6. Dự kiến đóng góp của luận văn
3.1 Sử dụng hình thức tự truyện nhưng ít có yếu tố tự truyện
Trong sáng tác của mình, Nguyễn Minh Châu và Nam Cao sử dụng khá nhiều hình thức tự truyện - nhân vật trực tiếp kể chuyện của mình là chính. Trong văn học Việt Nam, trước hai ông, đã có một số nhà văn sử dụng hình thức này như Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư. Nhưng ở Nguyễn Minh Châu khác với Nam Cao ở chỗ trong truyện ngắn của ông chúng ta bắt gặp rất ít yếu tố tự truyện.
Trong truyện của Nam Cao, yếu tố tự truyện thể hiện rõ nhất trong
tiểu thuyết Sống mòn. Tuy ở đây tác giả không dùng hình thức nhân vật
kể chuyện để thể hiện, nhưng người đọc vẫn có thể nhận thấy bóng dáng, cuộc đời nhà văn thông qua nhân vật Thứ. Cũng nghèo túng, lận đận, vất vả, cũng bi quan, vỡ mộng rồi tự vươn lên, vượt lên mình để tạo ra một cuộc đời mới. Cuộc đời Thứ có nhiều nét cơ bản được khai thác từ cuộc đời Nam Cao. Thậm chí đến tên vợ Thứ cũng trùng với tên vợ của Nam
mặt không chơi được, Những truyện không muốn viết, Mua nhà... chính
là những “ tiểu tự truyện ” của Nam Cao.
Trong truyện ngắn Cái mặt không chơi được, ta thấy nhân vật xưng
“tôi” khi kể chuyện từ đầu đến cuối truyện, có tên là Tri (trùng tên với
Nam Cao), là một nhà văn kể về “Cái mặt không chơi được” của mình. Ở đây cái mặt được nhìn nhận cảm nhận của nhân vật kể chuyện và qua
sự nhìn nhận, đánh giá của những người xung quanh. Trước hết là cái nhìn của nhân vật kể chuyện – Tri về cái mặt của mình được thể hiện gián tiếp qua cái nhìn và nhận xét của “ anh Sen ” – bạn Tri. Cái nhìn chiếu rọi vào gương mặt “tôi” ở hiện tại để từ đó mở ra các điểm nhìn ở quá khứ. Có thể nói dù là “cái mặt” của mình thì cũng không phải lúc nào, ở đâu người mang nó cũng có thể “soi tỏ”, “thấu suốt” nó, để khám phá nó có khi phải qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác, trong những tình huống khác nhau của đời sống.
Trong truyện ngắn Những truyện không muốn viết, ta cũng thấy
nhân vật kể chuyện xưng “tôi” từ đầu đến cuối truyện, nhân vật kể chuyện là một nhà văn (có tên trùng với tên tác giả - tên là Cao), có bạn viết là “anh Sen rất ngây thơ của tôi”, có một gia đình phải “ăn đói luôn”, con thì cũng ốm đau luôn. Nhìn chung, nhân vật kể chuyện có một cuộc sống nghèo nàn, gia đình nặng gánh... Có lẽ điều đó đã ảnh hưởng tới cả những nghĩ suy, thậm chí đến cả “ngòi bút”... của nhân vật kể chuyện. Nhân vật kể chuyện giãi bày “ Trọn đời tôi, tôi chỉ lo chết đói. Như thế bảo còn nghĩ đến những cái to tát làm sao được? Nguyện vọng của tôi? Ấy là làm thế nào cho vợ có tiền đong gạo, mua nước mắm và mua ba xu thuốc chốc đầu của bà lang Lùn về cho con. Không có mộng. Nói vậy sợ hơi quá quắt. Thật ra tôi cũng có chút mộng văn chương. Nhưng cái mộng ấy cũng hơi... khỉ khỉ. Tôi cũng muốn vừa có thể phụng
sự nghệ thuật, lại vừa có thể kiếm tiền nuôi cả nhà. Nghĩa là tôi ham viết lắm. Nhưng giá thử viết mà không được một đồng xu nhỏ thì có lẽ tôi cũng ham vừa vừa thôi”.
