Hình thức nhân vật kể chuyện và yếu tố huyễn tưởng,viễn

Một phần của tài liệu Hình thức nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 79)

6. Dự kiến đóng góp của luận văn

3.3Hình thức nhân vật kể chuyện và yếu tố huyễn tưởng,viễn

Trong nhóm những truyện ngắn mang hình thức nhân vật kể

chuyên, Sống mãi với cây xanh mang những nét huyễn tưởng,viễn tưởng.

Viễn tưởng chẳng những ở chỗ nhà văn giả định rằng đây là "thiên hồi ký đầy cảm động của cây sấu và cây cột điện". Viễn tưởng hiển nhiên ở chỗ nhà văn, đến đoạn kết, đã "kể lại" cả những hậu vận của "hai mươi năm sau". Và viễn tưởng rõ nhất là ở chỗ nhà văn mô tả con người trong sự giao hòa với thiên nhiên, mô tả những cuộc trò chuyện giữa cây cối, giữa các đồ vật vô tri với con người. Tuy vậy cũng có thể hiểu rằng cái kích thước "viễn tưởng" ấy chỉ là cách nới thật rộng các chiều đo để nêu ra vấn đề ý thức về môi trường văn hóa lịch sử. Dường như ở truyện này, toàn bộ cuộc sống của cây cối và con người phố xá Hà Nội được soi dưới một ánh sáng khác, dịu nhẹ hơn, thấm một thi vị trong trẻo, thơ trẻ. Chỉ nhận ra thứ "ánh sáng dịu" đó mới có thể đọc được thiên truyện, và mới nhận ra nhiều nét khác lạ bắt đầu xuất hiện dưới ngòi bút Nguyễn Minh Châu, − khác lạ so với chính ngay các truyện của Nguyễn Minh

Châu trước Sống mãi với cây xanh, khác lạ so với những trang tuyệt bút

về phố xá và cây cối Hà Nội của Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng. Dưới "ánh sáng dịu" ấy, mọi con người đều được nhìn khác đi, đẹp hơn, nhân hậu hơn dù vẫn được tác giả giữ cho những nét sinh hoạt rất mực thông thường. Qua cách kể về những con người bình thường nghèo khổ như bác Thông trồng cây, bà Ngan bán xôi lúa, cô Loan buôn tem phiếu, v.v… chúng ta như đọc thấy ở tác giả một nhiệt hứng ngợi ca tựa như thái độ ngợi ca của Victor Hugo đối với "những người khốn khổ" của ông.

Sở dĩ câu chuyện nghe như một bài thơ dài này có được nhiều nét mới mẻ, là do tác giả không đặt những nhân vật lao động bình thường

này vào sự đối lập với những kẻ giàu có lớp trên - một sự đối lập đã quá quen tay với văn xuôi ở ta. Ở đây chủ yếu là một đối lập loại khác: đối lập giữa một bên là những người đó - yêu và gắn bó với thiên nhiên cây cối, với môi trường văn hóa cũ kỹ nghèo nàn nhưng đầy kỷ niệm lâu đời, từ kỷ niệm lịch sử đến kỷ niệm sinh hoạt đời thường - và bên kia là một tập hợp đông đảo, khi thì ẩn danh, khi thì đích danh, từ những người nào đó đã quyết định đổi tổ trồng cây thành tổ chặt hạ cây cối đến những hình hài cụ thể đang hăm hở "làm thịt cây", và đôi khi, thuộc về đám người đáng trách này còn có cả những người tuy nhiệt tình đổi mới bộ mặt phố xá, nhưng quên tính đến môi trường thiên nhiên, môi trường văn hóa lịch sử của con người.

Trong truyện tiềm tàng một thứ xung đột "êm đềm" không dễ nhận ra, ví dụ giữa bác Thông và Huân. Khi anh hăm hở lập dự án đổi mới cái ngõ chợ tồi tàn đầy kỷ niệm của cha mẹ mình, anh được yêu mến và ủng hộ. Nhưng chỉ khi anh hy sinh, khi dự án bắt đầu được triển khai và được thực hiện xong, qua ý nghĩ của bác Thông và của cô Loan vợ anh, ta mới đọc thấy cái mặt trái trong dự án của anh. Nói không quá, ở Huân lấp ló một cô Quỳ duy ý chí. Và cũng nói không quá, ở cái việc bác Thông cưu mang đứa con người bạn liệt sĩ ấy, đến đây lại lộ ra một khía cạnh tương tự như câu thành ngữ "nuôi ong tay áo"! Cảnh chặt hạ cây sấu cổ thụ từng tạo ra cả một môi trường mát mẻ cho một góc phố, đồng thời từng là một chứng tích lịch sử, đã được truyền đạt đầy biểu cảm như là một cuộc hành hình thảm khốc. Nhà văn miêu tả một cách phẫn nộ vẻ thỏa mãn nông nổi của những kẻ triệt phá môi trường chẳng những nhân danh việc thực hiện phận sự được giao (dọn mặt bằng để cải tạo khu phố), mà còn nhân danh những lợi ích nhỏ mọn: những tấm gỗ đóng đồ, những mảnh vỏ và cành lá làm củi…"kẻ

