STT Ký hiệu Tên địa phương Nguồn gốc Nếp/Tẻ Loài phụ
1 N1 Lúa lốc nếp cẩm Nho Quan – Ninh Bình Nếp Japonica
2 N2 Lúa nếp cẩm Yên Bình – Yên Bái Nếp Japonica
3 N3 Nếp cẩm dạng 1 Lục Yên – Yên Bái Nếp Japonica
4 N4 Nếp cẩm Vị Xuyên – Hà Giang Nếp Indica
5 N5 Nếp cẩm Bắc Quang – Hà Giang Nếp Indica
6 N6 Nếp cẩm dạng 2 Lục Yên – Yên Bái Nếp Japonica
7 N7 Nếp cẩm Lục Ngạn – Bắc Giang Nếp Indica
8 N8 Nếp cẩm Bắc Hà – Lào Cai Nếp Japonica
9 N9 Nếp cẩm nương Than Uyên – Lào Cai Nếp Japonica
10 N10 Nếp cẩm đen Bảo Thắng – Lào Cai Nếp Indica
11 N11 Nếp cẩm Vị Xuyên – Hà Giang Nếp Japonica
12 N13 Nếp cẩm Thạch Thành – Thanh Hóa Nếp Indica
13 N14 Nếp cẩm Cẩm Thủy – Thanh Hóa Nếp Japonica
14 N15 Nếp cẩm nương Cẩm Thủy – Thanh Hóa Nếp Japonica
15 N16 Nếp cẩm Bá Thước – Thanh Hóa Nếp Japonica
16 N17 Nếp cẩm đen Sapa – Lào Cai Nếp Japonica
17 N18 Nếp cẩm riệu Sapa – Lào Cai Nếp Japonica
18 N19 Nếp cẩm dạng 2 Ngọc Lặc – Thanh Hóa Nếp Japonica
STT Ký hiệu Tên địa phương Nguồn gốc Nếp/Tẻ Loài phụ
20 N21 Nếp cẩm Nho Quan - Ninh Bình Nếp Japonica
21 N22 Nếp cẩm Bạch Thông - Bắc Cạn Nếp Indica
22 N23 Nếp cẩm Hàm Yên - Tuyên Quang Nếp Japonica
23 N24 Nếp cẩm có râu Na Hang - Tuyên Quang Nếp Japonica
24 N25 Nếp cẩm Đà Bắc - Hòa Bình Nếp Japonica
25 N26 Nếp cẩm dạng1 Ngọc Lặc - Thanh Hóa Nếp Japonica
26 N27 Nếp cẩm đen Bá Thước - Thanh Hóa Nếp Japonica
27 N29 Nếp cẩm Mai Châu - Hòa Bình Nếp Indica
28 N30 Nếp cẩm Chiêm Hóa-Tuyên Quang Nếp Japonica
29 N31 Nếp cẩm Trung tâm TNDTTV Nếp Japonica
30 N32 Nếp cẩm Lục Nam- Bắc Giang Nếp Japonica
31 N33 Nếp cẩm Như Xuân - Thanh Hóa Nếp Japonica
32 N34 Nếp cẩm Trung tâm TNDTTV Nếp Indica
33 N36 Nếp cẩm Viện CLT và cây TP Nếp Japonica
34 N37 Tẻ cẩm Viện CLT và cây TP Tẻ Indica
35 N38 Nếp cẩm Viện CLT và cây TP Nếp Indica
36 N39 Tẻ cẩm Viện CLT và cây TP Tẻ Indica
37 N40 Nếp cẩm Viện CLT và cây TP Nếp Japonica
38 N41 Tẻ cẩm Viện CLT và cây TP Tẻ Indica
39 N42 Tẻ cẩm Viện CLT và cây TP Tẻ Indica
40 N43 Nếp cẩm Viện CLT và cây TP Nếp Indica
41 N44 Tẻ cẩm Viện CLT và cây TP Tẻ Indica
42 N45 Nếp cẩm Viện NC và PT cây trồng Nếp Indica
43 N46 Nếp cẩm Học viện NN Việt Nam Nếp Indica
44 Asominori Tẻ Nhật Bản Tẻ Japonica
45 IRBB21 Tẻ IRRI Tẻ Indica
Kết quả phân biệt nhóm lúa Nếp/Tẻ dựa theo phản ứng bắt màu với dung dịch KI 1%, cho thấy trong 43 mẫu giống lúa cẩm có 5 mẫu giống là lúa tẻ và 38 mẫu giống là lúa nếp. Các mẫu giống lúa tẻ đều thuộc nhóm lúa Indica.
3.1.2. Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học chính của các mẫu giống lúa cẩm
Để chọn một giống lúa chất lượng cao mới thì nguồn vật liệu ban đầu phải đa dạng và có nhiều đặc tính quý hiếm. Nguồn vật liệu của đề tài thu thập là các giống lúa cẩm cổ truyền của nhiều địa phương khác nhau có kiểu hình cây cao, góc lá đòng và góc lá công năng ngang cho đến gập xuống, cấu trúc tán lá không thích hợp cho quá trình quang hợp, thời gian sinh trưởng dài và nhiễm bệnh bạc lá. Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học chính của các mẫu giống lúa cẩm sẽ giúp định hướng trong việc chọn bố mẹ cho các tổ hợp lai (Phụ lục 6 và Phụ lục 7).
3.1.2.1. Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của cây lúa (TGST) được tính từ khi gieo mạ đến khi lúa chín 85%. Nhiệt độ thấp sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng và ngược lại nhiệt độ cao sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa. Trong điều kiện miền Bắc Việt Nam, một năm có hai vụ (vụ xuân và vụ mùa). Vụ xuân thời gian sinh trưởng của cây lúa biến động phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ không khí và trà lúa. Còn vụ mùa, có nhiệt độ cao, phù hợp cho sự tích ôn và sinh trưởng của cây lúa. Vì vậy, thời gian sinh trưởng của cây lúa trong vụ mùa tương đối ổn định.
Kết quả đánh giá thời gian sinh trưởng của 43 mẫu giống lúa trong nghiên cứu này cho thấy: thời gian sinh trưởng trong khoảng 128 - 165 ngày trong vụ xuân và 99 - 136 ngày trong vụ mùa. Theo hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa (IRRI, 1996), trong vụ mùa 43 mẫu giống được phân vào 3 nhóm: ngắn ngày (thời gian sinh trưởng từ 100 - 115 ngày), trung ngày (116 - 130 ngày) và dài ngày (>130 ngày). Các giống lúa nếp cẩm địa phương thuộc vào nhóm trung ngày và dài ngày. Ở vụ xuân, có 17 mẫu giống thuộc nhóm ngắn ngày, 15 mẫu giống thuộc nhóm trung ngày và 11 mẫu giống thuộc nhóm dài ngày. Còn ở vụ mùa, có 2 mẫu giống thuộc nhóm ngắn ngày, 27 mẫu giống thuộc nhóm trung ngày và 14 mẫu giống thuộc nhóm dài ngày (Bảng 3.2).