Các tiêu chí để nhận diện nhân vật kể chuyện

Một phần của tài liệu Hình thức nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 32)

6. Dự kiến đóng góp của luận văn

1.3 Các tiêu chí để nhận diện nhân vật kể chuyện

l.3.l Nhân vật xưng tôi khi kể chuyện

Dạng biểu hiện thứ nhất là người kể chuyện xưng Tôi, tự thú nhận, bộc bạch chuyện của mình, kể về những tâm trạng, cảm giác mà mình đã

nếm trải. Toàn bộ tác phẩm Người tình của M.Duras là những hồi ức của

nhân vật Tôi về người tình của mình - một chàng trai Trung Hoa. Có thể nói, chỉ dướt hình thức nhân vật kể chuyện, nhân vật xưng tôi, tự bạch,

tự phô diễn phần sâu thẳm của tâm hồn mình, Ngưòi tình mới có thể nói

được lời nói tối hậu về con người, mới có thể "khám phá con người trong con người".

Đọc tác phẩm Cát đợi của Nguyễn Thị Thu Huệ ta bắt gặp nhân vật

kể chuyện xưng Tôi đang giãi bày về tâm trạng đợi chờ người yêu một cách tuyệt vọng của mình. Điểm nhìn bên trong được Nguyễn Thị Thu Huệ khai thác triệt để để phô bày, bộc bạch những gì sâu thẳm nhất, kín đáo nhất bên trong tâm hồn - những đam mê và rụt rè, những hạnh phúc và đau khổ, những hi vọng và thất vọng, những hành động có ý thức và cả những ám ảnh vô thức của nhân vật Tôi. Người đọc cũng như bị lôi cuốn vào trong những đợt sóng tình cảm của nhân vật. Chính bằng việc sử dụng điểm nhìn bên trong của nhân vật Tôi để kể chuyện, nhà văn đã tạo nên ở người đọc ảo tưỏng về tính chân thật của câu chuyện vì họ cứ nghĩ đây là lời thú nhận của chính người trong cuộc.

1.3.2 Nhân vật có cuộc sống xã hội văn hoá và số phận cá nhân ít nhiều được hình thành trong tác phẩm

Một điểm dễ nhận diện nhân vật kể chuyện trong tác phẩm tự sự, ngoài việc xưng “tôi”, nhân vật còn có cuộc sống xã hội văn hoá và số phận cá nhân. Giữa nhân vật và cuộc sống, môi trường xã hội có quan hệ

tác động qua lại với nhau, tạo nên chiều hướng con đường đời của nhân vật.

Trước hết, nhân vật có cuộc sống văn hoá nên mọi cử chỉ hay lời nói, dáng điệu, hành động đều mang đặc trưng cá nhân của người đó. Được xem là hành vi đặc trưng của cá nhân vì nó tổng hợp trong mình ít nhất vài ba khía cạnh quan trọng của tính cách, tâm hồn nhân vật. Cuộc sống xã hội của nhân vật rất nhiều vẻ nên được hiểu một cách linh hoạt, nhất là về môi trường xã hội. Môi trường càng phức tạp thì sự tác động của nó đến nhân vật càng phức tạp. Điều đó tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn

cho tác phẩm khi được chính nhân vật kể chuyện. Trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao (Mạc Can), nhân vật ông Ba, xưng “tôi” trong tác phẩm

đứng ra kể về cuộc đời, số kiếp của ông cùng những người trong gia đình - một gánh xiếc rong hành nghề ở các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ những năm tạm chiếm. Trong chương trình biểu diễn của gánh xiếc này có một tiết mục được coi là hấp dẫn nhất, là linh hồn của các đêm diễn (nên cũng trở thành quan trọng nhất trong việc câu khách, bán vé, mưu sinh) - màn phóng dao của ba vai diễn: Tôi - người đứng sau tấm ván có nhiệm vụ giữ tấm ván cho vững, cô em gái còn nhỏ tuổi đứng áp lưng vào mặt trước của tấm ván và người anh trai cả trong vai phóng dao cầm 12 lưỡi dao sáng loáng phóng trực diện lần lượt cắm xung quanh khuôn mặt người em gái. Sau nhiều đêm thành công, có một đêm, do người phóng dao bị phân tâm, cô em gái đã bị nạn. Cũng từ đêm kinh hoàng đó, cô gái trở thành một phế nhân mang triệu chứng bệnh tâm thần, gánh xiếc cũng tan vỡ, gia đình ly tán, mỗi người một số phận đau buồn theo những cách khác nhau... Toàn bộ câu chuyện và các nhân vật tham gia vào câu chuyện được trình bày như một quá trình, sự sống cứ thế mở ra sống động trong từng vi mạch. Hiệu quả là: Tác phẩm vần vụ

những suy tư, chiêm nghiệm, day dứt, nghiền ngẫm về số kiếp con người. Tất cả đã hoà kết, cộng hưởng lại, tạo cho tác phẩm một ám ảnh không nguôi.