được hưởng bóng mát nhiều nhất… vừa nghe tin hạ cây sấu, lập tức xông vào lột da nó như lột da một con bò ở lò sát sinh"… "Nhìn khoảng đất rỗng trũng sâu xuống quanh cây sấu và đống đất đào lên, người ta bất giác giật mình được tận mắt chứng kiến cái tầng đất văn hóa của con người − nó cũng chẳng lấy gì làm dày lắm". Tính chất tai họa, thảm họa của sự việc đã được vạch ra (dẫu ai có muốn chê tác giả là đã cường điệu lên thì cũng chẳng sao), và điều này có sức cảnh tỉnh rõ rệt. Ở trung tâm của thứ xung đột "êm đềm" trong truyện, tác giả đặt một nhân vật chính: một người thợ trồng cây. Con người này dẫu là người lao động bình thường, nghèo khổ, vẫn được hình dung trong những nét khá đặc biệt, chẳng phải chỉ với cái gốc gác ba đời làm nghề này, mà chủ yếu là với cái năng lực lạ lùng: biết trò chuyện với cây cối và đất cát. Và nếu trước mắt người đời, con người ấy được coi là "dở tính", là lẩn thẩn, thì trước thiên nhiên cây cối, đó lại là vị khách duy nhất tại "đại hội các loài cây", là người thông hiểu ngôn ngữ của cây cối, mà "đời còn vui được, người ta còn yêu thương nhau được là nhờ ba cái anh lẩn thẩn biết nói chuyện với muôn loài này". Nghĩa là nhân vật có cái phía tầm cỡ, rất tầm cỡ của nó. Chạy theo thú minh họa lý thuyết thì có lẽ sẽ vội bảo đây đích thị là thuộc kiểu nhân vật lãng mạn. Tuy nhiên, đặt trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thì nên thấy chỗ gần gũi trong cách xây dựng nhân vật này với mô-tip tương phản, nghịch lý đã nói tới ở trên. Phải chăng hai nét trên ở người trồng cây cũng là hai phía của một nghịch lý tính cách? Vả chăng đây cũng là một cách nhấn mạnh cái điều sẽ là cốt yếu đối với tư tưởng của truyện - tư tưởng về sự cần thiết của việc bảo tồn môi trường thiên nhiên, môi trường văn hóa lịch sử cho con người trong một tương lai công nghiệp hóa, đô thị hóa. Cảnh chặt cây sấu cổ thụ trở thành đỉnh điểm của sự phát triển xung đột

trong truyện và tai họa cho thiên nhiên ấy kéo theo tai họa cho con người, cho nhân vật chính. Cảm thấy bất lực trước cái chết của cái cây mà bác coi như người bạn, bác Thông tuyệt vọng đã suýt tự tử nếu không có bà bạn láng giềng ngăn cản. Theo luận điệu của thứ phê bình khuôn sáo thì hành động này của nhân vật sẽ bị trách cứ là tiêu cực, là thủ tiêu đấu tranh. Tuy nhiên, sức đấu tranh, sức cảnh cáo cảnh tỉnh của truyện sẽ càng mạnh khi nó cho thấy là đến cả con người yêu thiên nhiên nhất cũng phải bất lực trước việc cả đám đông nhất trí triệt hạ thiên nhiên một cách vừa có tổ chức vừa vô tổ chức. Và không có gì cho thấy tính chất tai họa của hành động tập thể này hơn hậu quả thảm khốc xảy ra đối với con người cao thượng đã trở nên lẻ loi kia. Đồng thời, việc ông lão nhút nhát không dám thổ lộ tình cảm với bà láng giềng, đành chịu cô quạnh suốt đời, cũng ngầm gói theo cái ý trách cứ nhân vật. Hình như cái tình yêu thiên nhiên không nói ra lời được, không lên tiếng bảo vệ được của ông lão cũng có gì đáng trách cứ như cách xử sự của ông đối với mối

tình già!

