2. Tình hình hoạt động tín dụng của HDBank – PGD Lạc Long Quân
2.1.1. Cấu trúc vốn
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủyếu từhai nguồn đó là: Vốn huy động và Vốn vay từNgân hàng cấp trên.
Nguồn vốn huy động: Ngân hàng được quyền sử dụng và có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãiđúng hạn.
Nguốn vốn vay từNgân hàng vấp trên: nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt vốn, nguồn vốn này có chi phí lãi suất cao hơn so với nguồn vốn huy động.
Do nguồn vốn huy động có vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh nên HDBank chi nhánh Lãnh Binh Thăng đã nỗ lực lớn để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư nhằm bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng, đảm bảo nguồn vốnổn định và tăng liên tục đểngân hàng hoạt động và giải quyết vấn đềthiếu hụt vốn như hiện nay
Bảng 1.1: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng 2011–2013.
ĐVT:Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính năm 2011 - 2013 HDBank - Chi nhánh Lãnh Binh Thăng)
Chỉ tiêu Năm So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2011 2011 Tỉ trọng % 2012 Tỉ trọng % 2013 Tỉ trọng % Sốtiền % Sốtiền % I. Vốn huy động 384.103 85,61 401.251 85,69 476.462 87,20 17.148 4,46 75.211 18,74
1. Tiền gửi kho bạc 13.200 3,44 12.000 2,99 11.212 2,35 -1.200 -9,09 -0.788 -6,57
2.Tiền gửi các tổchức tín dụng 17.254 4,49 20.215 5,04 28.455 5,97 2.961 17,16 8.240 40,76
3. Tiền gửi khách hàng 348.805 90,81 350.352 87,31 417.900 87,71 1.547 0,44 67.548 19,28
4. Giấy tờ có giá 18.044 4,70 18.684 4,66 18.895 3,97 0.640 3,55 0.211 1,13
II. Vốn chủsởhữu 64.583 14,39 67.000 14,31 69.937 12,80 2.417 3,74 2.937 4,38
Năm 2011 Vốn huy động Vốn từ Hội Sở 85,61% 14,39% Năm 2012 Vốn huy động Vốn từ Hội Sở 85,69% 14,31% Năm 2013 Vốn huy động Vốn từ Hội Sở 87,20% 12,80%
Biểu đồ1.1: Biểu đồthểhiện cơ cấu vốn của Ngân hàng 2011–2013.
Nhận xét:
Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng mạnh qua các năm. Năm 2012 đạt 384.103 triệu đồng so với năm 2011 đạt 401.251 triệu đồng tăng 17.148 triệu đồng, tỷlệ tăng 4,46%. Đến năm 2013 đạt 476.462 tăng 75.211 triệu đồng tương ứng 18,74% so với 2012. Nguồn vốn tăng trưởng thể hiện uy tín và vị thếcủa thương hiệu HDBank trên địa bàn ngày càng nâng cao, sựquan tâm và coi trọng đúng mức của lãnhđạo Ngân hàng đối với nghiệp vụnày. Đồng thời, sự tăng trưởng nguồn huy động là cơ sở để ngân hàng thực hiện việc mở rộng tín dụng và đây chính là chỉ tiêu hàng đầu góp phần hoàn thành kế hoạch kinh doanh của chi nhánh.
Trong đó:
Tiền gửi của Kho bạc tại ngân hàng giảm đi so với năm 2012 và 2011, do Kho bạc rút
tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, tuy nhiên mức giảm không đáng kể, từ 13.200 triệu đồng ở năm 2011 xuống còn 12.000 năm 2012 và giảm còn 11.212 triệu đồng năm 2013, ứng với số tiền giảm là 1.200 triệu đồng và 788 triệu đồng mức giảm là 9.09% và 6,57%. Điều này cho thấy tình hình tiền tệchung của đất nước khôngổn định, làm cho nguồn vốn huy động từ kho bạc của ngân hàng thấp, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Tiền gửi của các tổchức tín dụng tuy chiếm tỷtrọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động, nhưng nó giúp cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng đa dạng hơn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh , bất kỳdoanh nghiệp nào cũng có lúc phát sinh tình trạng thiếu hụt vốn và ngược lại, tình trạng thừa vốn. Ngân hàng cũng không tránh khỏi trường hợp đó, Ngân hàng sẽgửi vốn tạm thời chưa sửdụng vào các Ngân hàng khác đểlấy lãi, bù đắp một phần chi phí sử dụng vốn. Năm 2012, tiền gửi của các tổ chức tín dụng đạt 20.215 triệu đồng, tăng 17,16% so với năm 2011. Năm 2013, đạt 28.455 triệu đồng, tăng 40,76% so với năm 2012. Nguyên nhân là do nhu cầu gửi tiền của các tổ chức tín dụng tăng lên và do ngân hàng xây dựng biểu lãi suất cạnh tranh nên thu hút được các tổchức tín dụng khác.
