Rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại NHTCMP HDBank - chi nhánh Lãnh Binh Thăng (Trang 66)

2. Tình hình hoạt động tín dụng của HDBank – PGD Lạc Long Quân

2.4. Rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Qua việc phân tích nợ xấu theo thời hạn, theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế và một số chỉ tiêu tài chính ta thấy nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại ngân hàng HD – chi nhánh Lãnh Binh Thăng, bao gồm những nguyên nhân:

Nguyên nhân khách quan:

Môi trường kinh doanh:

Các ngành công nghiệp chế biến sản xuất phụ thuộc phần lớn vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết, dịch bệnh ít nhiều cũng ảnh hưởng đến SXKD.

Ngành xây dựng luôn đối mặt với sự tăng giá của các nguyên vật liệu đầu vào, chính sách điều tiết giá của Chính phủdẫn đến giá bán ra không bù lỗcác khoản chi phí.

Ngành TMDV thì kinh doanh ổn định hơn, ít rủi roc cho ngân hàng, nhưng phải thường xuyên nâng cao chất lượng công nghệ, nhu cầu vốn đầu tư máy móc hiện đại thường rất lớn. Doanh nghiệp muốn gia tăng nhu cầu vay vốn, kéo dài thời gian và điều này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng như các khoản vay của ngân hàng càng trở nên khó thu hồi. Nguy cơ này có thể làm cho hoạt động của ngân hàng có thểbị phá sản.

Môi trường pháp lý chưa đi vào khuôn khổ thống nhất. Các văn bản pháp luật chồng chéo, nhiều sơ hở và bất cập điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng.

Lãi suất cho vay DN biến động liên tục từ10% - 11,5% tại các NHTM, cùng với sự cạnh tranh về lãi suất để thu hút khách hàng, ngân hàng phải giảm lãi suất xuống 8,5%/ năm cho các DN vay vốn trong 3 tháng đầu vay vốn. Cùng với lãi suất huy động giảm vì thừa vốn nhưng không thể cho vay như hiện nay. Mức chênh lệch lãi suất thay đổi liên tụcảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Nguyên nhân từphía doanh nghiệp:

Đối với khoản cho vay ngắn hạn: Sản phẩm của DN tiêu thụkhông kịp, khoản phải thu của các DN không kịp về đểcó doanh thu trảlãi cho ngân hàng hàng tháng.

Đối với khoản cho vay dài hạn: DN quá lạm dụng nợ dài hạn từvốn vay ngân hàng. Các khoản nợ xuất phát từviệc mở rộng tài sản cố định. Mặt khác, DN sửdụng đòn bẫy tài chính như vậy sẽtựmình giết mình. Vì tiếp tục vay đểduy trì hoạt động có thểlà giải pháp tình thế, nhưng kéo dài quá lâu thì DN sẽphải phá sản với sốnợrất lớn.

Bộmáy quản lý yếu kém còn nhiều bất cập làởmột sốdoanh nghiệp vừa và nhỏ. Tài sản đảm bảo thường là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì ngân hàng khó khăn trong việc thu hồi nợ và cần thời gian để phát mãi tài sản.

Đối với các công ty CP, TNHH thường vay vốn với số tiền khá lớn để đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, họ không dùng hoàn toàn vốn của NH vào đúng mục đích vay đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trên thực tế, họdùng 1 phần vào dựán và phần còn lại họsửdụng vào các nhu cầu ngắn hạn khác.

Nguyên nhân từphía ngân hàng

Dựa theo phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp ngành kinh tế có thể thấy thị trường tiêu thụcủa sản phẩm ngành xây dựng và CN chếbiến có rủi ro rất lớn. Vì có thể sản phẩm của hai ngành này tiêu thụ nhanh tại thời điểm này nhưng lại tồn kho tại thời điểm khác dẫn đến phát sinh rủi ro trong công tác thu hồi nợ và lãi vay sẽ không đúng hạn.

Tỉ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ của ngân hàng hiện đang khá cao >5%. Vì vậy, chất lượng tín dụng của ngân hàng cần phải được siết chặt và quan tâm hơn từkhâu thẩm định và quyết định cho vay. Rủi ro sẽ thuộc về ngân hàng rất lớn nếu công tác thu hồi nợ không triển khai tốt thì tỉ lệsẽ tăng.

Cán bộtín dụng phải thường xuyên cập nhật các thông tư và chính sách qui định tín dụng của ngân hàng. Đểthông tin cho các khách hàng mà mìnhđảm nhiệm đểkhông vi phạm hợp đồng tín dụng đã kí kết cụ thể như lãi suất cho vay, điều kiện ưu đãi của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại NHTCMP HDBank - chi nhánh Lãnh Binh Thăng (Trang 66)