0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Triển khai mô hình gây bỏng nhiệt thực nghiệm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BỎNG CỦA EB12 TRÊN THỰC NGHIỆM (Trang 36 -36 )

Thỏ được gây bỏng theo quy trình đã mô tả, minh họa bằng hình ảnh dưới đây:

(a) (b)

Hình 3.1: Quá trình gây bỏng thực nghiệm.

(a)Loại bỏ lông; (b) Sử dụng nguồn nhiệt;

Theo dõi diễn biến của các vết bỏng tương ứng với các khoảng thời gian gây bỏng 35, 40 và 50 giây cho thấy:

Tình trạng đại thể: sau khi gây bỏng, vết bỏng có màu trắng ngà, khoảng 1-2 giờ sau bắt đầu phù nề, sung huyết (hình 3.2a). Sau 3 ngày, các vết bỏng bắt đầu loét và xuất hiện hoại tử ướt (hình 3.2b).

(a) (b)

Hình 3.2: Hình ảnh vết thương sau khi gây bỏng

(a): ngay sau khi gây bỏng; (b): 3 ngày sau khi gây bỏng

Phân tích cấu trúc vi thể mô tổn thương vào ngày thứ 3 sau khi gây bỏng cho thấy các vết bỏng đều có những tổn thương đặc trưng như hoại tử vùng trung tâm, các tế bào viêm tập trung tại vùng tổn thương, viêm lan tỏa vùng da xung quanh.

mức độ tổn thương không trầm trọng. Vùng ngoài tổn thương không phù nề, không có các tế bào viêm xâm nhập, da trong giới hạn bình thường (hình 3.3).

(a) (b)

Hình 3.3: Hình ảnh vi thể vết bỏng với thời gian gây bỏng 35 giây (nhuộm HE)

(a) Da vùng lành và tổn thương (x40); (b) Da vùng tổn thương (x100)

Vết bỏng với thời gian gây bỏng 40 giây có hoại tử da nặng sâu tới các nang lông của lớp trung bì. Lớp mô liên kết ở vùng tổn thương xâm nhập dày đặc bạch cầu đa nhân. Vùng ngoài tổn thương có bạch cầu đa nhân rải rác ở mô liên kết trung bì, phản ứng viêm phù nề nhẹ (hình 3.4).

(a) (b)

Hình 3.4: Hình ảnh vi thể vết bỏng với thời gian gây bỏng 40 giây (nhuộm HE)

(a): Da vùng lành và vùng tổn thương (x40); (b) Da vùng tổn thương (x400)

Với thời gian gây bỏng 50 giây, da bị tổn thương nặng, hoại tử sâu, bạch cầu đa nhân xâm nhập vào mô mỡ. Vùng ngoài tổn thương bị sung huyết, phù nề, xâm nhập nhiều bạch cầu đa nhân vào mô liên kết trung bì, phản ứng viêm phù vừa (hình 3.5).

(a) (b)

Hình 3.5: Hình ảnh vi thể vết bỏng với thời gian gây bỏng 50 giây (nhuộm HE)

(a) Da vùng lành và vùng tổn thương (x40); (b) Da vùng tổn thương (x400)

Nhận xét: mức độ tổn thương tăng theo thời gian gây bỏng. Gây bỏng ở thời gian 35 giây tạo ra vết bỏng độ III nông, vùng da xung quanh không có phản ứng viêm. Thời gian gây bỏng 40 giây tạo ra vết bỏng độ III sâu, da vùng xung quanh tổn thương viêm nhẹ. Với thời gian gây bỏng 50 giây, vết bỏng tạo ra sâu độ IV, viêm xâm nhập tới lớp mỡ và cơ vân, vùng da xung quanh có phản ứng viêm vừa.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BỎNG CỦA EB12 TRÊN THỰC NGHIỆM (Trang 36 -36 )

×