Với tư cách là con người cụ thể - cá biệt, là người chứng kiến, kể lại mọi sự việc từ đầu đến cuối câu chuyện, nhân vật kể chuyện luôn nhìn thẳng vào sự thực của đời sống. Sự thực có biết bao điều chua chát, đau lòng. Bên cạnh những thảm kịch là những chuyện lố lăng. Và ngay trong nhân vật kể chuyện, hay một sự việc, chuyện vui, chuyện buồn, cái đau đớn xót xa và cái hài hước cứ xen lẫn vào nhau. Ngòi bút của tác giả không khỏi có những lúc chua chát, giận hờn, mỉa mai, trào lộng. Và nụ cười của Nam Cao cũng nhằm ngay vào chính mình và tầng lớp mình. Nam Cao luôn tỉnh táo để có thể phân biệt một cách mẫn cảm, rõ rệt ranh giới giữa cái nghiêm túc và cái khôi hài, hay và dở, đúng và sai trong bản thân mình, điều mà có nhiều người dễ chủ quan không nhận ra. Nam Cao cũng mạnh dạn và thẳng thắn để có thể nói ra những nhược điểm, những ý nghĩ buồn cười của bản thân mà châm biếm, hoặc bộc lộ trực tiếp không dè dặt những cảm nghĩ của mình trước những cái lố lăng của
cuộc đời. Nếu như ở truyện ngắn “Cái mặt không chơi được”, Nam Cao
tự chỉ trích cái bên ngoài của mình, khuôn mặt hơi lạnh lùng, dè dặt như
luôn giấu kín những ý nghĩ bên trong thì trong truyện ngắn “Những truyện không muốn viết ”, Nam Cao tự trào về cái tôi của mình: “ Tôi đã
hứa với tôi: chẳng bao giờ viết chuyện mình. Tôi sẽ chẳng bao giờ đả động đến cái tôi, cái tôi đáng ghét. Vẫn biết nhiều bạn đồng nghiệp khả kính của tôi không nghĩ thế. Suốt đời họ, họ chỉ toàn nói về họ. Họ phân tích tâm hồn họ. Mà họ làm thế nhất định không phải là vô ích. Nhưng họ khác, mà tôi khác. Cái nghề văn, kỵ nhất là cái lối thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào. Khi người ta nói đến mình, là nhận ra rằng
mình có một cái gì đáng nói. Còn tôi chẳng có gì. Tâm hồn tôi nó hơi nông. Mà đời tôi thì không có chuyện. Cái tôi của tôi rất xoàng. Bởi tôi rất xoàng.
Trọn đời tôi, tôi chỉ lo chết đói. Như thế bảo còn nghĩ đến những cái to tát làm sao được? Nguyện vọng của tôi? Ấy là làm thế nào cho vợ có tiền đong gạo, mua nước mắm và mua ba xu thuốc chốc đầu của bà lang Lùn về cho con. Không có mộng. Nói vậy sợ hơi quá quắt. Thật ra tôi cũng có chút mộng văn chương. Nhưng cái mộng ấy cũng hơi... khỉ khỉ. Tôi cũng muốn vừa có thể phụng sự nghệ thuật, lại vừa có thể kiếm tiền nuôi cả nhà. Nghĩa là tôi ham viết lắm. Nhưng giá thử viết mà không được một đồng xu nhỏ thì có lẽ tôi cũng ham vừa vừa thôi. Cái tôi của tôi sự thật thì nó bỉ ổi như thế đấy. Thôi còn nói đến làm gì? Tôi tìm những cái khác để mà nói vậy”. Nam Cao châm biếm mình một cách ý nhị mà cũng là mỉa mai châm biếm cuộc đời. Nam Cao nói về cái tôi của mình vừa chân thật vừa châm biếm mỉa mai, vừa xót xa đau đớn. Khi điều kiện tối thiểu cho sự sống luôn bị đe doạ, cướp đoạt, khi người cầm bút trong việc làm của mình luôn phải nghĩ tới sao cho đủ miếng cơm ăn và luôn bị bọn chợ đen trong văn chương biến sáng tác của mình thành một món hàng thì người viết còn thực sự bị cầm tù cả về vật chất lẫn tinh thần.