Trong mỗi tác phẩm tự sự, ta còn thấy thấp thoáng số phận cá nhân của nhân vật kể chuyện. Chiều hướng con đường đời là kết quả tổng hợp của sự tác động qua lại giữa nhân vật và hoàn cảnh, cuộc sống xung quanh. Nếu khái quát chiều hướng con đường đời của loại nhân vật trong sự chi phối của chế độ xã hội, người ta nhanh chóng nhận ra ba loại chiều hướng rõ rệt: loại hãnh tiến, may mắn do được xã hội nâng đỡ; loại có nhiều đổ vỡ, lụi bại vì xã hội chống lại; loại mờ nhạt, hẩm hiu bởi

xã hội hờ hững bỏ quên. Trong Lão Hạc của Nam Cao, bạn đọc gặp một

ông giáo nghèo kể về lão Hạc- một ông già nông dân hàng xóm có quan hệ gần gũi. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn để nhân vật ông giáo và cả vợ con ông sống cũng trong tình trạng thiếu thốn gần như lão Hạc. Và cũng như lão Hạc, ông giáo trọng lối sống “đói cho sạch, rách cho thơm”…Vậy là, với tư cách con người xã hội cụ thể và cá biệt như thế, sự kể chuyện của nhân vật ông giáo (như người trong cuộc) có vẻ thực hơn, thấy được nhiều nỗi niềm hơn của các nhân vật khác, đồng thời có thể bộc lộ thái độ của mình một cách cụ thể, trực tiếp và phong phú đa dạng hơn, do vậy câu chuyện cũng thấm thía hơn.

Như vậy, chiều hướng con đường đời của nhân vật có tính chất quy tụ sự tác động lẫn nhau giữa nhân vật và môi trường sống bao quanh. Nó kết đọng nội dung đặc trưng của nghệ thuật. Nó bao gồm không những bản chất xã hội mà còn cả bản chất thẩm mỹ của nhân vật.

1.3.3 Nhân vật kể chuyện với tư cách người trong cuộc

Kể chuyện với tư cách người trong cuộc, tức là văn bản đó được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật kể chuyện xưng “tôi” và toàn bộ câu

chuyện được kể là những gì mà “tôi” nhìn thấy, nghe thấy. Cách kể này thường xuất hiện nhiều trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại. Khi nhà văn muốn kể lại một câu chuyện nào đó vừa xảy ra, đang xảy ra trong thời đại mình thì họ thường lựa chọn ngôi kể thứ nhất với tư cách người trong cuộc.

Ưu điểm của việc dùng ngôi kể thứ nhất là giúp cho người đọc dễ dàng theo dõi mạch kể của câu chuyện. Bởi vì tất cả các nhân vật khác đều có quan hệ với nhân vật xưng “tôi”; các sự kiện diễn ra trong suốt câu chuyện đều là những gì mà nhân vật xưng “tôi” nhìn thấy, nghe thấy

hoặc trực tiếp tham gia. Chẳng hạn, trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí

của Tô Hoài, các nhân vật như Dế Trũi, Bọ Ngựa, chị Cốc..., những chuyến phiêu lưu, những cuộc đấu võ, những chuyện dại dột…đều được kể lại từ chính người trong cuộc, nhân vật xưng “tôi” là Dế Mèn.

Kể chuyện với tư cách người trong cuộc còn là yếu tố để nhà văn thể hiện thái độ, sự đánh giá về các nhân vật khác và các sự kiện diễn ra trong câu chuyện. Đọc Dế Mèn phiêu lưu kí, có thể bắt gặp rất nhiều đoạn Dế Mèn suy ngẫm về cuộc đời với những bài học tự rút ra thật cảm động và thấm thía. Khi đọc văn bản mà nhân vật là người trong cuộc, khoảng cách giữa câu chuyện được kể lại với người đọc dường như được rút ngắn lại. Người đọc có cảm giác như đang trực tiếp trao đổi tâm sự, trực tiếp nghe một người nào đó kể lại câu chuyện của chính cuộc đời họ. Đôi khi người đọc còn cảm thấy như mình cũng đang bị lôi cuốn vào trong câu chuyện của họ. Cũng vì thế, sự tác động của câu chuyện đối với người đọc có thể trực tiếp hơn, mạnh mẽ hơn, dễ đi vào lòng người

