Một số loại hình nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn

Một phần của tài liệu Hình thức nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 44)

6. Dự kiến đóng góp của luận văn

2.2 Một số loại hình nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn

“Quả thật, tầng lớp người đọc khó tính và tinh tường ấy họ đòi hỏi ở những người sáng tác của chúng ta một cái gì trên sức chúng ta. Vẫn với chất liệu ấy trên tay, họ đòi hỏi người sáng tác phải làm ra thành phẩm thật hơn trước” [10,tr.197]. Ông luôn tự nhắc nhở mình phải chú ý đến sở thích, thị hiếu người đọc vì đó chính là cái nôi để cho tác phẩm ra đời và sống được. Thậm chí Nguyễn Minh Châu còn kết luận: “Mỗi một tác phẩm ra đời được là kết quả của một sự “thỏa hiệp” giữa tư tưởng người viết và thị hiếu người đọc” [10,tr.44].

Sự chuyển biến trong quan niệm về mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc của Nguyễn Minh Châu – từ mối quan hệ mang tính độc thoại, một chiều sang mối quan hệ bình đẳng, đối thoại- thể hiện ý thức dân chủ hóa nền văn học. Quan niệm của Nguyễn Minh Châu rất gần gũi với quan niệm của các nhà văn thời kỳ đổi mới.

2.2 Một số loại hình nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu Minh Châu

Trong 14 truyện ngắn mang hình thức nhân vật kể chuyện mà chúng tôi khảo sát, chúng tôi nhận thấy có thể chia thành ba nhóm: nhân vật kể chuyện là những người lính, nhân vật kể chuyện là những nhà báo, nhân vật kể chuyện là những người nghệ sĩ. Ở mỗi nhóm truyện, chúng tôi lựa chọn những truyện tiêu biểu, tìm hiểu hình thức nhân vật kể chuyện ở nhóm này, thấy được nét chung và riêng của từng tiểu loại.

Cả trước và sau 1975, Nguyễn minh Châu đều có những truyện ngắn mang hình thức nhân vật kể chuyện. Các truyện tiêu biểu mang hình

thức nhân vật kể chuyện trước 1975 gồm: Nguồn suối, Nhành mai, Mảnh trăng cuối rừng. Trong ba tác phẩm này, có tác phẩm nhân vật tôi là

nhân chứng, kể lại câu chuyện mình chứng kiến, cũng có tác phẩm nhân

vật tôi là nhân vật chính, chủ yếu kể về mình. Nhân vật tôi trong Nguồn suối chỉ là nhân chứng. Ở đây chủ thể kể chuyện đã được nhân vật hóa

trong vai trò dẫn truyện. Tôi là nhân vật phụ, tôi có mối quan hệ với nhân vật được kể, vùng đất được kể và sự kiện được kể. Nhân vật được kể nhiều nhất là huyện đội trưởng Ngạn, trước đây là chiến sĩ Vệ quốc đoàn, trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, Ngạn bị thương, lạc đơn vị, được Y Khiên cứu. Hai bố con Y Khiên chăm anh, Y Khiên yêu anh nhưng do hoàn cảnh hai người không lấy được nhau. Mảnh đất được kể là mảnh đất Pa- Khen, một bản ngay sát biên giới, có ý nghĩa đặc biệt đối với Ngạn: “…năm nào cũng thế, cứ đến giáp Tết anh lại tìm đường lên Pa- Khen”. Hiện tại, trong chuyến đi này, trở về Pa-Khen lần này, huyện đội trưởng Ngạn “thay mặt huyện khai mạc tuần lễ huấn luyện quân sự của dân quân toàn xã biên giới”. Dễ thấy, nhân vật tôi được sắp xếp bố trí ở một vị trí thuận lợi (người được Ngạn rủ đi, đi cùng Ngạn lên ăn tết ở Pa- Khen). Đi cùng Ngạn lên Pa- Khen, tôi nhận ra một vùng đất giầu truyền thống cách mạng, những con người miền núi hết lòng vì cách mạng và đặc biệt là người huyện đội trưởng dũng cảm, nhân hậu.

