Tác dụng cải thiện sa sút trí nhớ bằng test nhận diện đồ vật

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng cải thiện sa sút trí nhớ thực nghiệm của 1 tetrahydropalmatin (Trang 40)

Test ORT bắt đầu được thực hiện ở ngày thứ 13 sau khi phẫu thuật gây suy giảm trí nhớ. Kết quả được thể hiện ở hình 3.4 và hình 3.5.

Giai đoạn luyện tập Giai đoạn kiểm tra

Hình 3.4. Thời gian khám phá vật thể của các lô thí nghiệm ở giai đoạn mẫu

Hình 3.5. Tỷ lệ thời gian khám phá vật thể O3 của các lô thí nghiệm

ở giai đoạn kiểm tra

(#p<0,05; ##p<0,01 so sánh với tỷ lệ thời gian khám phá O3 của lô chứng bệnh lý)

Nhận xét:

- Trong giai đoạn mẫu, thời gian khám phá vật thể O1 và O2 của tất cả các lô khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

- Trong giai đoạn kiểm tra, các lô chứng sinh lý lô được điều trị bằng l-THP liều cao và và lô được điều trị bằng tacrin có thời gian khám phá vật thể mới O3 dài hơn rõ rệt so với thời gian khám phá vật thể quen thuộc O1 (p< 0,01). Trong khi đó các lô chứng bệnh lý và lô l-THP liều thấp có thời gian khám phá vật thể mới O3 khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với thời gian khám phá vật thể quen thuộc O1 (giá trị p lần lượt là 0,158 và 0,492).

- Tỷ lệ thời gian khám phá vật thể O3 ở giai đoạn kiểm tra của lô chứng sinh lý và lô dùng tacrin lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh lý (giá trị p lần lượt là 0,018 và 0,022), tỷ lệ thời gian khám phá vật thể O3 của lô dùng l-THP liều cao lớn hơn lô chứng bệnh lý rõ rệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,004). Trong khi đó tỷ lệ thời gian khám phá vật thể O3 của lô l-THP liều thấp có xu hướng tăng so với lô chứng bệnh lý, nhưng sự tăng này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,658).

- Tỷ lệ thời gian chuột khám phá vật thể O3 của các lô chứng sinh lý, lô dùng

l-THP liều cao và lô dùng tacrin khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng cải thiện sa sút trí nhớ thực nghiệm của 1 tetrahydropalmatin (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)