Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của một số nông sản nông nghiệp tại huyện Bảo Lạc-tỉnh Cao Bằng. (Trang 32)

2.2.2.1. Sự hình thành và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản ở Việt Nam a. Tổng quan về sự hình thành và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản ở

Việt Nam

Thị trường xuất hiện và phát triển cùng với sự phát sinh của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Ban đầu là trao đổi bằng hiện vật, sau này khi tiền tệ xuất hiện thì tiền tệ giữ chức năng định giá cho hàng hoá trao đổi trên thị trường. Thuật ngữ thị trường được sử dụng rất rộng rãi: thị trường đầu vào, thị trường

đầu ra, thị trường nông sản, thị trường hàng công nghiệp…

Thị trường nông nghiệp bao gồm thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ nông sản. thị trường tiêu thụ nông sản là nơi mà nông sản là hàng hoá chủ

yếu được trao đổi và giá trị nông sản được thưc hiện.

Tái sản xuất xã hội bao gôm bốn khâu cơ bản: sản xuất - phân phối - trao đổi va tiêu dùng. Từ sản xuất cho đến tiêu dùng phải luân chuyển qua hai bước nữa: đó là phân phối và trao đổi. Hai khâu này lại được thực hiện bởi thị

trường. Có thể nói phân phối là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, đưa sản phẩm từ

quá trình sản xuất sang lưu thông và đến tiêu dùng. Thực hiện tốt khâu phân phối và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng mới có thể cho phép nhanh chóng thực hiện quá trình tái sản xuất.

Trong thời kỳ nước ta còn chếđộ bao cấp, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thị trường nông sản còn chưa phát triển. Mọi nhu cầu của người tiêu dùng bị đóng khung trong tem phiếu. Người tiêu dùng, theo phân phối, được hưởng một số lượng nhất định các loại lương thực, thực phẩm theo tháng. và như vậy là không có nhu cầu tự do mà nhu cầu hoàn toàn thụđộng theo tem phiếu. Tình trạng này dẫn đến người tiêu dùng không thể có nhu cầu phát sinh va tiêu dùng là ép buộc. Không chỉ thế, nó còn dẫn đến trì trệ trong sản xuất,

sản xuất nông nghiệp cầm chừng theo đơn đặt hàng của nhà nước, ít quan tâm

đến cải tiến chất lượng sản phẩm do không phải lo khâu tiêu thụđầu ra. Toàn bộ sản phẩm sản xuất ra được nhà nước bao tiêu và bù lỗ (nếu thua lỗ). Chính từ những lý do này mà trong thời kỳ kế hoặch hoá tập trung, thị trường nông sản chưa phát triển, sản lượng sản phẩm và chất lượng đều eo hẹp, khan hiếm tiêu dùng trong nước còn khó khăn, chứ chưa nói đến xuất khẩu.

Chuyển sang thời kỳ kinh tế thị trường, các doanh nghiêp nông nghiệp phải tự đứng trên đôi chân của mình, phải tự lo cho sản phẩm có đủ sức canh tranh trên thị trường thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp dựa trên tiềm năng vốn có công với sự năng động của bản thân các doanh nghiệp đã tạo ra một khối lượng sản phẩm ngày càng tăng với chất lượng, chủng loại ngày càng được cải thiện. Cũng phải nói thêm rằng, trong nền kinh tế thị trường, khoa học công nghệ và các thiết bị sản xuất được các doanh nghiệp, các hộ gia đình nông dân cập nhật và sử dụng ngày càng tốt hơn. Cầu tăng, cung tăng, điều này làm cho thị trường tiêu thụ hàng hoá nông sản sôi động và phát triển hơn hẳn. trong thời kỳ này, thị trường tiêu thụ

nông sản của Việt Nam đã mở rộng không chỉ trong nươc mà đã tiến sang thị

trường nước ngoài và bắt đầu có uy tín.

b. Đặc điểm tiêu thụ nông sản ở Việt Nam

Ở Việt Nam về tiêu thụ nông sản có một sốđặc điểm chính như sau:

Thứ nhất, phần lớn lượng nông sản sản xuất ra của ngành nông nghiệp là được tiêu thụ trong nước. Lượng này, chiếm đến 90% sản lượng nông sản sản xuất ra ( theo số liệu của tổng cục thống kê 1999)

Thứ hai, ở Việt Nam các kênh tiêu thụ chủ yếu là các kênh tiêu thụ ngắn, khâu trung gian mỏng và thực hiện chức năng của mình không mấy hiệu quả. Do

Thứ ba, thị trường tiêu thụ nông sản ở Việt Nam còn mang tính tự phát. Người nông dân sản xuất ra sản phẩm,một phần dành cho tiêu dùng, một phần đem ra thị trường. Tính tự phát này làm cho số lượng và chất lượng của nông sản tiêu thụ

không ổn định, thời gian và địa điểm bán cũng không cốđịnh gây khó khăn cho tiêu thụ thường xuyên.