Ở đoạn kết, chuyện "vị lai" của hai chục năm sau, khi bác Thông đã mất, vào một chiều thu nào đó, bà bạn già xưa bán xôi lúa và cô láng giềng buôn tem phiếu sau này là nhà văn - một người bằng ký ức dai dẳng của một tình yêu không được chia sẻ khi xưa, một người nữa, nhờ nghệ thuật hội họa đánh thức trí nhớ - cả hai người đàn bà đều cùng nhớ đến bác Thông. Họ nhớ đến người bạn trung thành của cây cối nọ trong hoàn cảnh khu phố hiện đại đã mọc lên, không còn bóng dáng nhà cửa, cây cối của phố xá cũ. Họ mong nghe được tiếng xe bò lọc cọc của bác Thông chở cây con đi trồng, hay nói rộng hơn đó là tác giả mong ở xã hội hậu công nghiệp sẽ xuất hiện trở lại kiểu người luôn luôn là bầu bạn

của thiên nhiên, luôn luôn tạo dựng một cuộc sống gắn bó với môi trường thiên nhiên, môi trường văn hóa lịch sử. Trong thiên truyện, chính thiên nhiên cũng trở thành nhân vật, cũng lên tiếng trong vai cây sấu già, cây cột điện, bà mẹ Đất. Đó là sự "hóa thân" tiếng nói nhà văn, nhân danh cái môi trường thiên nhiên, cái môi trường văn hóa lịch sử mà việc bảo vệ bảo tồn nó đang và sẽ ngày càng trở thành vấn đề cấp bách trong đời sống chúng ta. Những truyện ngắn có nội dung triết học, đôi khi mang cả màu sắc "viễn tưởng" như trên, của Nguyễn Minh Châu, như vậy, không phải là đuổi theo cái bóng mơ hồ của những sự trừu tượng, trái lại, là những sáng tạo in đậm những thao thức suy nghĩ của nhà văn trên hàng loạt vấn đề cấp thiết đã và đang diễn ra trong đời sống ý thức của xã hội chúng ta. Chiều sâu mới mẻ trong sáng tác truyện của Nguyễn Minh Châu chính là nảy sinh trong sự đổi mới các bình diện nhận thức đời sống, mạnh dạn đi tìm nhiều cách thể hiện khác nhau, tự làm phong phú các khả năng nghệ thuật của mình và của chung nền văn xuôi chúng ta, vốn đang bước vào một thời kỳ phát triển mới

KẾT LUẬN

1. Người kể chuyện, nhân vật kể chuyện là những yếu tố trung tâm của nghệ thuật tự sự, là một trong những bình diện nghệ thuật trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Luận văn tiến hành xác lập một cách hiểu tương đối thống nhất về khái niệm nhân vật kể chuyện từ đó có thể sử dụng những khái niệm này như một yếu tố cơ bản trong việc xem xét cấu trúc của tác phẩm tự sự. Nhân vật kể chuyện là một sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật, là một công cụ do nhà văn hư cấu nên để kể chuyện. Nó có mối quan hệ đặc biệt với các nhân vật khác và với tác giả.

Đối với các nhân vật khác, nhân vật kể chuyện là nhân vật đặc biệt bởi nó không chỉ tham gia vào tác phẩm như các nhân vật khác mà còn có chức năng kết cấu, tổ chức các nhân vật khác. Đối với tác giả, nhân vật kể chuyện thống nhất nhưng không đồng nhất với tác giả bởi tư tưởng tác giả bao giờ cũng rộng hơn, tư tưởng đó không chỉ được thể hiện qua nhân vật kể chuyện mà còn được thể hiện qua các nhân vật khác trong tác phẩm.

Trong tác phẩm tự sự, nhân vật kể chuyện có một vị trí vô cùng quan, nó đảm nhận cùng một lúc rất nhiều chức năng. Đó là chức năng tổ chức tác phẩm, chức năng định hướng, dẫn dắt người đọc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật đồng thời nhân vật kể chuyện còn thay mặt tác giả trình bày những quan niệm về cuộc sống, quan niệm về con người, quan niệm về nghệ thuật.