hơn. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được trần

thuật theo ngôi thứ nhất - nhân vật xưng tôi, Phương Định, cũng là một nhân vật chính. Truyện kể về cuộc sống và công việc thường ngày của

một tổ trinh sát mặt đường gồm ba cô gái thanh niên xung phong (Phương Định, Nho và Thao) tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm, giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Lựa chọn cách kể để nhân vật xưng “tôi”, mọi hình ảnh và sự kiện, con người ở nơi trọng điểm ác liệt của chiến tranh sẽ được hiện lên qua cái nhìn và thái độ của chính người trong cuộc. Đồng thời, cách kể ấy cũng tạo thuận lợi để tác giả miêu tả thế giới nội tâm nhân vật qua những độc thoại nội tâm. Sở dĩ tác giả Lê Minh Khuê lựa chọn cách kể này, thậm chí đã nhập vai nhân vật Phương Định một cách thuần thục, bởi vì nhà văn đã từng sống cuộc sống của những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

Phương Định là nhân vật kể chuyện, đồng thời cũng là nhân vật trung tâm của truyện. Ở nơi trọng điểm ác liệt, hàng ngày giáp mặt với hiểm nguy và cái chết, chiến đấu dũng cảm, nhưng ở cô vẫn không mất đi sự hồn nhiên, nhạy cảm, tâm hồn trong sáng và nhiều mơ mộng. Tâm lý nhân vật Phương Định được bộc lộ qua những lời kể, lời tự bạch một cách tự nhiên như lời trò chuyện với bạn đọc - một kiểu độc thoại nội tâm đơn giản. Đây là lời nhân vật Phương Định kể về công việc của các cô: “Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải là chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom”. Mối hiểm nguy và sự căng thẳng luôn phải đối mặt với cái chết đã được các cô gái cảm nhận với sự bình tĩnh, không chút sợ hãi, qua cái giọng bình thản pha một chút hóm hỉnh, nhưng vẫn rất tự nhiên, không hề lên gân, cao giọng.

Đấy đúng là ngôn ngữ của tuổi trẻ ở giữa chiến trường. Rõ ràng, bằng lối kể của nhân vật trong cuộc là cô thanh niên xung phong Định, nhà văn Lê Minh Khuê đã làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng và vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ.

Tóm lại, với điểm nhìn bên trong, nhân vật kể chuyện là người trong cuộc có khả năng thâm nhập sâu vào đời sống bên trong của nhân vật, có thể biết được nhân vật đang nghĩ gì; thậm chí anh ta có thể thâm nhập vào cảm xúc, suy nghĩ, ấn tượng của nhân vật, nhìn thế giới theo con mắt của nhân vật.

1.3.4 Nhân vật mang cái nhìn nghệ thuật tương ứng với cuộc sống xã hội văn hoá và số phận cá nhân mình

Có thể nhận thấy, mỗi nhân vật kể chuyện trong trường hợp tốt nhất có thể tạo ra một cái nhìn nghệ thuật độc đáo. Đến lượt mình, cái nhìn nghệ thuật đó lại được cụ thể hoá thành chuỗi các điểm nhìn nghệ thuật. Sự đa dạng về tính chất xã hội - thẩm mỹ, về quan điểm đạo đức, lối sống, cá tính của nhân vật kể chuyện khiến cái nhìn đời sống của nhà văn được thực hiện phong phú hơn gấp nhiều lần, ở những chân trời khác.

Trong Chảy đi sông ơi (Nguyễn Huy Thiệp), chủ thể kể giấu mình

trong vai một cậu bé mộng mơ, với bao khao khát đầy huyễn hoặc về cái phi phàm, huyền thoại. Từ bỏ sách vở giáo điều, vượt lên nỗi sợ hãi để tự kiếm tìm sự thật, song cái cậu nhận được ở đây toàn là sự bịp bợm. Huyền thoại là sự bịp bợm trắng trợn, trong khi ăn cướp, ngoại tình, cờ bạc, giả trá,... lại là hiện thực. Niềm tin trẻ thơ bị lừa phỉnh. Cuộc săn tìm chẳng mang lại điều gì, ngoài sự xót xa. Dòng hồi ức của một cái tôi suy tư, chiêm nghiệm khiến bạn đọc cay đắng nhận ra cái trớ trêu của cuộc đời. Cái đẹp thực ra không chỉ là thứ tồn tại trong huyền thoại. Nó có

thật trong cuộc đời này, và chỉ có ở lòng bao dung của con người, của một số rất ít người. Chỉ có điều, nó luôn bị ngược đãi. Đẹp, là cái gì đó luôn đồng hành với bơ vơ lạc loài, bất hạnh khổ đau.

