyện năm 2013 là 254,5 ha với năng suất là 6,2 tạ/ha 157,5 tấn giảm 18,9% so với cùng kỳ.

(n=19 hộ)

(Tổng hợp kết quảđiều tra năm 2014)

Hình 4.3. Chui cung ng sn phm đậu tương ca huyn Bo Lc

Cây đậu tương là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao và có tác dụng cải tạo đất. Nhân dân các dân tộc trong huyện có nhiều kinh nghiệm về phát triển trồng cây đậu tương, đồng thời biết tận dụng các lợi thế tiềm năng đất

Người thu gom Tiêu dùng trực tiếp Người tiêu dùng Hộ trồng đậu tương 6% 42% 52% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đai, khí hậu để mở rộng và phát triển trồng cây đậu tương nhằm tăng thu nhập, nâng cao hệ số quay vòng cải tạo đất.

Đậu tương của huyện được trồng vào 2 vụ chính : vụ xuân từ tháng 2

đến đầu tháng 3, vụ thu được trồng từ tháng 7 đến đầu tháng 8. Thường là diện tích vụ thu lớn hơn diện tích vụ xuân.

Sản phẩm đậu tương sau khi thu hoạch được người dân sơ chế bằng cách phơi khô và phân loại sản phẩm đậu tương trước khi đưa ra thị trường.

Người dân trồng đậu tương chủ yếu phục vụ cho việc chăn nuôi và tiêu dùng trong gia đình, lượng đậu tương này chiếm tỷ lệ 42%. Phần đậu tương còn lại được tiêu thụ trên thị trường thông qua hai trung gian tiêu thụ là người thu gom (chiếm 6%) và bán trực tiếp cho người tiêu dùng là 35%. Theo ý kiến người dân cho biết, lượng sản phẩm bán cho người thu gom được nhiều hơn, trao đổi nhanh hơn nhưng giá không cao, do thu mua với số lượng lớn nên người dân thường bị ép giá. Từ người thu gom sản phẩm tiếp tục đi qua các kênh trung gian người bán buôn, người bán lẻ và cuối cùng sản phẩm sẽ tới người tiêu dùng cuối cùng, lúc này giá cả sản phẩm đã có sự thay đổi rất lớn do đi qua nhiều khâu trung gian.

Đậu tương nếu được người dân đem ra chợ sẽ bán được với giá cao hơn và sản phẩm đến với người tiêu dùng mà không phải trải qua nhiều khâu trung gian. Tuy nhiên đi theo kênh này thì người dân sẽ mất công và chi phí vận chuyển hàng hóa từ nhà ra chợđể bán nên tính ra lợi nhuận cũng không thu được nhiều.

Hiện nay sản phẩm đậu tương trên địa bàn huyện Bảo Lạc chủ yếu

được sử dụng để làm đậu phụ, một phần sản phẩm được các cơ sở quy mô nhỏ lẻ sử dụng chế biến sữa đậu nành và chế biến váng đậu tương nhưng với số lượng chưa nhiều.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của một số nông sản nông nghiệp tại huyện Bảo Lạc-tỉnh Cao Bằng. (Trang 53)