Khác với tôi trong Nguồn suối, nhân vật Lương trong Nhành mai

có vai trò là nhân vật chính. Lương kể về công việc của mình (một chiến sĩ trinh sát), kể về người yêu của mình (cô Thận ở làng Đằng), kể về chiến công của đơn vị mình (Trận tập kích pháo vào hệ thống bốt làng

Đằng hoàn toàn thắng lợi). Trong những truyện ngắn mang hình thức

nhân vật kể chuyện giai đoạn trước 1975 có thể nói Mảnh trăng cuối rừng là một tác phẩm có ý nghĩa đặc biệt.Truyện xoay quanh hai nhân

vật: Lãm - người lính lái xe và Nguyệt - cô công nhân giao thông. Lãm kể về Nguyệt, trong con mắt của Lãm, Nguyệt có vẻ đẹp lí tưởng: lí tưởng về ngoại hình về , lí tưởng trong tình yêu, lí tưởng trong cuộc sống

trong chiến đấu. Qua Mảnh trăng cuối rừng, qua nhân vật Nguyệt,

Nguyễn Minh Châu khẳng định: vẻ đẹp tâm hồn con người như hạt ngọc ẩn dấu, phải trải qua thời gian, phải trải qua thử thách, phải khao khát kiếm tìm mới có thể nhận ra.

Nhìn chung, dù là người cùng thời, người trong cuộc, thậm chí cùng chịu thủ thách với đối tượng kể song vẫn trong tâm thế ngưỡng mộ, kính phục đối với những đại diện của cộng đồng. Trong các truyện này, dù chủ chủ thể trần thuật được nhân vật hóa nhưng cái tôi đó thực chất vẫn là cái tôi hướng ngoại, đại diện cho cộng đồng. Còn trong các sáng tác sau này, cái tôi đó trở thành cái tôi hướng nội, nói tiếng nói của cá nhân, kể lại câu chuyện theo quan điểm cá nhân. Tôi trong loại truyện này hoặc ở tư cách là nhân vật chính, đang tự kể về mình hoặc ở tư cách nhân

chứng. Cỏ lau là một trong những trường hợp tiêu biểu.

Nhân vật Lực trong Cỏ lau được Nguyễn Minh Châu xây dựng

thành công cũng chính là do ông lựa chọn hình thức nhân vật kể chuyện. Lợi thế này một mặt tạo cho nhân vật nhớ lại hậu quả đau xót do tính ích kỷ, hẹp hòi của mình gây ra, mặt khác, cũng tự mình “giải tỏa” cho mình ra khỏi những điều khó xử trong quan hệ với Thai, với Quảng, với Phi Phi… Sự ích kỷ, nhỏ nhen trong trường hợp của Lực đã xảy ra vừa có ý thức, vừ như là vô thức. Trong cơn nóng giận thường tình Lực đã có một quyết định sai lầm từ vị trí của người chỉ huy. Sai lầm diễn ra bất ngờ

đến nỗi ngay sau đó, Lực hối mà không kịp. Cho nên trong nỗi đau mất vợ của mình hôm nay, Lực hoàn toàn thông cảm với nối đau của Phi Phi để rồi dũng cảm nói lên sự thật chỉ mình mình biết đó, ngay trong buổi lễ truy điệu. Khi nhân cách cá nhân được đặt trong trường nhân bản để thẩm định thì những khuyết điểm, sai lầm của thói đời sẽ được chính sự sám hối chân thành này tẩy rửa. Con người Lực từng cao cả trong bản chất quên mình, hy sinh hạnh phúc cá nhân vì cuộc chiến đấu cho sự nghiệp chung, từng tỏ ra cao thượng trong ý định tiếp tục một cuộc sống không có Thai, vẫn có những lúc tầm thường, ích kỷ. Nhưng biết ân hận vì những sai phạm của mình, và dũng cảm nói ra trong hoàn cảnh đó, con người Lực hoàn toàn vẫn là nhân cách đáng nể trọng, đáng yêu. Nguyễn Minh Châu đã đi vào “con người trong con người” của nhân vật để tìm hiểu, biện minh, giúp người đọc hình dung một lô-gích tính cách hoàn chỉnh.

