Bài tập không nhìn thấy bến đỗ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng cải thiện sa sút trí nhớ thực nghiệm của 1 tetrahydropalmatin (Trang 37)

Bài tập này được thực hiện trong 5 ngày (tiến hành từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi gây thiếu máu não cục bộ tạm thời. Kết quả được thể hiện ở hình 3.2.

Hình 3.2. Sự thay đổi về thời gian tiềm tàng tìm thấy bến đỗ

ở bài tập không nhìn thấy bến đỗ của các lô thí nghiệm

(*p < 0,05; **p < 0,01 so sánh với lô chứng bệnh lý)

Nhận xét:

Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0, sử dụng kiểm định ANOVA với phương pháp đo lường lặp lại cho kết quả như sau:

+ Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian tiềm tàng tìm thấy bến đỗ giữa các lô thí nghiệm (p = 0,022) nhưng không có sự tương tác giữa thời gian và các lô (p = 0,792).

Sử dụng hậu kiểm LSD để so sánh sự khác biệt giữa các lô, kết quả cụ thể như sau:

+ Thời gian tiềm tàng tìm thấy bến đỗ của lô chứng sinh lý ngắn hơn rõ rệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh lý (p = 0,005). Kết quả này cho thấy chúng tôi đã áp dụng thành công mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng cách gây thiếu máu não cục bộ tạm thời theo mô hình thắt 2 động mạch cảnh kết hợp với rút máu đuôi chuột.

+ Khi so sánh các lô điều trị thuốc với lô chứng bệnh lý, lô chứng dương (điều trị bằng tacrin liều 2,5 mg/kg) và lô l-THP liều cao (0,3 mg/kg) có thời gian tiềm tàng tìm thấy bến đỗ ngắn hơn có ý nghĩa thống kê (với giá trị p lần lượt là 0,012 và 0,015). Trong khi đó, thời gian tiềm tàng tìm thấy bến đỗ của lô được điều trị bằng l-THP liều thấp (0,1 mg/kg) có xu hướng giảm so với lô chứng bệnh lý nhưng sự giảm này chưa đạt ý nghĩa thống kê (p = 0,341).

+ Thời gian tiềm tàng tìm thấy bến đỗ của các lô l- THP liều cao và lô tacrin khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p = 0,895).

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng cải thiện sa sút trí nhớ thực nghiệm của 1 tetrahydropalmatin (Trang 37)