Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu

Một phần của tài liệu Hình thức nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 40)

6. Dự kiến đóng góp của luận văn

2.1. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu

Cái hay, sự hấp dẫn của một truyện ngắn hay tiểu thuyết phụ thuộc rất nhiều vào nghệ thuật kể chuyện của nhà văn. Việc nhà văn lựa chọn hình thức kể chuyện nào để kể hoàn toàn không phải là một sự ngẫu nhiên mà nó mang tính quan niệm, nó chịu sự chi phối của quan niệm nghệ thuật của nhà văn đó. Chính vì vậy, tìm hiểu hình thức nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, chúng ta không thể không tìm hiểu quá trình vận động trong quan niệm nghệ thuật của ông.

2.1.1 Quan niệm về tính chân thật của tác phẩm văn học

Văn học phản ánh hiện thực, thể hiện thái độ, tình cảm của nhà văn. Suốt đời cầm bút Nguyễn Minh Châu luôn tâm niệm: “Thực tế đời sống chính là cái lọ nước thần, là niêu cơm ăn không bao giờ vơi, là nguồn tài liệu và nguồn cảm hứng vô tận mà bất cứ nhà văn nào dù tài năng đến

đâu cũng phải rút ra từ đấy chú không phải trong trí tưởng tượng của mình” [10,tr.26].

Với Nguyễn Minh Châu, cuộc đời viết văn là “một cuộc đời không bao giờ được phép ngừng lăn lộn trong cuộc sống”, quá trình viết văn của nhà văn là “một quá trình dò dẫm và tìm kiếm trong cuộc sống” [10,tr.26].

Nhận thấy quan niệm văn học phản hiện thực của Nguyễn Minh Châu ở mỗi thời kì là không giống nhau. Trong giai đoạn chống Mỹ, do yêu cầu của lịch sử yêu cầu của thời đại, “phải thắng bằng bất cứ giá nào vì sự sống còn của đất nước” nên nhà văn bắt buộc “phải gác lại những sự thực đau lòng, những thất thiệt, những mặt tính cách nào của con người không trực tiếp tạo nên chiến thắng”[10,tr.43]. Người kể chuyện, nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thời kì trước 1975 thường hướng tới một hiện thực “không phải là một hiện thực đang tồn tại, mà là cái hiện thực mọi người đang mơ ước, hy vọng”[10,tr48]. Sau 1975, quan niệm về hiện thực, quan niệm về tính chân thật của tác phẩm văn chương của Nguyễn Minh Châu có nhiều thay đổi:

- Nhà văn đã thực sự dũng cảm “khai chiến” với những quan niệm trước đây.

- Nhà văn thẳng thắn từ chối những quan niệm coi “văn nghệ là một cái gì đó dí dỏm và ướt át, một cái gì đó tươi mát và đèm đẹp”[10, tr.17].

- Nhà văn không thể nào chấp nhận được quan niệm mô tả hiện thực “một chiều, thường là quá tốt hoặc chưa thực” [10, tr.42].

Trong bài Trang sổ tay viết văn (1971), Nguyễn Minh Châu đã đặt

sự nghi vấn về tính chân thực của những tác phẩm viết về chiến tranh trước đây: “Hình như cuộc chiến đấu anh hung sôi nổi hiện

nay đang được văn xuôi và thơ ca đôi khi tráng lên một lớp men trữ tình hơi dày, cho nên ngắm thấy mỏng manh, bé bỏng và trau chuốt quá khiến ta phải ngờ vực” [10, tr.17].

- Nhà văn yêu cầu người kể chuyện, nhân vật kể chuyện trong tác phẩm của mình phải có cái nhìn thật toàn diện về hiện thực, phải vừa biết những hiện thực, sự kiện tốt đẹp hào hung nhưng phải vừa biết thương xót đồng cảm với số phận bi kịch và phải biết phê phán, giễu nhại những sự thực tiêu cực, xấu xa: “Bây giờ chiến tranh đã kết thúc, chúng ta cùng các nhân vật của mình đã đi trọn ven một thời kì ba mươi năm ở đây tất cả những vấn đề quy luật của chiến tranh đã phát triển trọn vẹn. Nhờ đó mà người cầm bút phải có một cái nhìn đầy đủ hơn, không phải chỉ một mặt mà trên tất cả các mặt của cuộc sống kháng chiến vô cùng đa dạng và quyết liệt như nó vốn có” [10, tr.17].

Cùng với quan niệm về hiện thực, Nguyễn Minh Châu còn thể hiện một quan niệm chân thực, hợp lí về con người:

- Trước 1975, nhà văn nhìn nhận, miêu tả về con người còn tương đối đơn giản, sơ lược, chủ yếu khám phá con người ở bình diện xã hội. Con người trong trong thế giới đó là những cấu trúc nhuyên khối, đặt trong những ngăn loại hình xác định, con người với tư cách là phương tiện của lịch sử.

- Sau 1975, nhà văn quan niệm con người “vừa là thành viên của xã hội vừa là một cá nhân được ý thức trong mọi khả năng phát triển về tinh thần, về năng lực sáng tạo trong mọi biểu hiện thực tế của nó”[10,tr.99]

- Chính vì vậy, người kể chuyện, nhân vật kể chuyện phải “khám phá ra những cái gì khó nắm bắt nhất, xảy ra nơi cái thế

giới bên trong con người” [10,tr.97], phải “hóa thân vào những buồn vui sướng khổ của mọi người, thường xuyên có ý thức đi vào tận những ngóc ngách của đời sống tâm hồn để tìm hiểu, nắm bắt, khám phá” [10,tr.53]. Các nhân vật thường được người kể chuyện, nhân vật kể chuyện đưa vào những tình huống éo le, nghiệt ngã khiến họ không thể không “ngừng một phút cái nhịp sống bận bụi,

chen lấn để tự suy nghĩ về chính mình”(Một lần đối chứng).

Người kể chuyện, nhân vật kể chuyện không chỉ khám phá phần ý thức mà còn thâm nhập vào đời sống tâm linh, vô thức sâu xa của con người.

2.1.2 Quan niệm về mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc

Trước 1975, Nguyễn Minh Châu luôn tự ý thức về mình, xem mình như mtj cán bộ tuyên huấn “cán bộ truyền đạt đường lối chính sách bằng hình tượng văn học sinh động” [10,tr.120]. Nhà văn là người biết tất cả, luôn luôn đại diện cho cái đúng, luôn nhân danh cộng đồng, đứng trên quan điểm cộng đồng để chỉ bảo cho người đọc nên người đọc không có quyền nghi ngờ những gì nhà văn nói tới. Mối quan hệ giữa nhà văn với bạn đọc là mối quan hệ một chiều, hoàn toàn mang tính độc thoại.

Sau 1975, Nguyễn Minh Châu đã nhận thấy vay trò tích cực chủ động của người đọc. Giờ đây nhà văn không còn đóng vai trò là người “hướng đạo” cho người đọc nữa mà nhà văn tự xem mình chỉ là người bạn, cùng với người đọc tâm tình, đối thoại để cùng khám phá ra những vấn đề của cuộc sống. Nguyễn Minh Châu đã hiểu sự khó chịu của người bạn đọc nếu nhà văn luôn biến họ “thành những em bé thơ ngây”, luôn đặt trước họ “mảnh đất bằng phẳng trồng toàn hoa” để khi đọc xong họ chẳng có gì phải bận tâm, suy nghĩ” [10,tr.128].

Một phần của tài liệu Hình thức nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)