Tiền gửi khách hàng trong tổng nguồn vốn huy động luôn chiểm tỷ trọng lớn và tăng trưởng mạnh qua 3 năm từ 90,81% trong năm 2011 chiếm 87,31% trong năm 2012 và năm 2013 chiếm 87,71%, với số tiền huy động năm 2011 là 348.805 triệu đồng, năm 2011 là 350.352 triệu đồng và năm 2013 là 417.900 triệu đồng. Nguyên nhân là do ngân hàng đã có chiến lược marketing trong công tác huy động vốn, quảng bá thương hiệu, tạo được niềm tin trong tầng mọi lớp dân cư, đặc biệt là trong năm 2012, đánh dấu bước ngoặc lớn đối với HDBank nói chung và HDBank –Chi nhánh Lãnh Binh Thăng nói riêng là sự thay đổi tên và hệthống nhận diện thương hiệu. Mặt khác đây là nguồn vốn có tínhổn định cao, là một thành công mà hiện nay vẫn còn nhiều Ngân hàng khao khát.
Các loại giấy tờ có giá năm 2012 là 18.044 triệu đồng, tăng 3,55% so với năm 2011. Đến năm 2013 thì tăng 211 triệu đồng tăng 1,13% so với năm 2012. Tiền gửi giấy tờ có giá tăng là do tình trạng lạm phátở nước ta vào cuối năm 2013 đã giảm rõ rệt so với năm 2012 và 2011, làm cho các loại giấy tờcó giá có giá trị cao nên người dân đã dùng nóđ ể gửi vào ngân hàng đểtìm lợi nhuận.
Vốn từhội sở
Do nhu cầu vốn trên địa bàn ngày càng cao, nên vốn huy động chỉ có thể đáp ứng một phần, ngân hàng còn phải phụ thuộc rất nhiều vào vốn điều hòa của Hội sở. Do đó, nguồn vốn điều hòa luôn tăng qua các năm, nguồn vốn điều hòa càng tăng thì khả năng đáp ứng nhu cầu vềvốn cho khách hàng nhiều hơn có thểcải thiện được tình hình kinh tế xã hội. Cụ thể năm 2011, lượng vốn Hội sở là 64.583 triệu đồng tăng lên 67.000 triệu
đồng ứng với mức tăng là 3,74% và đạt mốc 69.937 triệu đồng trong năm 2013, tăng 2.937 triệu đồng với mức tăng5,15% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do công tác sử dụng vốn tốt, duy trì tỷ trọng đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của khách hàng. Như vậy, ngân hàng phải tiếp tục có chiến lược kinh doanh phù hợp.
2.1.2. Cấu trúc cho vay ( tài sản có )
Tổng nguồn vốn tăng mạnh đồng hành cùng với tổng tài sản tăng lên cho thấy sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng. Với sốvốn có trong tay, ngân hàng đã xây dựng cho mình một cơ cấu tài sản khá hợp lý trong đó mảng tín dụng chiếm tỷtrọng lớn. Sự ăn khớp giữa cơ cấu của tài sản nợ –tài sản có cho ta thấy một chiến lược kinh doanh hiệu quảcủa ngân hàng đồng thời cũng tạo ra hìnhảnh vềmột ngân hàng luôn luôn chủ động trước biến động trong tương lai, luôn đi tắt, đón đầu và tiến lên không ngừng trong thực tiễn hoạt động kinh doanh. Tổng tài sản củangân hàng tăng đều qua các năm, năm 2010 là 548.686 triệu đồng, năm 2011 là 641.252 triệu đồng và năm 2012 là 746.399 triệu đồng. Cơ cấu tài sản của ngân hàng được chuyển dịch theo hướng an toàn và hiệu quả hơn.
Bảng 1.2: Tình hình tài sản nợcủa Ngân hàng 2011–2013.