Sự xuất hiện của trạng huống kể “đa thức” khiến các tác phẩm tự sự có thêm một diện mạo mới. Trong nhiều tác phẩm, điểm nhìn trần thuật được tổ chức theo lối “kính vạn hoa”, tức là kể với nhiều giọng, đa nghĩa, hấp dẫn và cũng gây ra nhiều tranh cãi. Việc tổ chức trần thuật đa điểm nhìn, đề cao sự sáng tạo của người đọc và việc đưa lên cùng một mặt sân giá trị các phát ngôn, thái độ khác biệt nhau trong đây là một biểu hiện của tinh thần dân chủ và nhân văn trong sáng tác. Có thể khẳng định, việc khéo lựa chọn các trạng huống trần thuật nhằm tạo ra sự đa dạng của các điểm nhìn nghệ thuật là yếu tố độc đáo thứ nhất mang lại sự hấp dẫn cho tác phẩm tự sự. Từ đây, những thế giới nghệ thuật mới mẻ, hấp dẫn được hình thành. Và, trong sự tìm tòi, sáng tạo không ngừng của nhà văn, những khám phá, thể hiện đời sống ngày càng được thực hiện phong phú hơn ở những chân trời mới.

Nhân vật mang cái nhìn nghệ thuật còn thể hiện các thủ pháp kỹ

thuật kể độc đáo, giàu sáng tạo. Trước hết, đó là một lối kể trùng phức

thường xuyên được sử dụng như một thủ pháp “mô tả mang tính lập thể”. Sự phối hợp nhiều người kể, nhiều giọng kể với sự dịch chuyển đa chiều các điểm nhìn nghệ thuật khiến đời sống luôn được cắt nghĩa ở những chiều sâu mới. Câu chuyện của nhà văn, do thế, luôn diễn ra ở

nhiều lớp lang, thú vị, nhiều khi lại có thể "tháo dỡ" được. Trong Lão Hạc (Nam Cao), sự sâu sắc, tế nhị rộng lớn hơn của cả phong cách kể

chuyện được bộc lộ tập trung ở “quãng cách nghệ thuật” do tác giả tạo ra giữa nhân vật kể chuyện và nhân vật trung tâm. Vì thế, nhân vật kể chuyện, ông giáo, vẫn còn nhiều lần ngạc nhiên về một số hành động của

lão Hạc. Biện pháp tả trong điểm nhìn nghệ thuật được Nam Cao sử

dụng ít, thậm chí đến mức “tiết kiệm” như là điểm đánh dấu chờ cảm

xúc từ bên trong qua khoé mắt trào ra ngoài (“lão rân rấn nước mắt”). Sự đối thoại giữa hai nhân vật cũng được sử dụng đặc biệt sáng tạo, chỉ là

những đoạn đối thoại có vẻ đứt nối, rời rạc. Và từ lời giãi bày trực tiếp ấy, nhân vật kể chuyện nhanh chóng chuyển sang hình thức giãi bày gián tiếp, một hình thức trung gian giữa lời tâm tình của lão Hạc và lời kể của ông giáo. Ở các điểm nhìn nghệ thuật tiếp, tác giả cũng để nhân vật kể

chuyện nhìn nhận, đánh giá một cách đầy cảm thông và không ít xót xa thực trạng hiện tại của lão Hạc. Đỉnh điểm của điểm nhìn là khám phá thêm những khía cạnh mới của tâm hồn lão Hạc. Lão đã khóc nức lên vì

tự thấy mình đã đánh lừa con Vàng. Lão có thể ăn bả chó tự tử cho đúng lúc để giữ trọn vẹn mảnh vườn cho con và còn đủ tiền cho sự chôn cất lão, dù lão vẫn muốn sống đợi con trai về.

Nhân vật mang cái nhìn nghệ thuật tương ứng với cuộc sống xã hội văn hoá và số phận cá nhân mình, ở một góc độ nào, luôn làm chủ cuộc chơi. Do đó, các tác phẩm tự sự luôn mang nghĩa, hấp dẫn được nhiều đối tượng, vừa mới trong kỹ thuật, vừa luôn gợi sâu vào những buồn vui của kiếp người. Những suy tư, tìm tòi nghệ thuật, những cách tân trần thuật của các tác giả, theo các chiều hướng khác nhau, đã làm

Một phần của tài liệu Hình thức nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)