Thứ tư, thị trường nông sản ở nước ta những năm gần đây đã bước đầu tạo dựng được uy tín với các bạn hàng truyền thống và đã đặt được mối quan hệ với các bạn hàng khác. Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là bước đầu. Trước mắt còn rất nhiều khó khăn cần giải quyết.

Những đặc điểm trên của thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam là những vấn đề cần được nghiên cứu, xem xét để từ đó có những biện pháp nhằm thúc đẩy thị trường tiêu thụ nông sản.

c. Lợi ích của việc tiêu thụ nông sản

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là vấn đề chiến lược. Vấn đề cơ bản, lâu dài và bức xúc hiện nay là nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế nhằm tìm ra các giải pháp tiêu thụ

hết nông sản hàng hóa cho người nông dân. Trong đó, ba vấn đề then chốt để nông nghiệp Việt Nam phát triển trong thời gian tới, tăng thu nhập cho người nông dân là: điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp, tập trung cho lĩnh vực khoa học công nghệ để

sản xuất ra hàng hóa có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao và xúc tiến các phương thức tiêu thụ nông sản. Tuy trong những năm qua ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được một số thành tích đáng kể trong sản xuất nhưng cũng phải nhìn nhận rằng tăng trưởng nông nghiệp thời gian qua chủ yếu về số lượng, làm đủăn có dư mới đem bán. Kỹ năng về thị trường của người sản xuất hàng hóa và nhiều doanh nghiệp còn yếu, tìm được thị trường đã khó nhưng tìm được phương thức tiêu thụ thích hợp để giữđược thị trường còn khó hơn. Do vậy, tìm ra phương thức tiêu thụ cho từng thị trường là vấn đề xuyên xuốt, làm cơ sở cho việc chuyển dịch

cơ cấu, là cơ sởđểđịnh hướng cho khoa học công nghệ nhằm tạo cho nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa hướng ra chế biến và xuất khẩu, có bước phát triển mới về chất lượng: tăng trưởng cao, hiệu quả, cạnh tranh bền vững.

Ngoài các lợi ích mang tính chiến lược của việc tiêu thụ nông sản như trên, các lợi ích cụ thể mang lại từ việc tiêu thụ hết nông sản như sau:

- Tạo ra lợi ích từ mối liên kết: Mối liên kết giữa nông dân và các tổ chức tiêu thụ nông sản là rất cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nông dân như:

+ Giá cả nông sản ổn định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Có được hợp đồng tiêu thụổn định + Ổn định được sản xuất

+ Chuyên môn hóa được sản xuất

+ Được hỗ trợ vốn, kỹ thuật, các thông tin về thị trường

- Tạo ra lợi ích của các tổ chức tiêu thụ:

+ Chất lượng nông sản ( đầu vào) cao, đồng bộ theo yêu cầu kỹ thuật sản xuất ở từng đơn vị nên chất lượng sản phẩm đầu ra sẽ đảm bảo ổn định, đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

+ Sản lượng đầu vào ổn định

+ Giá cảđầu vào ổn định, giảm được chi phí thu mua và hao hụt. + Giảm được các rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Tạo ra được mối quan hệ, hợp tác lâu dài: Mối quan hệ giữa người nông dân và các tổ chức tiêu thụ hiện nay chưa được rộng rãi, chủ yếu người nông dân sản xuất nhỏ bán qua các trung gian mang ý nghĩa thu gom hàng hóa nhiều hơn hợp tác lâu dài. Việc tiêu thụ qua các cam kết hoặc ký kết hợp

đồng sẽ thiết lập mối quan hệ có ý nghĩa rất lớn, đem lại hiệu quả cao hơn cho cả người nông dân lẫn các tổ chức tiêu thụ.

- Sự hỗ trợ của Chính phủ: Với việc tiêu thụ có tổ chức sẽ được Chính phủ hỗ trợ qua các chính sách về vốn, cây giống, cơ sở hạ tầng, tìm kiếm thị

trường và xúc tiến thương mại.

Tóm lại, việc tìm ra các phương thức thích hợp cho từng loại nông sản sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho cả người nông lẫn các tổ chức tiêu thụ góp phần gi tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân và góp phần vào phát triển chung của nền nông nghiệp và nền kinh tế của đất nước trong những năm tới.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của một số nông sản nông nghiệp tại huyện Bảo Lạc-tỉnh Cao Bằng. (Trang 32)