Mặc dù trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của hạt Vải, nhƣng tại Việt Nam, cho đến nay hạt Vải mới chỉ có Viện Dƣợc liệu nghiên cứu về tác dụng hạ glucose huyết và tác dụng chống ung thƣ.[10]
Là một phần trong quả Vải, chiếm 10- 20% trọng lƣợng quả, nhƣng hạt Vải chủ yếu đƣợc xem là rác thải và bị loại bỏ, chỉ đƣợc sử dụng rất ít theo kinh nghiệm dân gian, mà chƣa có cơ sở khoa học. Qua kết quả nghiên cứu sơ bộ về thành phần hóa học, chúng tôi nhận thấy trong hạt Vải có chứa nhiều nhóm chất nhƣ flavonoid, tanin, saponin, cumarin, acid béo... Trong đó đáng chú ý nhất là các hợp chất polyphenol. Đây là những hợp chất đƣợc biết có tính chống oxy hoá mạnh.[60],
Với mục đích nghiên cứu hóa học theo định hƣớng của tác dụng sinh học, nhằm tìm ra các thành phần có tác dụng, chúng tôi tiến hành định lƣợng các chất tan trong các dung môi có độ phân cực khác là n- hexan, ethyl acetat và n-butanol. Kết hợp với kết quả định tính các phân đoạn chiết chúng tôi nhận thấy hạt Vải có chứa nhiều hợp chất tan đƣợc trong nƣớc nhƣ: tanin, đƣờng khử, acid amin và các chất có phân tử lƣợng lớn nhƣ các
66
polysaccharid, các tạp chất khác. Vì vậy khối lƣợng cắn phân đoạn nƣớc thu đƣợc thƣờng cao nhất (1,5%).
N- hexan là dung môi rất kém phân cực, có thể hòa tan đƣợc các chất không phân cực hoặc kém phân cực. Trong hạt Vải có chứa nhiều nhóm chất kém phân cực nhƣ caroten, sterol, chất béo, nên khối lƣợng cắn chiết với n- hexan thu đƣợc cũng khá cao (0,7%). Hàm lƣợng cắn ethyl acetat thấp nhất (0,27%).
Kết quả định tính các phân đoạn cho thấy, cả 3 phân đoạn n- butanol, ethyl acetat và nƣớc đều có chứa flavonoid. Điều này chứng tỏ flavonoid có trong dịch chiết tồn tại chủ yếu ở dạng glycosid, trong phân tử có thể gắn nhiều đƣờng, rất ít hoặc không tan trong ethyl acetat. Vì vậy việc phân tách riêng các hợp chất để thử tác dụng bảo vệ gan là rất khó khăn.
Kết quả định tính các phân đoạn bằng SKLM đã chỉ ra với hệ dung môi cloroform:methanol là hệ tách tốt nhất. Hệ sắc ký này đã đƣợc thay thế bằng hệ dicloromethan: methanol do chloroform gây độc cho môi trƣờng xung quanh hơn dicloromethan trong việc lựa chọn dung môi phân lập các chất bằng phƣơng pháp sắc ký cột.