ĐVT:Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính năm 2011- 2013 HDBank - Chi nhánh Lãnh Binh Thăng) Chỉ tiêu Năm So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Sốtiền % Sốtiền % 1. Tiền dựtrữ 19.885 4,43 20.841 4,45 22.816 4,18 0.956 4,81 1.975 9,48
2. Các khoản đầu tư
chứng khoán 13.54 3,02 15.782 3,37 17.405 3,19 2.242 16,56 1.623 10,28
3. Sửdụng vốn 368.911 82,22 374.038 79,88 439.592 80,45 5.127 1,39 65.554 17,53
4. Tài sản cố định 46.350 10,33 57.590 12,30 66.586 12,19 11.24 24,25 8.996 15,62
19,885 20,841 22,816 13,540 15,782 17,405 368,911 374,038 80,445 46,350 57,590 66,586 448,686 468,251 546,399 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2011 2012 2013 Tổng tài sản Tài sản cố định Sử dụng vốn
Các khoản đầu tư CK Tiền dự trữ
Biểu đồ1.2: Tình hình tài sản của Ngân hàng 2011–2013.
Tiền dựtrữbao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ thặng dư.
Dự trữ bắt buộc là khoản tiền ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải duy trì một tỷ lệ nhất định nhằm đảm bảo cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Tỷ lệ dự trữ này phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước. Do vậy, mỗi năm sẽ có tỉ lệ dự trữ khác nhau đối với tiền gửi ngắn hạn VNĐ và tiền gửi ngoại tệ. Cụ thể là tuân thủ theo đúng qui định 7% đối với tiền gửi bằng VNĐ và 6% đối với tiền gửi bằng ngoại tệ. Tiền gửi tại NHNN là đều đảm bảo khoản dự trữ bắt buộc là theo đúng luật định đối với VNĐ và ngoại tệ.
Dự trữ thặng dư là khoản tiền luôn có sẵn trong các ngân hàng ngoài khoản dự trữ bắt buộc để đảm bảo cho nhu cầu rút tiền của khách hàng và cho vay trong kỳ. Theo quy định 297/1999/QD – NHNN của thống đốc NHNN quy định” kết thúc ngày làm việc tổ chức tín dụng phải duy trì cho ngày làm việc tiếp theo tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tài sản có có thể thanh toán ngay với tài sản nợ phải thanh toán ngay”. Tình hình trong năm 2011 – 2013 đều rất khả quan cụ thể tăng từ 11.885 triệu đồng lên 13.840 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với mức tăng 1.955 triệu đồng với tỉ lệ 16,28%. Và cũng tăng ttrong năm 2013 đạt 17.816 triệu đồng tăng 3.975 triệu đồng tương ứng với 22,28%. Nguyên nhân là do lượng tiền mặt, tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán luôn tăng. Như vậy, thể hiện ngân hàng đã quản lý vốn khả dụng chặt chẽ và có hiệu quả hơn.
Các khoản đầu tư chứng khoán chiếm tỷtrọng nhỏ trong tổng tài sản < 4%. Tình hình là vẫn tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 là 13.540 triệu đồng tăng 2.242 triệu đồng so
với năm 2012 là 14.782 triệu đồng với tốc độ tăng 16,56%. Năm 2013 tăng 1.623 triệu đồng tương ứng 10,28% so với năm 2012. Tăng đầu tư vào các loại giấy tờ có giá trung dài hạn, nhằm cơ cấu lại danh mục tài sản theo hướng tăng tài sản có thu nhậpổn định và hạn chếrủi ro.
Sử dụng vốn của ngân hàng tăng mạnh qua 3 năm. Cụ thể năm 2012 đạt 372.038 triệu đồng tăng 5.127 triệu đồng so với năm 2011 là 368.911 triệu đồng tương ứng 1,39%. Năm 2013 tổng dư nợ là 439.592 triệu đồng so với năm 2012 tăng 65.554 triệu đồng tương ứng 17,53%. Từ đó có thể thấy tình hình sử dụng vốn từng năm tăng mạnh. Các con sốnói lên sự tăng trưởng liên tục trong công tác tín dụng qua suốt một thời gian. Đây là một thành quả rất lớn biểu hiện sự nổ lực cao độ của toàn thểcán bộ nhân viên ngân hàng HDBank – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng nói riêng và ngân hàng nói chung với những chiến lược và chính sách đúng đắn về thương hiệu.
Tài sản cố định là tài sản không sinh lời nhưng điều kiện để ngân hàng tiến hành các hoạt động kinh doanh, tạo hình ảnh và vị thế cho ngân hàng trên thị trường. Vì tính chất không sinh ra lời của loại tài sản này nên ngân hàng đã hạn chếtỉ trọng của của nó ở một mức hợp lý để tránh ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. Theo quy định của NHNN đầu tư cho TSCĐ của NHTM không lớn hơn 50% vốn tựcó của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng luôn tuân thủ đúng qui định NHNN. Năm 2011 TSCĐ là 46.350 triệu đồng, năm 2012 là 58.590 triệu đồng và năm 2013 là 66.586 triệu đồng.