2.2.2 Nhân vật kể chuyện là những nhà báo

Trong 14 truyện mà chúng tôi khảo sát, có nhiều truyện nhân vật kể chuyện là những nhà báo. Các truyện ngắn tiêu biểu thuộc nhóm này

gồm : Mùa trái cóc ở miền Nam, Người đàn bà trên chuyến tầu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa . Để lợi dụng triệt để thế mạnh của lối trần thuật

này, nhà văn thường chọn nhân vật kể chuyện là những nhà báo, những người vừa có khả năng quan sát nhận diện con người qua hình thể, lại vừa có khả năng đi sâu vào tâm lí và suy nghĩ của đối tượng. Năng lực khám phá của nhân vật được mở dần theo truyện. Từ cảm tính đến lí tính và lí tính càng ngày càng khảng định điều nhận thức từ cảm tính buổi

đầu. Mùa trái có ở miền Nam có thể coi như một truyện điển hình cho lối

mươi năm trời xa cách hoàn toàn được kể lại bởi vai trò của chủ thể trần

thuật là một nhà báo.

Trước tiên đó là sự cảm nhận từ hình thể: từ dáng đi của toàn đến hình thể bàn tay với cảm giác khi bắt tay, rồi kiểu cách bắt tay, chi tiết đưa tay lên ngửi mùi nước mắt mẹ mình… Những chi tiết đắt giá đó chỉ có thể quan sát được bằng con mắt và thói quen của một người làm báo. Bắt đầu từ sự quan sát đó, sự cảm nhận càng ngày sẽ càng được khẳng định bởi vì nhân vật kể chuyện, nhân chứng này ở một vị trí thuận lợi, có thể quan sát Toàn trong nhiều mối quan hệ, trong thái độ và cách đối xử của Toàn với những người xung quanh.

Khi nối đau trong người mẹ được đảy lên đến cao trào thì cũng là khi những dự cảm xa xôi trước nguy cơ của một số người phi nhân cách đang nắm giữ quyền lực, hiện hình. Đó là cảm giác lẻ loi của những con người tốt trong một không gian “đen kịt bởi những cánh quạ bay nháo nhác trên đầu”. Sự hóa than hoàn toàn của chủ thể tác giả vào nhân vật kể chuyện, vào người phóng viên đã được thực hiện triệt để nhất.

Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm tiêu

biểu của Nguyễn Minh Châu, thể hiện rõ nét những đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975 nói chung và của Nguyễn Minh Châu nói riêng. Tác phẩm là những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và con người. Góp phần đưa thông điệp của nhà văn đến với độc giả một cách tự nhiên, bên cạnh việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống thì việc lựa chọn hình thức nhân vật kể chuyện cũng có vai trò quan trọng. Trong Chiếc thuyền ngoài xa chủ thể trần thuật thuộc ngôi thứ nhất-xưng tôi, đồng thời là nhân vật chính của truyện. Nhân vật kể chuyện là một con người có đời sống văn hóa xã hội cụ thể, nhân vật kể chuyện xuất hiện với tư cách một nghệ sĩ nhiếp ảnh,

ngoài ra còn với tư cách “một người lính giải phóng từng mười năm cầm súng”.

Với tư cách người nghệ si nhiếp ảnh, người kể chuyện đã kể lại câu chuyện về chuyến đi công tác của mình: Được trưởng phòng giao nhiệm vụ chụp ảnh bổ sung vào bộ lịch một cảnh biển buổi sáng có sương, anh đã đến một vùng biển miền Trung, nơi phong cảnh thật là thơ mộng, còn sương mù vào tháng bảy. Tại đây, sau nhiều ngày phục kích, anh ngẫu nhiên gặp được một cảnh trời cho: “ …trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh của một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”. Trước vẻ đẹp ấy người nghệ sĩ “trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Trong khoảnh khắc đó, anh “tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.