2. Nhân vật kể chuyện là nhân vật đặc biệt trước hết bởi nhân vật này được nhà văn sáng tạo nhằm mục đích kể chuyện. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu hấp dẫn người đọc một phần quan trọng chính bởi nhân vật kể chuyện. Các loại nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu khá đa dạng, phong phú: có nhân vật kể chuyện là những người

lính, có nhân vật kể chuyện là những nhà báo, lại có những nhân vật kể chuyện là những người nghệ sĩ. Khảo sát 14 truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu mang hình thức nhân vật kể chuyện ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1975, chúng tôi nhận thấy có sự vận động, chuyển biến. Trước 1975 nhân vật kể chuyện chủ yếu đi vào khám phá những vấn đề chung, mang tính quy luật. Sau 1975 nhân vật kể chuyện hướng sự quan tâm của mình đến những vấn đề nằm vùng ngoài của sự quan tâm chung của xã hội, những hiện thực mang tính cá biệt, những nghịch lí ngẫu nhiên của cuộc đời. Trước 1975 nhân vật kể chuyện với thái độ tự tin ngợi ca, sau 1975 nhân vật kể chuyện lại thường vừa kể vừa hoài nghi, tự vấn, đặt lại vấn đề. Trước 1975 nhân vật kể chuyện trong tư thế độc thoại, sau 1975 nhân vật kể chuyện lại thường kể với một tinh thần đối thoại. Sự chuyển đổi, vận động này không phải là một sự ngấu nhiên mà nó bắt nguồn từ sự thay đổi trong quan niệm về hiện thực, về con người, về mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc... Từ đó Nguyễn Minh Châu thấy cần phải khai tử hình thức kể chuyện cũ, hình thức người kể chuyện, để thay bằng hình thức kể chuyện mới, hình thức nhân vật kể chuyện, phù hợp hơn.

4. So sánh hình thức nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu với hình thức nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao chúng tôi nhận thấy những điểm mới đó là việc sử dụng hình thức tự truyện nhưng ít đưa vào tác phẩm yếu tố tự truyện, đó là sự đan xen hai hình thức kể chuyện và tính đa chủ thể của hình thức nhân vật kể chuyện, đó là yếu tố viễn tưởng... Nhìn chung, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là một sự chuyển giao giữa cách viết truyền thống và cách viết hiện đại, Nguyễn Minh Châu đã rất nỗ lực trong việc tìm ra một hình thức tự sự mới cho văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Thoạt đầu, ta thường có cảm giác là sự đổi mới về mặt hình thức nghệ thuật nói chung và cách kể chuyện nói riêng trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu có vẻ không thể hiện rõ nét như ở truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm thị Hoài... Mặc dù Nguyễn Minh Châu là một nhà văn rất nhiệt tình, rất ráo riết trong việc đưa ra quan điểm đổi mới văn học nhưng đọc tác phẩm của ông ta nhận thấy sự đổi mới biểu hiện rõ hơn ở mặt nội dung, ở quan điểm nghệ thuật về hiện thực, về con người... Đây là một điều ta hoàn toàn có thể hiểu được, có thể giải thích được. Trước hết, ta biết rằng đổi mới hình thức là việc rất khó. Đổi mới về nội dung chưa chắc đã đi liền được với đổi mới hình thức. Để đổi mới được hình thức thì thiết nghĩ không chỉ phụ thuộc vào bản thân nhà văn mà còn phụ thuộc vào cả môi trường xã hội, vào bối cảnh văn hoá...Thứ hai, chúng tôi thiết nghĩ rằng bản thân chủ thể kể chuyện xưng tôi là hiện thân của một kiểu quan hệ đời sống. Nguyễn Minh Châu là một nhà văn đồng thời cũng là một chiến sĩ xông xáo trên các mặt trận, ghi chép, lấy tài liệu, hình thành ý đồ cho các tác phẩm lớn về sau. Ông tận tâm tận lực cho công tác cách mạng, coi lợi ích dân tộc, lợi ích cách mạng là trên hết. Tuy nhiên, càng đi sâu vào tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ta càng nhận thấy ông đã có những đóng góp quan trọng trong việc khắc phục tính đơn âm của cách kể chuyện truyền thống và mở ra những khả năng tự sự mới cho văn học hiện đại. Nguyễn Minh Châu đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm một hình thức kể chuyện để có thể chuyển tải được những đổi mới trong nội dung tư tưởng, trong quan niệm về cuộc sống, con người một cách phù hợp nhất. Nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu không phải là yếu tố mang tính hình thức thuần tuý mà là mang tính tư tưởng, có tính tư tưởng. Với việc sử dụng hình thức

Một phần của tài liệu Hình thức nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 79)