Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cây trồng xen đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống sắn mới HL2004-28 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 30)

- Số liệu thí nghiệm được xây dựng thành cơ sở dữ liệu trong Excel. - Phân tích thống kê được tiến hành theo hướng dẫn của Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng (Đỗ Thị Ngọc Oanh và CS, 2004) và sử dụng phần mền thống kê IRRISTAT.

22

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu Thái Nguyên năm 2013

Điều kiện ngoại cảnh là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cây trồng. Vì vậy, để có kết luận chính xác về khả năng sinh trưởng, khả năng cho năng suất của giống sắn tham gia thí nghiệm ta phải nắm được tình hình thời tiết khí hậu của khu vực vì năng suất, chất lượng sắn không những phụ thuộc vào giống và kỹ thuật thâm canh mà còn phụ thuộc vào khí hậu vùng trồng sắn.

Tình hình khí hậu năm 2013 tại Thái Nguyên được thể hiện ở bảng 4.1. Bảng 4.1: Bảng thời tiết khí hậu năm 2013 tại Thái Nguyên

Yếu tố Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Ẩm độ không khí trung bình (%) Tổng lượng mưa (mm) Tổng số giờ nắng (giờ) 1 14,9 81 11,4 12 2 19,3 86 28,9 36 3 23,6 80 16,4 49 4 24,6 81 69,0 50 5 27,9 81 298,2 150 6 29,0 81 256,7 165 7 27,9 86 974,1 140 8 28,3 85 405,7 167 9 26,4 85 352,2 116 10 24,6 78 83,0 147 11 22,2 76 44,8 98 12 15,0 75 32,2 186

23

Qua bảng số liệu 4.1 ta có nhận xét: Tình hình thời tiết khí hậu của Thái Nguyên trong năm 2013 có sự biến đổi thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của sắn:

- Thời gian trồng sắn vào ngày 20/2 mà tháng 2 và tháng 3 có nhiệt độ

trung bình 19,9 0C - 23,40C thuận lợi cho hom sắn mọc mầm.

- Từ tháng 4 đến tháng 9 nhiệt độ trung bình từ 25,2 - 27,40C cao nhất là tháng 5 là 29,60C, lượng mưa dao động từ 69,0 - 352,2 mm và cao nhất đạt

đến 974,1 mm ở tháng 7. Điều kiện này thuận lợi cho sự sinh trưởng thân lá và tích luỹ dinh dưỡng cho cây sắn.

- Tháng 10 và tháng 11 nhiệt độ giảm dần, tháng 10 nhiệt độ trung bình là 250C, tháng 11 là 23,00C. Theo đó ẩm độ, lượng mưa và số giờ nắng cũng giảm. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tích luỹ dinh dưỡng vào củ.

Nhìn chung, tình hình thời tiết khí hậu Thái Nguyên trong năm 2013 là phù hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sắn.

4.2. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến tốc độ sinh trưởng của giống sắn mới HL2004-28 mới HL2004-28

4.2.1. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn giống sắn mới HL2004-28

Sinh trưởng chiều cao cây là biểu hiện của sự đồng hóa các chất dinh dưỡng và các yếu tố ngoại cảnh được thể hiện ra bên ngoài, chúng ta có thể

quan sát, đo đếm được tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, từ đó ta biết được

đặc điểm của từng giống sắn. Nếu cây có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây mạnh thì lượng vật chất do quang hợp tạo ra có sự cạnh tranh giữa cung cấp

để phát triển thân lá và tích lũy dinh dưỡng vào củ. Nếu sự phân bố này quá nhiều cho sự phát triển thân lá thì sẽ có quá ít sản phẩm tích lũy vào củ dẫn

đến hạn chế năng suất. Sự phân phối sản phẩm quang hợp cân đối là cơ sở tạo ra năng suất cao sau này.

24

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của cây trồng xen đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn mới HL2004-28

Đơn vị tính: cm/ngày Công thức Tháng sau trồng 4 5 6 7 8 1(đ/c) 2,00 1,15 1,07 0,72 0,40 2 2,02 1,15 1,07 0,73 0,39 3 1,95 1,08 1,08 0,73 0,40 4 1,95 1,09 1,06 0,74 0,39 5 2,22 1,29 1,05 0,76 0,41 Qua bảng số liệu 4.2 cho ta thấy:

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn mới HL2004-28 trong các công thức thí nghiệm có sự khác nhau.

- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt cực đại ở tháng thứ 4 sau trồng, giảm dần ở các tháng tiếp theo. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của công thức 5 đạt giá trị cao nhất 2,22 cm/ngày, cao hơn so với công thức đối chứng là 0,22 cm/ngày. Công thức 3 và công thức 4 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất (1,95 cm) và thấp hơn công thức đối chứng là 0,05 cm/ngày.

- Ở tháng thứ 5 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây biến động trong khoảng 1,08 - 1,29 cm/ngày. Công thức 5 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao nhất đạt 1,29 cm/ngày. Các công thức còn lại đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tương đương hoặc thấp hơn công thức đối chứng.

- Ở tháng thứ 6 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây biến động trong khoảng 1,05 - 1,08 cm/ngày. Trong đó công thức 3 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 1,08 cm/ngày cao hơn so với công thức đối chứng 0,01 cm/ngày. Công thức 5 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất đạt 1,05 cm/ngày thấp hơn so với công thức đối chứng 0,02 cm/ngày. Tiếp đến là công thức 4 thấp hơn công thức đối chứng 0,01 cm/ngày. Công thức 2 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tương đương với công thức đối chứng (1,07 cm/ngày).

- Ở tháng thứ 7 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây biến động trong khoảng 0,72 - 0,76 cm/ngày. Mức độ chênh lệch giữa các công thức không đáng kể.

- Ở tháng thứ 8 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây biến động trong khoảng 0,39 - 0,41 cm/ngày, có xu hướng giảm mạnh so với các tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25

trước và hầu như không thay đổi ở những tháng giai đoạn cuối. Có thể nói đây là giai đoạn hoàn tất lượng vật chất hữu cơ tổng hợp về cơ quan kinh tế (củ)

để chuẩn bị cho thời kỳ thu hoạch, đồng thời giảm thiểu lượng dinh dưỡng trong thân lá.

Ta nhận thấy trong cùng một giống sắn, điều kiện tự nhiên như nhau nhưng khi trồng xen với các loại cây khác nhau, thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cũng khác nhau. Cụ thể ở công thức 5 (trồng xen ngô với sắn), giai

đoạn đầu cây ngô cũng phát triển nhanh nên có sự cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng làm cây sắn ở công thức này vươn cao hơn so với các công thức khác.

4.2.2. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến tốc độ ra lá của giống sắn mới HL2004-28 HL2004-28

- Đồng thời cùng với tăng trưởng chiều cao cây, cây sắn liên tục ra lá trong suốt quá trình sinh trưởng.

- Lá có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, tích lũy và vận chuyển các chất đồng hóa đi nuôi các bộ phận khác của cây. Tốc độ ra lá có liên quan đến tổng diện tích lá, khả năng quang hợp và quá trình tích lũy vật chất khô của cây, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, phẩm chất củ. Tốc độ ra lá nhanh thì cây sẽ nhanh chóng đạt được chỉ số diện tích lá cao, quang hợp diễn ra mạnh tạo điều kiện cho việc hình thành năng suất củ. Nếu tốc độ ra lá chậm thì chỉ số diện tích lá trên cây thấp, khả năng quang hợp của cây kém, cây sinh trưởng còi cọc dẫn đến năng suất thấp và chất lượng kém. Tốc độ ra lá phản ánh tình hình sinh trưởng, đặc tính của giống, sự thích ứng của giống với điều kiện sinh thái và kỹ thuật canh tác. Quá trình ra lá của cây sắn diễn ra đồng thời với quá trình tích lũy vật chất khô vào củ. Vì vậy tốc độ

ra lá quá cao, dinh dưỡng tập trung cho quá trình hình thành thân lá nhiều sẽ

giảm lượng dinh dưỡng tập trung về củ cho củ bé và nhiều xơ. Kết quả theo dõi tốc độ ra lá giống sắn tham gia thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.3.