2.1.3. Kết quảkinh doanh
Hoạt động kinh doanh của HDBank–Chi nhánh Lãnh Binh Thăng trong 3 năm đã đạt được những thành công nhất định. Lợi nhuận của Ngân hàng tăng qua các năm.
Bảng 1.3 : Tình hình tài sản của Ngân hàng 2011–2013. ĐVT: Triệu đồng Chỉtiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Sốtiền Tăng trưởng (%) Số tiền Tăng trưởng (%) Tổng thu nhập hoạt động 16.535 19.196 28.774 2.661 16,09 9.178 47,56 Tổng chi phí hoạt động 7.289 9.321 12.957 2.032 27,88 3.636 39,01 LN thuần từ HĐKD trước chi phí DPRR tín dụng 9.246 9.875 15.817 0.629 6,80 5.542 55,56 Chi phí DPRR tín dụng 1.468 1.349 2.961 -0.119 -8,11 1.612 119,50 Tổng LN trước thuế 7.778 8.526 12.856 0.748 9,62 3.980 46,41 Tổng chi phí thuế TNDN 2.001 1.981 3.083 -0.02 -1,00 1.102 55,63
Lợi nhuận trongnăm 5.777 6.545 9.773 0.768 13,29 2.878 43,65
(Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính năm 2011- 2013 của ngân hàng)
Biểu đồ1.3: Kết quảhoạt động kinh doanh của Ngân hàng 2011–2013.
0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 2011 2012 2013 Thu nhập Chi Phí Lợi nhuận
Tổng thu nhập hoạt động tăng qua 3 năm, năm 2012 tăng với tốc độ 16,09% so với năm 2011 tương ứng với 2.661 triệu đồng. Đến năm 2013 tốc độ tăng nhanh đáng kể so với tốc độ tăng của năm trước, tăng 47,56% so với năm 2011 tương ứng với số tiền tuyệt đối là 9.178 triệu đồng. Nguyên nhân của việctăng thu nhập hoạt động qua các năm là do Ngân hàng tăng cường thêm nhiều dịch vụ mới cũng như có thêm nhiều hình thức tín dụng như chương trình thanh toán hóa đơn tiền điện, bão lãnh kinh doanh, tiết kiệm dự thưởng, lãi suất khuyến mãi… Tất cả các hoạt động này đều giúp cho tổng thu nhập của ngân hàng tăng lên. Thị trường ngân hàng đang là một thị trường nóng trong điều kiện kinh tếhiện nay nên sẽtạo cho ngân hàng có nhiều cơ hội để tăng thu nhập của ngân hàng.
Tổng chi phí hoạt động cũng tăng qua các năm. Nguyên nhân của việc tăng chi
phí là do Ngân hàng gia tăng các hoạt động dịch vụ nhưtrảlãi huyđộng, quảng cáo, tặng quà cho khách hàng trúng thưởng hoặc khách hàng lâu năm. Bên cạnh đó Ngân hàng còn đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng. Cụ thể tốc độ tăng từ năm 2011- 2013 rất nhanh từ 27,88% đến 39,01%. Năm 2011 là 7.289 triệu đồng, năm 2012 là 9.321 triệu đồng và 2013 đạt 12.957 triệu đồng.
Tổng lợi nhuận của Ngân hàng năm 2011 đạt 5.777 triệu đồng tăng so với năm
2010 là 768 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 13,29%. Đến năm 2012, tốc độ tăng tổng lợi nhuận của Ngân hàng so với năm 2011 là 43,65% tương ứng với sốtiền 2.878 triệu đồng, tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của năm 2011. Tổng lợi nhuận của Ngân hàng tăng qua mỗi năm chủyếu là do tổng thu nhập từhoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt kết quả khả quan, áp dụng lãi suất khá linh hoạt, chính sách cho vay, dự phòng rủi ro cho những khoản nợ quá hạn và thu nợ hợp lý. Lợi nhuận đó thu từ các hoạt động như thanh toán quốc tế, bảo lãnh mở L/C, dịch vụ chuyển tiền và kinh doanh ngoại hối,…Để đạt được những kết quảnày là nhờsựquản lý năng động, sáng tạo của ban lãnhđạo cùng với sựnỗlực, cốgắng và tinh thần đoàn kết của toàn thểnhân viên HDBank Lạc Long Quân.
2.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại HDBank – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng
2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại HDBank – Chi nhánh Lãnh
Bảng 1.1: Tình hình tín dụng doanh nghiệp tại HDBank–Chi nhánh Lãnh Binh Thăng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2013/2012 So sánh 2013/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1.Doanh số cho vay 445.154 100,00 463.236 100,00 584.154 100,00 18.082 4,06 120.918 26,10