0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Về tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm in vitro của EB12

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BỎNG CỦA EB12 TRÊN THỰC NGHIỆM (Trang 48 -48 )

Kết quả nghiên cứu in vitro cho thấy dung dịch EB12 nồng độ 50 µg/ml và 100 µg/ml có tác dụng ức chế sự phát triển của các VK Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Bacillus pumilus, Shigella flexneri Proteus mirabilis, không có tác dụng ức chế đối với các vi khuẩn và vi nấm: E.coli, Samolnella typhi, P. aeruginosa, Bacillus cereus, Saracina lutea, C. albican, Aspergic sp. , nấm Mốc xanh, nấm Mốc đen. Kết quả này phù hợp với kết quả của một số tác giả trong và ngoài nước:

Ifesan và cộng sự (2009) đã nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết toàn phần và các phân đoạn dịch chiết của E. americana trong đó eleutherin và isoeleutherin là các thành phần có hoạt tính chính. Kết quả cho thấy các dịch chiết này có tác dụng ức chế sự phát triển của các VK B. subtilis, S. aureus và một số VK khác như B. cereus, B. licheniformis , không có tác dụng trên P. aeruginosaE. coli [41], [42].

hành tác dụng kháng khuẩn đối với các VK S. aureus, S. faecalis, Aeromonas hydrophila, tác dụng yếu hơn trên P. aeruginosa và yếu nhất trên E. coli [5]. Kết quả này phù hợp với kết quả của chúng tôi, mẫu thử EB12 ở các nồng độ 50µg/ml và 100µg/ml không thể hiện tác dụng ức chế đối với P. aeruginosaE. coli trong khi ức chế rõ rệt S. aureus.

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy dịch chiết của Sâm đại hành có tác dụng kháng khuẩn đối với các VK tương tự [9], [11], [24], [62].

Tác dụng kháng khuẩn của eleutherin và isoeleutherin đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu. Cơ chế kháng khuẩn có thể giải thích dựa trên cấu trúc phân tử của eleutherin và isoeleutherin, vốn có bản chất là những naphtoquinon [25], [42].

Naphtoquinon là nhóm các chất chuyển hóa thứ cấp có mặt rộng rãi trong tự nhiên, ở nhiều họ thực vật, nhiều loại vi sinh vật như VK và nấm…với nhiều vai trò sinh lý khác nhau [25]. Chúng là nhóm các chất có nhiều hoạt tính dược lý như chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, gây độc tế bào,… do có khả năng hoạt động như những chất ức chế vận chuyển điện tử, ngăn cản phosphoryl oxy hóa, bất hoạt các acid amin…[25], [40]. Những thực vật có chứa naphtoquinon thường được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian và gần đây ngày càng được nghiên cứu sử dụng nhiều trong y học hiện đại.

Cơ chế kháng khuẩn của eleutherin và isoeleutherin đã được một số tác giả giải thích dựa trên cơ chế tác dụng chung của naphtoquinon như sau:

- Cạnh tranh vận chuyển điện tử với các thành phần trong màng tế bào, dẫn đến thay đổi vận chuyển các ion qua màng, thay đổi các cơ chế vận chuyển tích cực qua màng [40].

- Tạo phức không phục hồi với các nhóm amin trong protein, do đó làm thay đổi cấu trúc và chức năng của các protein trong tế bào [46], [40].

- Kết hợp với ADN, ức chế tổng hợp ARNm, do đó ngăn cản tổng hợp protein [25], [40].

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BỎNG CỦA EB12 TRÊN THỰC NGHIỆM (Trang 48 -48 )

×