Ảnh hưởng của cây trồng xen đến năng suất củ tươi, năng suất thân lá,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cây trồng xen đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống sắn mới HL2004-28 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 42)

lá, năng suất sinh vật học của giống sắn mới HL2004-28

Nghiên cứu ảnh hưởng của cây trồng xen đến năng suất củ tươi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học của giống sắn mới HL2004-28 được thể

hiện ở bảng 4.7 và hình 4.1.

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của cây trồng xen đến năng suất củ tươi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học của giống sắn mới HL2004-28

Công thức Năng suất củ tươi (tấn/ha) Năng suất thân lá (tấn/ha) Năng suất sinh vật học (tấn/ha) Hệ số thu hoạch (%) 1 (đ/c) 37,47 25,27 62,73 59,72 2 34,40 ns 27,53 * 61,93 ns 55,54 ns 3 32,87 ns 27,00 * 59,87 ns 54,91 ns 4 31,93 ns 27,40 * 59,33 ns 53,81 ns 5 31,00 ns 29,33 * 60,33 ns 51,39 ns CV% 2,3 2,9 2,1 1,4 LSD05 1,43 1,44 2,28 1,43

Ghi chú: *: Sai khác có ý nghĩa chắc chắn ở mức tin cậy 95% ns: sai khác không có ý nghĩa

34

Dựa vào bảng số liệu 4.7 chúng tôi xây dựng biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của cây trồng xen đến năng suất củ tươi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học của giống sắn mới HL2004-28.

Hình 4.1: Biểu đổ ảnh hưởng của cây trồng xen đến năng suất củ tươi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học của giống sắn mới HL2004-28 4.5.1. Năng suất củ tươi

Năng suất củ tươi là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệu quả kinh tế của cây sắn. Trong quá trình phát triển thân lá, các chất dinh dưỡng và các sản phẩm quang hợp được tích lũy vào cơ quan kinh tế là củ, làm cho trọng lượng củ tăng dần lên. Trọng lượng củ/gốc nhiều hay ít biểu thị khả năng vận chuyển và tích lũy sản phẩm của quá trình đồng hóa. Do đó, trọng lượng củ/gốc cao thì năng suất củ tươi cao và ngược lại.

Qua kết quả số liệu ở bảng 4.7 và hình 4.1 cho thấy :

Giữa trồng thuần với trồng xen các loại cây trồng xen khác nhau cho năng suất là không giống nhau.

Năng suất củ tươi biến động trong khoảng 31,00 - 37,47 tấn/ha. Công thức 2 (lạc là cây trồng xen) cho năng suất củ tươi (đạt 34,40 tấn/ha) thấp hơn công thức đối chứng nhưng lại cao hơn các công thức khác chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Công thức đối chứng có năng suất củ tươi đạt cao nhất với 37,47 tấn/ha. Các công thức còn lại có năng suất củ tươi thấp hơn công thức đối

35

chứng lần lượt từ 3,07 – 6,47 tấn/ha và đều không có sự sai khác so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

4.5.2. Năng suất thân lá

Năng suất thân lá thể hiện sự sinh trưởng, phát triển của cây sắn trong suốt quá trình sinh trưởng. Năng suất thân lá lớn, cây sẽ phát triển mạnh và có tiềm năng cho năng suất cao. Tuy nhiên nếu năng suất thân lá quá cao dẫn đến việc cây mất nhiều dinh dưỡng cho thân lá, cây dễ phân nhiều cấp cành, không tập trung dinh dưỡng vào củ và cho năng suất thấp.

Qua kết quả số liệu ở bảng 4.7 và hình 4.1 cho thấy :

Năng suất thân lá biến động trong khoảng 25,27 - 29,33 tấn/ha. Năng suất thân lá ở công thức 5 (ngô là cây trồng xen) đạt 29,33 tấn/ha cao hơn công thức đối chứng và công thức còn lại chắc chắn ở mức tin cậy 95%.Công thức đối chứng có năng suất thân lá thấp nhất với 25,27 tấn/ha. Ở năng suất thân lá ta thấy sự chênh lệch giữa các công thức trồng xen so với công thức trồng thuần đều cao hơn 1,44 chứng tỏ giữa các công thức trồng xen với công thức trồng thuần có sự sai khác rõ ở mức tin cậy 95%.

4.5.3. Năng suất sinh vật học

Năng suất sinh vật học bao gồm năng suất thân lá và năng suất củ tươi. Nó thể hiện tiềm năng sinh học của sắn trong việc đồng hóa các yếu tố dinh dưỡng như ánh sáng, nước, không khí, dinh dưỡng khoáng.

