Ngay sau khi bị tổn thương, tại vị trí vết thương có phản ứng viêm cấp. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm ngăn ngừa sự lan rộng của các tác nhân gây hại đến các mô lân cận, loại bỏ các mầm bệnh cũng như các tế bào chết của cơ thể, tạo điều kiện cho quá trình liền vết thương xảy ra [1]. Tuy nhiên, nếu đáp ứng viêm của cơ thể xảy ra quá mức sẽ gây tổn thương mô thứ phát, làm chậm chễ quá trình liền vết thương, thậm chí gây ra những rối loạn toàn thân. Vì vậy nếu thuốc điều trị tại chỗ có tác dụng lên quá trình viêm, ngăn cản phản ứng viêm quá mức sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình liền vết thương xảy ra [57].
Để đánh giá mức độ viêm của vết bỏng, chúng tôi dựa trên những đặc trưng cơ bản của phản ứng viêm cấp như: sung huyết, phù nề, tiết dịch, loét. Các chỉ tiêu được đánh giá bằng phương pháp cho điểm từ 0 đến 3 điểm thể hiện cho mức độ nặng của phản ứng viêm. Tình trạng viêm của vết bỏng được đánh giá dựa trên tổng điểm của 4 chỉ tiêu trên, phản ứng viêm càng mạnh, tổng điểm càng cao. Kết quả theo dõi, đánh giá và cho điểm hàng ngày của các vết bỏng cho thấy:
Tại thời điểm bắt đầu điều trị, các vết bỏng phù nề, sung huyết, bắt đầu loét và có biểu hiện có hoại tử ướt. Các điểm số cho thấy không có sự khác biệt về mức độ bỏng giữa các lô (p>0,05). Điều này chứng tỏ quá trình gây bỏng và phân lô là tương đối đồng đều.
Tại thời điểm 7 ngày sau khi điều trị, các vết bỏng vẫn chảy dịch. Ở vùng không loét, các chất tiết và mô hoại tử tạo thành lớp vảy dày, bên dưới lớp vảy có nhiều mủ trắng. Đánh giá cho thấy mức độ viêm ở các lô đều tăng lên. Đây là diễn biến
sinh lý bình thường của giai đoạn viêm cấp sau bỏng. Đồng thời cũng phù hợp với kết quả phân lập VK tại vết bỏng mà chúng tôi đã trình bày ở phần trước. Sự có mặt của VK tại vết bỏng thúc đẩy phản ứng viêm xảy ra mạnh mẽ hơn.
Những quan sát sau đó cho thấy mức độ viêm giảm dần ở tất cả các lô, các vết bỏng không còn sung huyết và phù nề, giảm dần dịch tiết, các vết bỏng co lại dần. Tại thời điểm 21 ngày sau khi điều trị, các vết bỏng ở lô chứng dương có mức độ bỏng thấp hơn so với lô bôi tá dược, tuy nhiên sự khác biệt chưa đạt mức ý nghĩa thống kê.
Lô EB12 1000µg/g cho thấy sự giảm mức độ bỏng so với lô bôi tá dược ở các thời điểm 14 và 21 ngày sau khi điều trị, tuy nhiên sự khác biệt cũng chưa đạt mức ý nghĩa thống kê.
Kết quả trên cho thấy, kem EB12 các hàm lượng 100µg/g và 1000µg/g dùng tại chỗ chưa thể hiện tác dụng chống viêm, làm sạch vết bỏng một cách rõ rệt. Thực tế, chưa có nghiên cứu đánh giá tác dụng chống viêm tại chỗ của eleutherin,
isoeleutherin hoặc dịch chiết Sâm đại hành. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy eleutherin isoeleutherin có tác dụng chống viêm cấp khi dùng đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống.
Nghiên cứu của Tessele PB và cộng sự năm 2011 cho thấy tiêm tĩnh mạch eleutherin hoặc isoeleutherin với liều từ 1,04 đến 34,92 mmol/kg có tác dụng giảm phù chân chuột trong mô hình gây phù thực nghiệm bằng carrageenin, tác dụng của chúng tương đương với indomethacin tiêm đường tĩnh mạch với liều 13,90
mmol/kg [56]. Cũng trong nghiên cứu này, isoeleutherin liều 34,92 mmol/kg dùng đường uống có tác dụng giảm phù chân chuột trong mô hình gây viêm bằng carrageenin, tác dụng này tương đương indomethacin liều 13,90 mmol/kg dùng đường uống. Tuy nhiên, eleutherin dùng đường uống không có tác dụng giảm phù chân chuột. Điều này gợi ý rằng tác dụng của eleutherin và isoeleutherin khác nhau và tác dụng của chúng phụ thuộc vào đường dùng. Sự khác nhau này có thể liên quan đến cấu hình quang học và sự hấp thu các chất.
chống viêm in vitro do ức chế tổng hợp nitric oxide trong mô hình gây viêm bằng lipopolysaccharide [54].
Sự khác biệt về kết quả nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác có thể do liều lượng và đường dùng khác nhau.