26

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của cây trồng xen đến tốc độ ra lá của giống sắn mới HL2004-28 Đơn vị tính: Lá/ngày Công thức Tháng sau trồng 4 5 6 7 8 1(đ/c) 1,13 0,81 0,70 0,46 0,36 2 1,12 0,76 0,66 0,40 0,27 3 1,11 0,75 0,64 0,40 0,25 4 1,11 0,75 0,64 0,39 0,26 5 1,04 0,74 0,60 0,37 0,24 Qua bảng số liệu 4.9 cho ta thấy: - Ở tháng thứ 4 sau trồng: Tốc độ ra lá của giống sắn mới HL2004-28

đạt cực đại, biến động trong khoảng 1,04 - 1,13 lá/ngày. Trong đó công thức

đối chứng có tốc độ ra lá cao nhất đạt 1,13 lá/ngày. Các công thức còn lại đều có tốc độ ra lá thấp hơn công thức đối chứng lần lượt từ 0,01 - 0,09 lá/ngày. Trong đó công thức 5 có tốc độ ra lá thấp nhất đạt 1,04 lá/ngày thấp hơn công thức đối chứng 0,09 lá/ngày .

- Ở tháng thứ 5 và 6 sau trồng: Tốc độ ra lá của giống sắn mới HL2004-28 giảm dần nhưng không đáng kể.

- Ở tháng thứ 7 và 8 sau trồng: Tốc độ ra lá của giống sắn mới HL2004-28 trong các công thức thí nghiệm đều giảm đáng kể so với các tháng trước. Đây là giai đoạn cây bắt đầu ngừng sinh trưởng nên tốc độ ra lá của các dòng, giống sắn hầu như không còn nữa.

Qua theo dõi tốc độ ra lá của các giống sắn ở các tháng sau trồng ta nhận thấy, công thức sắn trồng thuần có tốc độ ra lá trung bình ở các tháng là cao nhất và thấp nhất là công thức trồng ngô xen sắn. Vậy chứng tỏ rằng công thức sắn trồng thuần có diện tích lá tăng nhanh và khả năng quang hợp cao nhất tạo điều kiện tốt cho sự hình thành và tăng năng suất củ sau này. Ngược lại, công thức trồng ngô xen sắn có diện tích lá tăng chậm và khả năng quang hợp kém hơn các công thức còn lại.

27

4.2.3. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến tuổi thọ lá của giống sắn mới HL2004-28 HL2004-28

Ngoài hai chỉ tiêu trên là tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và tốc độ ra lá ảnh hưởng đến năng suất của cây sắn thì tuổi thọ lá cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất sắn. Tuổi thọ lá phản ánh khả

năng cung cấp vật chất khô cho bộ phận thu hoạch của cây, là cơ sở quyết

định đến năng suất, chất lượng sắn. Tuổi thọ lá dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và chịu tác động của các yếu tố như ánh sáng, lượng mưa và nhiệt độ. Kết quả theo dõi thu được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của cây trồng xen đến tuổi thọ lá của giống sắn mới HL2004-28 Đơn vị tính: Ngày Công thức Tháng sau trồng 4 5 6 7 8 1(đ/c) 79,44 84,27 75,03 67,87 49,27 2 84,00 87,60 78,33 69,03 50,27 3 83,96 87,17 79,15 70,33 50,00 4 84,62 87,50 79,20 70,90 51,17 5 86,80 90,83 81,33 72,23 55,57 Qua bảng số liệu 4.4 ta thấy:

- Tuổi thọ lá của các công thức là khác nhau và không đồng đều giữa các tháng. Tất cả các công thức trong thí nghiệm đều có tuổi thọ lá đạt cực đại vào tháng thứ 5 sau trồng và sau đó giảm dần.

- Ở tháng thứ 4 sau trồng: Tuổi thọ lá biến động trong khoảng 79,44 - 86,80 ngày. Trong đó công thức 5 có tuổi thọ lá cao nhất đạt 86,80 ngày cao hơn đối chứng là 7,36 ngày. Các công thức còn lại đều cao hơn công thức đối chứng và chênh lệch nhau không nhiều.

- Ở tháng thứ 5 sau trồng: Tuổi thọ lá của cây sắn đều đạt giá trị cao nhất. Trong đó công thức đối chứng có tuổi thọ lá thấp nhất đạt 84,27 ngày. Công thức 5 có tuổi thọ lá cao nhất đạt 90,83 ngày. Các công thức còn lại đều cao hơn công thức đối chứng và chênh lệch nhau không nhiều.

28

- Ở tháng thứ 6 và 7 sau trồng: Ở các tháng này, tuổi thọ lá của công thức

đối chứng vẫn là thấp nhất và cao nhất vẫn là công thức 5.

- Ở tháng thứ 8 sau trồng: Tuổi thọ lá ở các công thức đều giảm đáng kể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

so với các tháng trước.

