Cà chua được phát triển trên toàn Thế giới do sự tăng trưởng tối ưu của nó trong nhiều điều kiện phát triển khác nhau. Các loại cà chua được trồng trọt phổ biến nhất là loại quả đường kính khoảng 5-6 cm. Hầu hết các giống
được trồng đề cho ra trái cây màu đỏ, nhưng một số giống cho quả vàng, cam, hồng, tím, xanh lá cây, đen hoặc màu trắng. Đặc biệt có loại cà chua nhiều màu và có sọc.
Cà chua là loại cây trồng tuy được chấp nhận như một loại thực phẩm và có lịch sử phát triển tương đối muộn nhưng do nó có khả năng thích ứng rộng và hiệu quả kinh tế và giá trị sử dụng cao. Trên thế giới đã có nhiều giống mới được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người cả về số lượng và chất lượng.
Khoảng 150 triệu tấn cà chua đã được sản xuất ra trên Thế giới trong năm 2011. Trung Quốc là nước sản xuất cà chua lớn nhất, chiếm khoảng một phần tư sản lượng toàn cầu, tiếp theo là Hoa Kỳ và Ấn Độ. Các khu vực chế biến tại California chiếm 90% lượng sản xuất ở Mỹ và 35% lượng sản xuất thế giới.
Theo FAO, trên thế giới có 158 nước trồng cà chua. Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua trên thế giới như sau:
Theo FAO, 2012: Diện tích 4.980,42 (1000ha) Năng suất 2030,63 (tạ/ha)
Sản lượng 141400,63 (1000 tấn)
Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua của các châu lục năm 2012 Tên châu lục Diện tích
(1000ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) Châu Phi 860,74 200,2 17.236,03 Châu Mỹ 479,07 508,6 24.365,66 Châu Á 2.436,49 335,8 81.812,01 Châu Âu 553,4 393,2 21.760,15 Châu Úc 9,13 632,8 577,66
Trong 11 năm (từ năm 2002 đến năm 2012) diện tích cà chua thế giới tăng 1,09 lần (từ 3.990,30 nghìn ha lên 4.335,83 nghìn ha), sản lượng 1,35 lần (từ 107.977,76 nghìn tấn lên 45.751,51 nghìn tấn), trong khi năng suất không có sự thay đổi đáng kể.
Theo bảng 2.1 thì năm 2012, Châu Á có diện tích trồng cà chua (2.436,49 nghìn ha) và sản lượng (81.812,01 nghìn tấn) lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Châu Úc và Châu Mỹ có năng suất lớn nhất: Châu Úc là 63,28 tấn/ha; Châu Mỹ là 50,86 tấn/ha.
Bảng 2.2: Những nước có sản lượng cà chua cao nhất thế giới năm 2012
Stt Tên nước Sản lượng (nghìn tấn)
1 Trung Quốc 41.879,68 2 Mỹ 12.902,00 3 Ấn Độ 11.979,70 4 Thổ Nhĩ Kỳ 10.052,00 5 Ai Cập 8.544,99 6 Italia 6.024,80 7 Iran 5.256,11
8 Tây Ban Nha 4.312,70
9 Brazil 3.691,32
10 Nga 2.000,00
Nguồn: FAO Database Static 2013
Cà chua là loại rau cho hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước ở cả hai dạng ăn tươi và chế biến.
Đứng đầu về tiêu thụ là nước Mỹ, sau đó là các nước Châu Âu.
Lượng cà chua trao đổi trên thị trường thế giới năm 1999 là 36,7 triệu tấn, trong đó cà chua dùng ở dạng ăn tươi chỉ chiến 5-7%. Điều đó cho thấy, cà chua được sử dụng chủ yếu ở dạng đã qua chế biến.
Bảng 2.3. Những nước có giá trị nhập khẩu cà chua lớn nhất thế giới năm 2012
Stt Tên nước Sản lượng (tấn) Giá trị (1000 $) $/tấn 1 Mỹ 1.116.340 1.431.590 12.823.960 2 Nga 673.894 628.923 9.332.670 3 Đức 654.966 1.293.840 19.754.310 4 Pháp 482.546 559,936 11.603.780 5 Anh 419.045 745.788 17.797.320 6 Canada 193.297 276.433 14.300.950
7 Tây Ban Nha 189.319 79.044 4.175.175
8 Hà Lan 156.280 285.068 18.240.850
9 Irắc 112.129 61.441 5.479.492
10 A-rập 103.498 58.049 5.608.707
Nguồn: FAO Database Static 2013
Cà chua chế biến được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới nhưng nhiều nhất là ở Mỹ và Italia. Ở Mỹ, năm 2010 sản lượng nhiều nhất ước đạt 10,1 triệu tấn. Trong đó các sản phẩm cà chua chế biến chủ yếu là cà chua cô đặc. Ở Italia, sản lượng cà chua chế biến ước tính đạt được là 4,7 triệu tấn.