Những truyện không muốn viết thể hiện nỗi buồn, sự trăn trở về
nghiệp cầm bút. Nhân vật kể chuyện trong tác phẩm là nhà văn, cũng có nghề nghiệp, gia cảnh giống như Nam Cao. Vì thế “ tính chất tự truyện ” thể hiện rất rõ. Có thể nói bi kịch tinh thần của người trí thức không phải chỉ được đề cập đến trong tác phẩm này mà phần lớn các phẩm viết về đề
tài người trí thức, Nam Cao có đề cập đến điều này như trong Giăng sáng, Đời thừa, Nước mắt, Sống mòn... Nhưng có lẽ không ở tác phẩm
nào nỗi đau tinh thần của người trí thức được thể hiện một cách trực tiếp, thấm thía như trong truyện ngắn này, ngay nhan đề tác phẩm đã chứa
tính bi kịch Những truyện không muốn viết thế mà vẫn viết giống như
con tằm nhả hết những sợi tơ vàng óng cho đời để rồi chính nó chấp nhận hi sinh vậy. Cái gì đã làm nên sự chua xót, thấm thía cho độc giả khi gấp lại trang sách? Phải chăng đó chính là do hình thức nhân vật kể chuyện mang lại?
Truyện ngắn Mua nhà, cũng giống như hai truyện ngắn trên, vẫn là
nhân vật kể chuyện của mình nhưng khác hai tác phẩm trên là nó được viết dưới hình thức một bức thư gửi cho “anh Kim”- một người bạn của “tôi”. Vì thế, nhân vật kể chuyện có thể thoải mái hơn trong việc giãi bày những tâm tư sâu kín trong lòng mình về gia cảnh. Hơn nữa, đây lại là câu chuyện có thật của chính nhà văn Nam Cao nên dấu ấn cá nhân tác giả thể hiện rất rõ. Điều này đã được bà Trần Thị Sen - vợ nhà văn Nam
Cao - nhắc đến trong bài viết “ Những dòng kỉ niệm...” in trong Tạp chí Văn học, số 10,1997: “Khoảng tháng 8 âm lịch năm đó, vừa sau trận bão,
nhà chúng tôi mái tốc gần hết. Ngoài vườn, chuối, mía đổ như ngả rạ. Vườn trầu không gần như cả cơ nghiệp cũng đổ. Con thì ốm, luôn mồm nôn mửa. Tôi đang vừa lo thuốc thang cho con, vừa thuê thêm người dựng trầu, lợp nhà thì chồng tôi về. Anh chạy ào đến chỗ tôi làm việc và bảo: “ Nhà có khách, mấy anh bạn xa tới chơi, muốn uống rượu ngon Đại Hoàng, mợ xem có lo được không?”. Hay chi tiết mua nhà và buổi đến dỡ nhà trong truyện cũng dựa trên cơ sở thực tế mà trong lời kể của vợ nhà văn ta cũng thấy điều này. Bà kể: “ Có một người làng vợ mất sớm, có hai con nhỏ vì thua bạc nên phải bán đi ngôi nhà gỗ năm gian. Tôi quyết định vay công vay nợ mua nhà. Hôm đưa vợ đến dỡ nhà thì buồn vui lẫn lộn. Vui vì sẽ có nhà để ở, buồn vì cảnh mình đã công nợ,
cảnh người bán nhà cho mình lại càng bi đát làm sao. Lúc chúng tôi đến nơi, anh không dám ở nhà, lẳng lặng bỏ đi, hai đứa con anh gầy guộc nhem nhuốc, đứa lớn khoảng sáu bảy tuổi cõng đứa bé vài năm trên lưng. Nó trân trân nhìn thợ dỡ nhà rồi đang đi, tự nhiên nó vừa chạy vừa khóc ré lên như bị ai cắn xé. Tôi nhìn chị em chúng mà não cả lòng. Tự nhiên tôi nghĩ, đời mình đã khổ sao còn có người khổ hơn mình”.
