Phân nhóm theo thời gian sinh trưởng của các mẫu giống

Một phần của tài liệu Phát triển vật liệu lúa cẩm theo hướng tăng khả năng quang hợp và kháng bệnh bạc lá (Trang 67)

Phân nhóm mẫu giống

Theo tiêu chuẩn

của IRRI (ngày) Vụ xuân Vụ mùa Vụ xuân Vụ mùa Số mẫu

giống Tỷ lệ % Số mẫu giống Tỷ lệ % Nhóm cực ngắn ngày <115 <110 0 0 0 0 Nhóm ngắn ngày 115-135 100-115 17 39,5 2 4,6 Nhóm trung bình 136-160 116-130 15 34,9 27 62,8 Nhóm dài ngày >160 >130 11 25,6 14 32,6 3.1.2.2. Thời gian trỗ

Thời gian trỗ được tính từ khi lúa bắt đầu trỗ (10% số cây có ít nhất 1 bông thoát ra khỏi bẹ lá đòng 5cm) đến khi kết thúc trỗ (85% số bông trỗ thoát ra khỏi bẹ lá đòng). Thời gian trỗ chịu rất nhiều ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy, các giống có thời gian trỗ càng ngắn thì càng tốt, thời gian trỗ cũng phản ánh khả năng trỗ tập trung và độ thuần của giống. Kết quả theo dõi 43 mẫu giống cho thấy các giống lúa có thời gian trỗ dao động từ 6 - 9 ngày (vụ mùa) và từ 6 - 11 ngày (vụ xuân).

3.1.2.3. Khả năng đẻ nhánh

Khả năng đẻ nhánh liên quan đến số bông và số bông hữu hiệu trên cây lúa, là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa. Khả năng đẻ nhánh của 43 mẫu giống được đưa ra trong Phụ lục 8 và Phụ lục 9: các mẫu giống có khả năng đẻ nhánh ít đến nhiều. Trong vụ mùa, số nhánh đẻ của các mẫu giống là 3,8 nhánh đến 13,8 nhánh. Trong vụ xuân, số nhánh dao động từ 2,7 nhánh đến 13,9 nhánh. Như vậy, trong vụ xuân 55,8% thuộc nhóm đẻ nhánh thấp, 37,2% thuộc nhóm đẻ nhánh trung bình và 7,0% thuộc nhóm đẻ nhánh nhiều. Trong vụ mùa có 48,8% xếp vào nhóm đẻ nhánh thấp, 46,5% xếp vào nhóm đẻ nhánh trung bình và 4,7% xếp vào nhóm đẻ nhánh nhiều (Bảng 3.3).

Một phần của tài liệu Phát triển vật liệu lúa cẩm theo hướng tăng khả năng quang hợp và kháng bệnh bạc lá (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)