Nhưng ngay sau cái “khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh đem lại” anh đã chứng kiến một cảnh hoàn toàn đối lập với vẻ đẹp của chiếc thuyền khi còn ở ngoài xa. Bước ra từ chính chiếc thuyền ấy là hai người, một đàn ông và một đàn bà. Sau khi đi đến chiếc xe rà phá mìn trên bãi cát, người đàn ông “trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào người đàn bà, vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống, lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: Chúng

mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”.Còn người đàn bà nhẫn nhục cam chịu, không hề kêu một tiếng, cũng không tìm cách trốn chạy. Tất cả mọi việc khiến “tôi kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”.

Tiếp sau đó là cảnh đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh bố. Lão đàn ông ‘dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã xuống cát. Rồi lão lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền. Người đàn bà sau khi có những cử chỉ như van xin đứa con cũng đuổi theo gã đàn ông, trở lại thuyền. Phía sau họ, “tôi và thằng bé đứng trơ giữa bãi xe tăng hỏng” với ánh mắt ngơ ngác. “Như trong câu chuyện cổ tích đầy quái đản, chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”. Lần thứ hai chứng kiến cảnh gã chồng vũ phu hành hạ người đàn bà, dường như bản chất người lính từng chiến đấu vì chính nghĩa đã khiến anh không thể làm ngơ, không thể đứng ngoài với thái độ bàng quan trước những hành động phi nhân tính, người kể chuyện đã xông vào can thiệp: “tôi nện hắn (…) bằng bàn tay rắn chắc của người lính

giải phóng đã từng mười năm cầm súng”.

Khi ở tòa án, người kể chuyện tiếp tục bị bất ngờ bởi những nghịch lí: người đàn bà chấp nhận chịu đựng những trận đòn man rợ chứ nhất định không chiu bỏ gã chồng vũ phu: “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…”. Câu nói của người đàn bà khiến người kể chuyện “cảm thấy gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt quá”.Có lẽ với cái nhìn vốn chỉ quen nhìn thấy những nét thơ mộng của cuộc sống, người nghệ sĩ đã không thể hiểu và không thể chấp nhận được cách xử sự kì lạ của người đàn bà. Sự đơn giản trong cái nhìn của “tôi” còn thể hiện qua

việc anh hỏi người đàn bà: “Lão ta hồi trước bảy nhăm có đi lính ngụy không?” để tìm nguyên do của những hành động dã man của gã chồng

vũ phu.

Câu chuyện về cuộc đời người đàn bà do chính chị ta kể ở tòa án mà người kể chuyện vừa là người chứng kiến (và kể lại) vừa là người trực tiếp tham gia vào cuộc đối thoại với chị ta đã dần dần cho anh câu trả lời về những điều nghịch lí mà anh đã chứng kiến. Lão chồng vốn là “một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm” nhưng đã trở nên độc ác là vì khổ quá. Còn người đàn bà lạy van những người đại diện công lí “đừng bắt con bỏ nó” là vì: “…đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dười chục đứa. Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như trên đất được”.Câu nói giản di, chân chất của người đàn bà đã có tác động sâu xa tới nhận thức của chánh án Đẩu và cũng là nhận thức của người kể chuyện: “một cái gì vừa vỡ ra trong đầu vị bao công của cái phố huyện vùng biển” thật ra cũng là “một cái gì vừa vỡ ra trong đầu” người nghệ sĩ. Trước đó người kể chuyện “tin là nếu chiếc Prati-ca trung thành với tôi thì phen này tôi có thể đánh ngã bất kì một bức ảnh mô tả phong cảnh biển nên thơ nào từ trước”- tức là hoàn toàn tin vào sự cảm nhận của mình về vẻ đẹp của cuộc sống. Nhưng sau khi chứng kiến tất cả những gì liên quan đến chiếc thuyền ngoài xa ấy, sau khi nghe xong câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện, anh không còn giữ cái nhìn ban đầu.

Hôm đó anh đã xách máy ảnh đi lang thang trên bãi biển đến khuya và sau này, mỗi khi nhìn lại bức ảnh, anh luôn có cảm giác: “Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vần thấy hiện lên cái

Một phần của tài liệu Hình thức nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)