PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2.3 Thí nghiệm 3: Nghiên cứu sự ảnh hưởng các nồng độ khác nhau của Potassium ntrate đến khả năng tổng hợp IAA của các chủng vi khuẩn
ntrate đến khả năng tổng hợp IAA của các chủng vi khuẩn
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của Nồng độ Potassium nitrate (%) đến khả năng tổng hợp IAA của 4 chủng vi khuẩn RHT1, RHT2, RA22, RĐ15 (sau 3 ngày nuôi cấy)
Chủng
Đối chứng Nồng độ Potassium nitrate (%)
0 0,5 0,75 1,00 1,25 1,50 1,75 2,00 [IAA] tổng hợp (µg/ml) RHT1 701,00 341,30 38,00 115,3 0 96,70 703,30 333,30 621,70 RHT2 774,70 162,70 77,30 104,30 82,30 0,00 0,00 0,00 RA22 690,70 774,30 10,30 209,00 0,00 0,00 0,00 0,00
RĐ15 648,00 715,00 628,80 588,70 488,70 0,00 0,00 0,00
CV% 0,10 0,10 0,40 0,30 0,40 0,20 0,40 0,30
LSD0,05 0,40 0,40 0,50 0,40 0,50 0,20 0,20 0,30
Với các nồng độ Potassium nitrate khác nhau thì có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng tổng hợp IAA của các chủng vi khuẩn. Trong 4 chủng vi khuẩn này thì có chủng RHT1 là vẫn duy trì khả năng tổng hợp IAA khi bổ sung KNO3 còn các chủng vi khuẩn khác (RHT2, RA22, RĐ15) thì khi tăng nồng độ KNO3 lên đến 1,25% đến 2% thì không còn khả năng tổng hợp IAA nữa.
Đối với chủng RHT1 thì khi bổ sung KNO3 thì so với đối chứng (701 µg/ml) thì cao hơn là 703,30 µg/ml tại nồng độ KNO3 là 1,50 %. Tại nồng độ KNO3 là 0,5 % thì chủng RA22 đạt được nồng độ IAA cao nhất là 774,30 µg/ml so với đối chứng là 690,70 µg/ml. Tương tự thì chủng RĐ15 cũng đạt được nồng độ IAA cao nhất 715 µg/ml với nồng độ KNO3 là 0,5%. Chủng RHT2 thì khi bổ sung KNO3 là không phù hợp cho tổng hợp IAA khi nồng độ tổng hợp cao nhất là 162,70 µg/ml khi nồng độ KNO3 là 0,50 % lại thấp hơn rất nhiều so với đối chứng không bổ sung KNO3 là 774,70 µg/ml.
Như vậy thì đối với mỗi nồng độ KNO3 thì có ảnh hưởng khác nhau đến các chủng vi khuẩn. Hầu hết khi nồng độ KNO3 tăng quá cao đới với các chủng RHT2, RA22, RĐ15 thì sẽ ức chế tổng hợp IAA, chỉ mỗi chủng RHT1 là không theo quy luật đấy khi tại các nồng độ 1,5 %, 1,75 %, 2,0% KNO3 thì vẫn tổng hợp khá cao IAA. Kết luận là khi bổ sung KNO3 với chủng RHT2 thì không đạt được khả năng tổng hợp IAA cao nhất, với chủng RHT1 thì không cho thấy sự vượt trội về khả năng tổng hợp giữa đối chứng và sau khi bổ sung khi sự chênh lệch không lớn như theo nghiên cứu của Sridevi và Mallaiah (2008) do khả năng tương tác của các chủng vi khuẩn của tác giả không giống với các chủng đang nghiên cứu. Còn chủng RA22 và RĐ15 thì vẫn có được sự khác biệt giữa bổ sung KNO3 với đối chứng như theo nghiên cứu của Sridevi và Mallaiah (2008).
của 4 chủng vi khuẩn RHT1, RHT2, RA22, RĐ15 (sau 3 ngày nuôi cấy)