Phân nhóm hàm lượng anthocyanin

Một phần của tài liệu Phát triển vật liệu lúa cẩm theo hướng tăng khả năng quang hợp và kháng bệnh bạc lá (Trang 60)

Phân nhóm mẫu giống Hàm lượng anthocyanin

Không có anthocyanin 0% Thấp 0,01 - 0,1% Trung bình 0,11 - 0,2% Cao 0,21 - 0,3% Rất cao >0,3% 2.3.6.2. Chất lượng xay xát

Được đánh giá tại Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Cân 200g mẫu lúa được sấy khô ở độ ẩm 14%, các thông số về tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo trắng, tỷ lệ gạo nguyên được thực hiện theo phương pháp của Govindewami and Ghose (1969).

2.3.6.3 Các chỉ tiêu về chất lượng như hàm lượng amylose, hàm lượng protein, nhiệt hóa hồ, độ bền thể gel…

Được đánh giá tại Bộ môn Sinh lý sinh hóa và Chất lượng nông sản, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.

Hàm lượng amylose: được phân tích trên máy quang phổ theo phương pháp của Sadavisam and Manikam (1992) và được phân loại theo Kumar and Khush (1987).

Hàm lượng protein: Được phân tích theo phương pháp của Kjeldahl (1883).

Nhiệt hóa hồ: phân tích theo phương pháp của Litle (1958), được đo bằng mức độ lan rộng và trong suốt của hạt gạo được xử lý với dung dịch KOH 1,7% trong 23 giờ ở 300C và đáng giá theo tiêu chuẩn của IRRI (2002).

2.3.7. Một số phương pháp xác định các chỉ tiêu về quang hợp

Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm chậu vai, được bố trí tại nhà lưới Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng, khoa Nông học trong vụ xuân 2010 và vụ mùa 2014. Khi mạ được 2-3 lá, tiến hành cấy trong chậu có dung tích 0,03m2 chứa 5kg đất phù sa, mỗi chậu cấy một dảnh. Các chậu được sắp xếp theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại.

Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu: ở các giai đoạn theo dõi (đẻ nhánh, trỗ và chín sáp) lấy 3 chậu (tương ứng với 3 lần nhắc lại) của một mẫu giống để đo các chỉ tiêu sau:

Cường độ quang hợp: đo hai lá trên cùng đã mở hoàn toàn trên thân chính, đo bằng máy LICOR - 6400 (Hoa Kỳ) ở điều kiện 300C, nồng độ CO2 là 360 - 370 ppm, cường độ ánh sáng là 1500 µmol CO2/m2 lá/giây và độ ẩm 60%.

Chỉ số SPAD: tại vị trí đo quang hợp của các lá, tiến hành đo chỉ số SPAD bằng máy SPAD - 502 của Nhật Bản.

Diện tích lá và khối lượng chất khô tích lũy: Những cây đo quang hợp được chọn để đo diện tích lá và khối lượng chất khô tích lũy. Diện tích lá đo bằng máy quét diện tích lá (Licor - 3100, Hoa Kỳ). Khối lượng chất khô tích lũy được cân sau khi sấy khô ở nhiệt độ 800C đến khi khối lượng không đổi.

2.3.8. Phương pháp phân biệt nhóm lúa Nếp/Tẻ

Phân loại lúa nếp, lúa tẻ dựa theo phản ứng bắt màu với dung dịch KI 1% (Lưu Ngọc Trình, 1997): tinh bột lúa tẻ nhuộm màu xanh, tinh bột lúa nếp cho nhuộm màu đỏ tía.

2.3.9. Phương pháp đánh giá chất lượng cảm quan cơm bằng cho điểm

Được đánh giá tại Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Theo tiêu chuẩn 10 TCN 590 - 2004.

Một phần của tài liệu Phát triển vật liệu lúa cẩm theo hướng tăng khả năng quang hợp và kháng bệnh bạc lá (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)