Quá trình phát triển thân lá biểu thị khả năng đồng hóa các yếu tố của điều kiện sống ở môi trường nhất định. Sự tích lũy dinh dưỡng, sản phẩm quang hợp đó vào cơ quan kinh tế - củ sắn. Năng suất sinh vật học đóng vai trò quan trọng vì sắn hình thành củ sớm và ổn định về số lượng củ ngay sau trồng từ 2

đến 4 tháng. Sự tích lũy vật chất tạo ra do quang hợp biểu thị ở khả năng vận chuyển các chất đó về củ.

Qua kết quả số liệu ở bảng 4.7 và hình 4.1 cho thấy :

Năng suất sinh vật học biến động trong khoảng 59,33 - 62,73 tấn/ha. Các công thức chênh lệch nhau không đáng kể. Đạt cao nhất là công thức đối

36

chứng với 62,73 tấn/ha. Thấp nhất ở công thức 4 đạt 59,33 tấn/ha thấp hơn công thức đối chứng là 3,4 tấn/ha. Ta thấy sự chênh lệch về năng suất sinh vật học giữa các công thức trồng xen so với công thức trồng thuần đều nhỏ hơn 2,28 chứng tỏ sự sai khác giữa các công thức trồng xen với công thức trồng thuần không có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

Qua những kết quả về năng suất củ tươi, năng suất thân lá và năng suất sinh vật học trên ta thấy rằng năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Giống muốn có được năng suất cao ngoài chế độ chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý còn phụ thuộc rất nhiều vào kiểu gen do giống quy định.

Ở cả năng suất củ tươi, năng suất thân lá và năng suất sinh vật học đều có sai số thí nghiệm nhỏ hơn 10% (trong nông nghiệp có thể chấp nhận cv%

đến 30%), điều đó chứng tỏ kết quả thí nghiệm này là chính xác.

4.5.4. Hệ số thu hoạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số thu hoạch phản ánh xác thực khả năng cho năng suất và sự phân phối hợp lý các chất hữu cơ trong cây.

HSTH = NSCT x 100(%) NSSVH

Nếu thân lá phát triển mạnh thì hệ số thu hoạch có cao nhưng tiềm năng năng suất bị hạn chế. Sắn là cây trồng mà năng suất được hình thành và tạo ra từ phần gỗ, các rễ mọc tự nhiên tạo thành củ. Cây sắn hình thành củ

ngay sau trồng 2 tháng và ổn định ở tháng thứ 4. Do đó, cây sắn cần một hàm lượng dinh dưỡng nhất định để hình thành củ và phát triển thân lá. Mặt khác, cơ quan kinh tế của sắn nằm dưới đất nên không cần thiết phải có nhiều cành lá để mang sản phẩm như cây trồng khác. Tuy nhiên, thân lá phải đủ và duy trì diện tích lá thích hợp để quang hợp và tích lũy vật chất khô.

37

Hình 4.2: Biểu đồ ảnh hưởng của cây trồng xen đến hệ số thu hoạch của giống sắn mới HL2004-28

Qua hình 4.2 ta thấy:

+ Hệ số thu hoạch của giống sắn mới HL2004-28 biến động trong khoảng 51,39 - 59,72%.

+ Công thức đối chứng có hệ số thu hoạch cao nhất đạt 59,72% ở mức tin cậy 95%.

+ Công thức 5 có hệ số thu hoạch thấp nhất đạt 51,39% và thấp hơn công thức đối chứng là 8,33%. Các công thức còn lại đều thấp hơn công thức

đối chứng ở mức tin cậy 95% và chênh lệch nhau không đáng kể.

Ta thấy sự chênh lệch về hệ số thu hoạch giữa các công thức trồng xen so với công thức trồng thuần đều nhỏ hơn 1,43 chứng tỏ sự sai khác giữa các công thức trồng xen với công thức trồng thuần không có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

4.6. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến chất lượng (tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột, năng suất củ khô và năng suất tinh bột) của giống sắn mới HL2004-28

Năng suất và chất lượng là hai yếu tố luôn được quan tâm. Hiện nay, người trồng sắn không chỉ quan tâm đến mỗi năng suất củ tươi mà còn quan tâm đến phẩm chất của sắn. Chỉ tiêu phẩm chất mang tính đặc biệt quan trọng

để người tiêu dùng có hướng sử dụng thích hợp.