Nhìn chung, các tháng tiếp theo tuổi thọ lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm liên tục giảm. Điều này hoàn toàn phù hợp trong giai đoạn sinh trưởng thân lá giảm để tập trung dinh dưỡng tích lũy về củ, mặt khác trong thời gian này nhiệt độ và độ ẩm giảm, không có mưa khiến cho tuổi thọ lá ở

các công thức thí nghiệm giảm xuống. Công thức 5 có tuổi thọ lá cao nhất trong các tháng do có sự cạnh tranh ánh sáng với cây trồng xen là ngô.

4.3. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến một số đặc điểm nông sinh học của giống sắn mới HL2004-28 giống sắn mới HL2004-28

Mỗi loại cây trồng đều có đặc điểm nông sinh học riêng, sắn cũng vậy.

Đặc điểm nông sinh học là các đặc điểm hình dáng bên ngoài để ta dễ dàng phân biệt cây trồng này với cây trồng khác. Đồng thời dựa vào đó ta có thể

chọn được giống tốt, cho năng suất cao. Các đặc điểm đó được thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của cây trồng xen đến một số đặc điểm nông sinh học của giống sắn mới HL2004-28

CT Chiều cao thân chính (cm) Chiều dài các cấp cành (cm) Chiều cao cây (cm) Đường kính gốc (cm) Tổng số (lá/cây) Cành cấp 1 Cành cấp 2 – 3 1(đ/c) 194,53 101,68 26,83 323,08 3,18 144,53 2 202,07 92,13 31,93 326,13 3,14 141,53 3 206,33 91,42 32,30 330,05 3,10 142,47 4 205,60 91,35 32,35 329,30 3,14 140,33 5 219,07 88,28 29,67 337,02 3,08 138,67

4.3.1. Chiều cao thân chính

Được tính từ mặt đất tới điểm phân cành, thân chính cao hay thấp tùy thuộc vào giống. Nếu chiều cao thân chính thấp thì phân cành nhiều, ngược lại thân chính cao, mập phân cành ít. Chiều cao thân chính ảnh hưởng tới tổng

29

số lá trên thân. Chiều cao thân chính thấp có ý nghĩa lớn trong việc cơ giới hóa nghề trồng sắn và có khả năng chống đổ tốt.

Qua bảng số liệu 4.5 ta thấy:

- Giống sắn mới HL2004-28 trong các công thức thí nghiệm có chiều cao thân chính biến động trong khoảng 194,53 - 219,07 cm.

- Các công thức trồng xen đều có chiều cao thân chính cao hơn công thức trồng thuần lần lượt từ 7,54 - 24,54 cm. Trong đó công thức 5 (ngô là cây trồng xen) có chiều cao thân chính cao nhất đạt 219,07 cm cao hơn công thức đối chứng là 24,54 cm.

4.3.2. Sự phân cành của giống sắn tham gia thí nghiệm

Sự phân cành là cơ sở để xác định mật độ trồng và trồng xen sao cho thích hợp nhằm đạt được năng suất cao, phẩm chất tốt và là một trong những cơ sởđể chọn tạo giống.

Qua bảng số liệu 4.5 ta thấy:

Giống sắn mới HL2004-28 trong các công thức thí nghiệm có sự phân cành.

- Chiều dài cành cấp 1: Chiều dài cành cấp 1 của giống sắn mới trong các công thức thí nghiệm biến động trong khoảng 88,28 - 101,68 cm.

Công thức đối chứng có chiều dài cành cấp 1 cao nhất đạt 101,68 cm. Các công thức còn lại đều có chiều dài cành cấp 1 thấp hơn công thức

đối chứng lần lượt từ 9,55 - 13,40 cm.

- Chiều dài cành cấp 2 - 3: Chiều dài cành cấp 2 - 3 của giống sắn mới trong các công thức thí nghiệm biến động trong khoảng 26,83 - 32,35 cm.

Các công thức trồng xen đều có chiều dài cành cấp 2 - 3 cao hơn công thức trồng thuần lần lượt từ 2,84 - 5,52 cm.

4.3.3. Chiều cao cây

Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến ngọn, đặc tính này phản ánh khả năng chống đổ, khả năng trồng xen. Ngoài ra, còn cho thấy về đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây.

Qua bảng số liệu 4.5 ta thấy:

Chiều cao của giống sắn mới HL2004-28 trong các công thức thí nghiệm biến động trong khoảng 323,08 - 337,02 cm.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cây trồng xen đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống sắn mới HL2004-28 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 30)