Với tư cách là một con người cụ thể, cá biệt đang kể lại chuyện của chính mình, nhân vật kể chuyện còn cho ta thấy tâm trạng biến đổi không ngừng theo từng hoàn cảnh khác nhau, tạo thành cả một quá trình
diễn biến tâm lý rất phức tạp. Mở đầu truyện ngắn Mua nhà là tâm sự
day dứt: “sau khi đưa các anh ra thuyền trở về Nam, tôi bực tức vô cùng. Tôi bực tức với tôi. Tôi đay nghiến với tôi...”. Đến kết thúc, người đọc vẫn gặp lại tâm trạng day dứt ban đầu đó, nhưng mức độ gia tăng hơn: “Tôi hơi lảo đảo. Bây giờ thì tôi không lẩn trốn những ý nghĩ của tôi được nữa.Tôi ác quá! Tôi ác quá! Tôi phải thú với tôi nhiều rồi... Rồi đây, hối hận sẽ toả một bóng đen vào trong cái nhà mới của tôi”. Chính qua cái trạng thái tâm lý day dứt như thế, có động mà không đổi đã làm nổi bật mâu thuẫn trong tâm lý người tiểu tư sản nghèo trước một vấn đề xã hội: hạnh phúc cá nhân gắn liền với sự đổi thay của xã hội. Điều này ta còn gặp ở khá nhiều truyện ngắn khác của Nam Cao về đề tài tiểu tư sản. Nhưng có lẽ không ở đâu tâm sự của nhà văn lại day dứt, dằn vặt đến như thế. Phải chăng điều này là do hình thức nhân vật kể Cũng vì là câu chuyện được triển khai dưới hình thức một bức thư nên nhân vật kể chuyện có thể có những đánh giá nhận xét với người bạn của mình mà khi đối diện không dễ gì nói ra lời được – nhất là với những người không “lấy sự cơm ăn không được ngon, áo mặc không được lành làm nhục”, những người “có thể uống nước lã, khoanh tay dưới đầu gối mà không
tủi”- “ Không, anh Kim ạ...Anh tốt lắm. Tay anh nắm lấy tay con tôi không một chút rụt rè. Anh đã khen: Cháu trông ngoan. Anh đã hỏi bằng những câu rất dịu dàng. Lòng trắc ẩn đối với một người bạn khổ đã giúp anh những cử chỉ rất tự nhiên”. Thế nhưng những cử chỉ đó qua con mắt của một người mà “ nghề nghiệp” đã “luyện” thành “ những người nhận xét rất tinh” được bộc lộ qua lời tâm sự “ Anh đừng chối, anh Kim ạ. Chúng ta phải là những người bạo nói. Tôi biết lắm. Tôi biết sau khi nắm bàn tay cháu, anh thầm ước một chậu nước sạch và một miếng xà phòng để rửa tay. Giá anh cứ nói ra thì cũng được. Tôi sẽ cho sự ấy là tự nhiên lắm lắm. Nhưng anh cố nhịn...”. Cái nhìn còn hướng tới chỗ ngồi trong sự so sánh “Đến nhà anh, tôi ngồi trên những cái ghế kiểu mới, có nệm êm, có vách tựa rất cao, ngồi vào đấy, sự nghỉ ngơi của thân thể hoàn toàn lắm. Đến nhà anh Đề, chúng ta ngồi trên những chiếc ghế tàu nạm đá vân. Đến nhà anh Phùng, chúng ta có những bàn ghế bằng gụ khảm xà cừ. Đến nhà anh Minh, chúng ta nằm nghỉ ngơi trên những chiếc giường tây. Cùng lắm đến nhà bác Lý, chúng ta cũng có thể trải chiếu hoa trên hè gạch để trông trăng” vậy mà đến nhà tôi “bốn người chúng ta
ngồi (ở giường ngủ ). Còn hai người nữa thì đứng cho nó mát, bởi chẳng
còn biết ngồi vào đâu cho hết”.