Bảng 4.8: Ảnh hưởng của cây trồng xen đến chất lượng của giống sắn mới HL2004-28

38 Công thc T l cht khô (%) Năng sut c khô (tn/ha) T l tinh bt (%) Năng sut tinh bt (tn/ha) 1(đ/c) 36,22 13,57 24,33 9,11 2 35,32 12,15 23,20 7,98 3 35,05 11,52 23,07 7,58 4 35,68 10,76 23,23 7,42 5 35,84 11,11 23,07 7,15 CV% 2,5 2,9 LSD05 0,53 0,41

Hình 4.3: Biểu đổ ảnh hưởng của cây trồng xen đến năng suất củ khô và năng suất tinh bột của giống sắn mới HL2004-28

39

4.6.1. Tỷ lệ chất khô

Sắn có hàm lượng nước trong củ cao từ 60,70%. Muốn tăng năng suất sắn và đảm bảo hàm lượng tinh bột nhiều thì phải lựa chọn giống sắn mang kiểu gen có tỷ lệ chất khô cao. Một số chỉ tiêu lý tưởng cho chọn giống sắn là nâng cao được NSCT thì hàm lượng chất khô không giảm.

Hàm lượng chất khô và tinh bột trong củ luôn có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy hai tính trạng này có thểđồng thời cải tiến nhờ chọn lọc giống.

Qua kết quả số liệu ở bảng 4.8 cho thấy:

Tỷ lệ chất khô của giống sắn mới HL2004-28 ở các công thức thí nghiệm tương đối cao. Biến động trong khoảng 35,05 - 36,22%. Công thức

đối chứng có tỷ lệ chất khô cao nhất đạt 36,22%. Công thức còn lại có tỷ lệ

chất khô thấp hơn công thức đối chứng lần lượt từ 0,38 - 1,17%.

4.6.2. Năng suất củ khô

Hiện nay công nghiệp chế biến sắn phát triển mạnh, nhu cầu sắn tươi làm thực phẩm không nhiều thay vào đó là sử dụng sắn khô trong chế biến, sản xuất bánh kẹo, nhiên liệu sinh học. Do đó, năng suất củ khô là yếu tố quan trọng trong chọn tạo giống hiện nay. Việc nâng cao năng suất củ khô sẽ không ngừng nâng cao năng suất thực thu và giảm chi phí trong công tác chế biến và bảo quản sau thu hoạch.

Năng suất củ khô của một giống sắn được quyết định bởi năng suất củ

tươi và tỷ lệ chất khô. Năng suất củ khô thể hiện phẩm chất các giống sắn, năng suất củ khô cao đồng nghĩa với việc năng suất củ tươi cao và tỷ lệ chất khô cao kéo theo tỷ lệ tinh bột trong củ cũng tăng lên. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong ngành chế biến sắn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả số liệu ở bảng 4.8 và hình 4.3 cho thấy:

Năng suất củ khô biến động trong khoảng 11,11 - 13,57 tấn/ha. Công thức đối chứng có năng suất củ khô cao nhất đạt 13,57 tấn/ha. Các công thức còn lại đều có năng suất củ khô thấp hơn đối chứng. Thấp nhất là công thức 5 với 11,11 tấn/ha thấp hơn công thức đối chứng 2,46 tấn/ha. Ta thấy sự chênh lệch về năng suất củ khô giữa các công thức trồng xen so với công thức trồng thuần đều nhỏ hơn 0,53 chứng tỏ sự sai khác giữa các công thức trồng xen với công thức trồng thuần không có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

40

4.6.3. Tỷ lệ tinh bột

Tỷ lệ tinh bột là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh trực tiếp

đến chất lượng của các dòng, giống sắn. Giống sắn có chất lượng tốt sẽ cho lượng tinh bột cao và ngược lại, tỷ lệ tinh bột trong củ sắn thấp đồng nghĩa với việc chất lượng giống sắn đó kém. Tinh bột được tích lũy tăng dần theo quá trình sinh trưởng của cây. Tinh bột được tích lũy nhiều nhất vào tháng thứ

6 đến tháng 9 sau trồng sau đó giảm dần và ổn định. Tỷ lệ tinh bột còn phụ

thuộc vào thời gian thu hoạch và kỹ thuật thu hoạch. Biết được đặc tính sinh trưởng và phát triển của sắn ta xác định được thời gian và kỹ thuật để đạt

được năng suất tinh bột cao nhất.

Qua kết quả số liệu ở bảng 4.8 cho thấy:

Tỷ lệ tinh bột giữa các công thức chênh lệch không đáng kể và biến

động trong khoảng 23,07 - 24,33%. Công thức 3 và 5 có tỷ lệ tinh bột thấp nhất đạt 23,07% và thấp hơn công thức đối chứng 1,26%. Công thức đối chứng có tỷ lệ tinh bột cao nhất đạt 24,33%.

