2010 tại Gia Lâm –Hà Nội
3.30. Nguồn gốc và loại hình của các dòng tẻ cẩm mới
STT Ký hiệu dòng Thế hệ chọn lọc Tổ hợp lai Loại hình
1 TĐ1 F7 N7/IRBB21 Thấp cây trung bình, ngắn ngày, trung tính 2 TĐ2 F7 N7/IRBB21 Thấp cây trung bình, ngắn ngày, trung tính 3 TĐ3 F7 N5/IRBB21 Thấp cây trung bình, trung ngày, trung tính 4 TĐ4 F7 N7/IRBB21 Thấp cây trung bình, trung ngày, trung tính 5 TĐ5 F7 N13/IRBB21 Thấp cây trung bình, trung ngày, trung tính Ở thế hệ F7 trên tiêu chí các dòng lúa cẩm mới thuộc nhóm tẻ, loại hình thấp cây trung bình (chiều cao cây khoảng 115 cm), phản ứng trung tính với điều kiện chiếu sáng trong ngày để có thể gieo cấy được cả 2 vụ trong năm và đã chọn ra 5 dòng tẻ cẩm mới triển vọng. Trong đó, dòng TĐ1 và TĐ2 thuộc dạng hình thấp cây trung bình, ngắn ngày với thời gian sinh trưởng < 115 ngày trong điều kiện vụ mùa ở miền Bắc Việt Nam.
Trong thí nghiệm này chúng tôi đánh giá các nội dung sau:
- Đánh giá kiểu hình với một số đặc điểm chính: thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh, đánh giá khả năng quang hợp thông qua một số chỉ tiêu, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, khả năng chống chịu với một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng, chất lượng gạo (hàm lượng protein, hàm lượng amylose, hàm lượng anthocyanin….);
- Kiểm tra sự có mặt của các gen kháng bạc lá;
- Đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá bằng lây nhiễm nhân tạo với các chủng vi khuẩn phổ biến hiện nay ở các tỉnh phía Bắc.
3.3.2. Đặc điểm nông sinh học của các dòng tẻ cẩm mới
Các dòng tẻ cẩm mới triển vọng được áp dụng thời gian gieo cấy như với giống Bắc thơm 7. Kết quả trình bày ở bảng 3.31.
Bảng 3.31. Đặc điểm sinh trưởng của các dòng tẻ cẩm mới vụ Xuân và vụ Mùa 2014 tại Gia Lâm - Hà Nội