6. Dự kiến đóng góp của luận văn
3.2 Sự đan xen hai hình thức kể chuyện và tính đa chủ thể của hình
Minh Châu có ít yếu tố tự truyện hơn.
3.2 Sự đan xen hai hình thức kể chuyện và tính đa chủ thể của hình thức nhân vật kể chuyện thức nhân vật kể chuyện
Hình thức nhân vật kể chuyện xuất hiện nhiều trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, khi nhà văn muốn kể một câu chuyện nào đó vừa xảy ra, đang xảy ra trong thời đại mình. Khi đó nhà văn lựa chọn ngôi kể thứ nhất, nhân vật xưng tôi trong tác phẩm. Ưu điểm của của việc lựa chọn này là người đọc dễ dàng theo dõi mạch kể chuyện bởi vì tất cả các nhân vật khác đều có mối quan hệ với nhân vật xưng “tôi”, tất cả những sự kiện diễn ra trong suốt câu chuyện đều là những gì nhân vật xưng tôi nhìn thấy, nghe thấy hoặc trực tiếp tham gia.
Nhân vật xưng tôi còn là yếu tố để nhà văn thể hiện thái độ, sự đánh giá về các nhân vật khác và các sự kiện diễn ra trong câu chuyện. Khi đọc một văn bản có nhân vật xưng tôi, khoảng cách giữa câu chuyện được kể lại với người đọc dường như được rút ngắn lại. Người đọc như đang trực tiếp trao đổi tâm sự, trực tiếp nghe một người nào đó kể lại câu chuyện của chính cuộc đời họ. Đôi khi người đọc còn cảm thấy như mình cũng đang bị lôi cuốn vào trong câu chuyện của họ. Vì thế, sự tác
động của câu chuyện đối với người đọc có thể trực tiếp hơn, mạnh mẽ hơn, dễ đi vào lòng người hơn.
Ở hình thức kể chuyện truyền thống, người kể chuyện ở ngôi thứ ba, thì chủ thể kể chuyện chưa được nhân vật hoá cho nên ta không rõ người kể chuyện là nam hay nữ, nghề nghiệp, tuổi tác ... ra sao. Nói cách khác, dấu ấn cá nhân người kể chuyện không lộ rõ trong tác phẩm. Nhưng khi nhà văn muốn kể một câu chuyện diễn ra qua nhiều đời người, qua nhiều biên giới quốc gia... Hoặc có khi, nhà văn không chỉ muốn thể hiện suy nghĩ, thái độ của một nhân vật mà còn muốn khám phá tâm tư, tình cảm của nhiều nhân vật. Lúc đó, nhà văn sẽ lựa chọn ngôi kể thứ ba, lựa chọn hình thức người kể chuyện. Khi ấy, câu chuyện sẽ dễ dàng từ đời này sang đời kia, từ nước này sang nước khác, từ nhân vật này sang nhân vật khác... Như thế quy mô của câu chuyện được kể thường rất lớn. Câu chuyện có thể có rất nhiều nhân vật, có quan hệ với nhau rất phức tạp. Do đó, ngôi kể thứ ba thường được dùng trong các tác phẩm lớn. Cũng có khi nhà văn sử dụng cả hai hình thức kể chuyện là hình thức người kể chuyện và
hình thức nhân vật kể chuyện. Mảnh trăng cuối rừng là một trong
những tác phẩm tiêu biểu như thế.
Trong truyện này tác giả đã kịch hóa nhân vật kể chuyện để từ đó chỉ ra hiệu quả nghệ thuật mà dạng chủ thể trần thuật này trực tiếp mang lại cho câu chuyện kể. “Đêm nay mưa dầm, trung đội lái xe được dịp trở về đông đủ. Cái lán nứa rất ồn ào, thỉnh thoảng một dịp cười văng lên chuyển cả rừng. không biết trên đời còn có cảnh gì vui và náo nhiệt hơn đêm như đêm nay, những chiến sĩ lái xe sau nhiều chuyến rong ruổi trên các ngả đường nay trở về gặp mặt nhau. Sau hàng chục đêm thức chong bên tay lái, tưởng như họ cứ nằm xuống là
con mắt sẽ díp lại, vậy mà chẳng ai buồn ngủ cả - Xong chưa nào, đến lượt tớ kể nhé? Người này chưa nói hết, người khác đã dọn trước như thế bằng giọng hết sức háo hức. Hình như trong đầu từng người đang xôn xao vô vàn hình ảnh trên dọc đường, và chinh lúc này, những hình ấy đang chen lấn nhau đòi sống lại… ”. Đó là khả năng tăng cường tính thời sự cho câu chuyện được kể, thời điểm kể rất gần so với thời điểm câu chuyện được kể xảy ra, chất thời sự vẫn nóng hổi, mọi chi tiết vẫn tươi nguyên sự sống. Ở đây, việc Nguyễn Minh Châu để câu chuyện được tái hiện qua lời kể của nhiều chủ thể trần thuật khác nhau chính là biểu hiện cụ thể của biện pháp phục khuyết trong nghệ thuật kể chuyện . Nhờ biện pháp phục khuyết này, người này bổ sung cho người kia những lãng quên và chưa rõ ràng để làm đầy dần câu chuyện. Mỗi người kể là một người người nghe, theo dõi khắc khoải không kém gì nhân vật Lãm. Chỉ có một người biết tất cả đó là chúng ta - những người đọc”. Đây chính là cái mới trong cách kể của Nguyễn Minh Châu, khi nhà
văn chọn hình thức nhân vật kể chuyện. Như vậy ngay từ Mảnh trăng cuối rừng thì cách kể chuyện lôi cuốn thể hiện rõ sự dụng công sáng
tạo của Nguyễn Minh Châu trong việc xây dựng những dạng chủ thể trần thuật sinh động đã thực sự chinh phục được sự mến yêu của độc giả. Nhà văn Nam Cao cũng có những truyện ngắn trong đó có sự đan
xen các hình thức kể chuyện như trường hợp Thôi đi về, Nhỏ nhen.
Nhưng ở Nam Cao, sự đan xen các hình thức kể chuyện, ở hai tác phẩm vừa nêu, chưa phát huy được hiệu quả.