4.6.4. Năng suất tinh bột

NSTB là một chỉ tiêu quan trọng quyết định giá trị của giống đó. Hiện nay ngành công nghiệp chế biến đang rất phát triển nên việc tạo ra những giống sắn có NSTB cao có ý nghĩa rất lớn.

Qua kết quả số liệu ở bảng 4.8 và hình 4.3 cho thấy:

Năng suất tinh bột biến động trong khoảng 7,15 - 9,11 tấn/ha. Công thức đối chứng có năng suất tinh bột cao nhất đạt 9,11 tấn/ha. Các công thức còn lại có năng suất tinh bột thấp hơn công thức đối chứng lần lượt từ 1,13- 1,96 tấn/ha. Ta thấy sự chênh lệch về năng suất tinh bột giữa các công thức trồng xen so với công thức đối chứng đều nhỏ hơn 0,41 chứng tỏ sự sai khác giữa các công thức trồng xen với công thức đối chứng không có ý nghĩa ở

mức tin cậy 95%.

Qua theo dõi ảnh hưởng của cây trồng xen đến chất lượng của giống sắn mới HL2004-28 ta thấy rằng các công thức trồng xen đều có tỷ lệ chất khô, năng suất củ khô, tỷ lệ tinh bột, năng suất tinh bột thấp hơn trồng thuần và chênh lệch nhau không nhiều.

41

4.7. Kết quả nghiên cứu năng suất các loại cây trồng xen khi xen với giống sắn mới HL2004-28. giống sắn mới HL2004-28.

Khi trồng xen sắn ngoài việc thu được năng suất sắn còn thu được thêm năng suất của cây trồng xen, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích và góp phần duy trì độ phì nhiêu của đất trồng sắn. Vì sau khi thu hoạch, thân, rễ và lá cây của cây trồng xen sẽ tự phân hủy, tăng cường chất mùn hữu cơ, tăng độ phì nhiêu cho đất và bảo vệ nguồn nước ngầm. Ở miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam, mưa lớn tập trung theo mùa và phân phối không

đều, sắn là cây trồng rộng hàng, thời gian đầu cây sắn chưa kịp phát triển để

che phủ nên sự xói mòn đất trên bề mặt là rất lớn. Do đó, trồng xen sắn còn có ý nghĩa lớn trong việc che phủđất, chống xói mòn.

Bảng 4.9: Kết quả nghiên cứu năng suất các loại cây trồng xen khi xen với giống sắn mới HL2004-28

Đơn vị: tạ/ha

Công thức Năng suất cây trồng xen

Năng suất thân

Năng suất sinh vật học 1 (đ/c) - - - 2 10,13 44,17 54,30 3 8,73 38,53 47,27 4 5,50 24,30 29,80 5 28,90 127,67 156,57 CV% 2,1 2,5 2,1 LSD05 0,40 2,14 2,25 Qua bảng số liệu 4.9 ta thấy:

Trong các công thức trồng xen thì ở công thức 5 (ngô là cây trồng xen) cho năng suất cây trồng xen cao nhất với 28,90 tạ/ha, cũng là công thức trả lại cho đất phần thân lá nhiều nhất với 127,67 tạ/ha và năng suất sinh vật học cao nhất với 156,57 tạ/ha. Tiếp đến là công thức 2 (lạc là cây trồng xen) cho năng suất 10,13 tạ/ha, trả lại cho đất phần thân lá là 44,17 tạ/ha và cho năng suất sinh vật học là 54,30 tạ/ha. Thấp nhất là công thức 4 (đậu xanh là cây trồng xen) cho năng suất 5,50 tạ/ha, trả lại cho đất phần thân lá 24,30 tạ/ha và cho

42 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năng suất sinh vật học là 19,80 tạ/ha. Tất cả các chỉ tiêu trên đều có sự sai khác rõ ở mức tin cậy 95%.

Qua đó cho thấy bên cạnh việc nâng cao hiệu quả kinh tế/ha, trồng xen còn trả lại cho đất một lượng vật chất hữu cơ đáng kể.

4.8.Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của cây trồng xen đến hiệu quả kinh tế của giống sắn mới HL2004-28 tế của giống sắn mới HL2004-28

Hiện nay cây sắn không chỉ là cây lương thực truyền thống mà còn là cây hàng hóa. Trồng sắn không đơn thuần chỉ để ăn, để chăn nuôi tại nhà mà còn để bán đem lại lợi nhuận kinh tế. Chính vì vậy, hiệu quả kinh tế là mục

đích của người trồng sắn và cũng là của những nhà chọn giống. Hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố: Giống, thời vụ, khí hậu, kỹ thuật canh tác và điều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cây trồng xen đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống sắn mới HL2004-28 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 42)