Phân nhóm theo chiều cao cây của các mẫu giống

Một phần của tài liệu Phát triển vật liệu lúa cẩm theo hướng tăng khả năng quang hợp và kháng bệnh bạc lá (Trang 68)

Cao cây (cm)

Phân nhóm theo tiêu chuẩn IRRI Vụ xuân Vụ mùa Số mẫu giống Tỷ lệ (%) Số mẫu giống Tỷ lệ (%) <90 Nhóm cây thấp (nửa lùn) 0 0 0 0 90-125 Nhóm trung bình 18 41,8 17 39,5 > 125 Nhóm cao cây 25 58,2 26 60,5

Như vậy, chiều cao cây của các mẫu giống nghiên cứu thuộc 2 nhóm là nhóm cao trung bình và nhóm cao cây. Đa số các mẫu giống thuộc nhóm lúa

Japonica có chiều cao cây >125cm, còn các mẫu giống lúa Indica có chiều cao cây thấp hơn và thuộc nhóm cao trung bình.

3.1.2.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Năng suất là mục tiêu quan trọng trong chọn tạo giống cây trồng. Năng suất của cây lúa được tạo bởi các yếu tố cấu thành năng suất. Các yếu tố cấu thành năng suất được hình thành ở các giai đoạn khác nhau và chịu tác động của các điều kiện ngoại cảnh và có mối quan hệ ảnh hưởng qua lại với nhau. Kết quả đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các mẫu giống được thể hiện trong Phụ lục 12 và Phụ lục 13.

Số hạt/bông: đây là tính trạng nên quan tâm khi chọn giống vì nó liên quan đến năng suất hạt của cây lúa. 43 mẫu giống nghiên cứu có sự khác nhau về số hạt/bông từ 94,1 hạt (N32) đến 304,1 hạt (N4) trong vụ mùa và từ 123,3 hạt (N9)

đến 273,7 hạt (N4) trong vụ xuân. Sự khác biệt giữa các giống lúa về số hạt trên bông trong cùng điều kiện canh tác là do khác biệt về số lượng gen quy định tính trạng này giữa các giống (Fu et al., 2010; Jing et al., 2010). Qua kết quả thí nghiệm các mẫu giống có số hạt/bông nhiều (>200 hạt) là: N4, N13, N18, N22, N39, N43 (ở vụ xuân) và N4, N13, N25, N36, N39, N43 (ở vụ mùa).

Một phần của tài liệu Phát triển vật liệu lúa cẩm theo hướng tăng khả năng quang hợp và kháng bệnh bạc lá (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)