Cái nhìn của nhân vật kể chuyện còn hướng tới bữa ăn buổi tối hôm đó “ Cũng may, trời tạnh ráo. Lúc ăn cơm, chúng ta có thể ra sân, trải chiếu trên mặt đất. Các anh tháo giày ra, cởi quần tây, để ngồi xếp bằng bằng. “ Có làm quái gì cái vặt ấy! Chúng ta vẫn ăn ngon là được!...”. Các anh bảo thế do lòng quý bạn. Các anh muốn cho tôi nghĩ thế. Tôi cũng bắt tôi nghĩ thế”.
Điều này cũng được bà Trần Thị Sen- vợ nhà văn Nam Cao- nhắc
10,1997 như sau: “ Khoảng tháng 8 âm lịch năm đó, vừa sau trận bão, nhà chúng tôi mái tốc gần hết. Ngoài vườn, chuối, mía đổ như ngả rạ. Vườn trầu không gần như cả cơ nghiệp cũng đổ. Con thì ốm, luôn mồm nôn mửa. Tôi đang vừa lo thuốc thang cho con, vừa thuê thêm người dựng trầu, lợp nhà thì chồng tôi về. Anh chạy ào đến chỗ tôi làm việc và bảo: “ Nhà có khách, mấy anh bạn xa tới chơi, muốn uống rượu ngon Đại Hoàng, mợ xem có lo được không?”. Tôi nghe mà bàng hoàng cả người. Nhưng biết chồng tôi hiếu khách, và cũng biết rằng anh đi đến đâu cũng được bạn bè cưu mang, nên tôi không nỡ từ chối anh. Tôi liền bảo: “Tôi lo được”. Nói xong, tôi chạy đi mua 2kg bê thui, ba lít rượu ngon của nhà ông Trương Thông và nhờ một ông thợ đang dựng trầu về bắt gà làm thịt. Rồi nhờ người đến mời bố chồng và em chồng đến cùng nhà tôi tiếp khách. Mãi đến xẩm tối khách mới ra đò về Nam Định. Chồng tôi lúc đầu định cùng đi với bạn, sau thấy con đang ốm nên không nỡ, lại quay về ở nhà được mấy ngày.”
Như vậy, có thể thấy ở điểm nhìn này, nhân vật kể chuyện hướng cái nhìn tới mọi góc cạnh trong căn nhà của mình, cách cư xử của khách với con mình để từ đó xoáy sâu vào sự mặc cảm, day dứt khi để “ mấy người bạn trông thấy cái cảnh bần bách” của mình. Để rồi “ bực tức” với chính mình, “ đay nghiến” mình, để rồi “ suốt đêm ấy tôi đã thức để hành tội tôi”. Có thể nói, trong truyện ngắn Nam Cao có nhiều tác phẩm
được kể với hình thức nhân vật trực tiếp kể chuyện của mình (Cái mặt không chơi được, Những truyện không muốn viết, Mua nhà) . Qua đây ta
thấy được những suy nghĩ, trăn trở của nhân vật người trí thức nghèo
trước Cách mạng Tháng Tám về những “ lo lắng tẹp nhẹp vô nghĩa lí ”.