Nhận thức kiểm soát hành

Một phần của tài liệu Đề tài Bảng nội dung xe buýt (Trang 29)

Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát, hạn chế hay không (Ajzen, 1991, tr. 183). Cả nghiên cứu của Borith, et al (2010); và của Chen, C.F. & Chao, W.H. (2010) đều đo lường nhận thức kiểm soát hành vi về ý định sử dụng phương tiện giao thông bằng hai biến: (1) hành vi sử dụng phương tiện giao thông để thay thế các phương tiện khác là dễ dàng; (2) hành vi sử dụng phương tiện giao thông để thay thế các phương tiện khác là do người sử dụng tự quyết định. Áp dụng cho nghiên cứu này, nhóm tác giả nhận thấy hai biến này cũng cần thiết sử dụng để đo lường nhận thức kiểm soát hành vi đối với ý định sử dụng phương tiện xe buýt của sinh viên. Vì, hành vi sử dụng xe buýt là hoàn toàn đơn giản đối với mọi người, ngoại trừ nếu có là một bộ phận người già và trẻ em; nhưng quan trọng hơn là vì tính hữu dụng của phương tiện xe buýt như đã trình bày ở mục 2.3.1, mà ý định sử dụng xe buýt là được gia đình và xã hội đồng tình ủng hộ. Vì thế, hành vi sử dụng xe buýt là dễ dàng và hoàn toàn có thể do sinh viên tự mình kiểm soát.

Về tính chất ảnh hưởng, về mặt logic, nhận thức kiểm soát hành vi càng cao thì càng thúc đẩy ý định sử dụng hành vi. Điều này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Borith et al (2010); của Chen, C.F. & Chao, W.H. (2010). Vì thế, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết H4.

H4: Nhận thức kiểm soát hành vi sử dụng phương tiện xe buýt có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh viên tại TP. HCM.

Ngoài 4 yếu tố được trình bày trên đây, Zhao, F. & et al (2002) cho rằng các đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập) có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển của mỗi cá nhân. Liu (1993); Kain & Liu (1995); Gomez-Ibanez (1996)14 đã kiểm chứng rằng, có sự khác biệt về ý định lựa chọn phương tiện lưu thông theo các đặc điểm nhân khẩu học (thu nhập, việc sở hữu phương tiện cá nhân, địa điểm văn phòng, vv.). Vì thế trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất các đặc điểm nhân khẩu học có ảnh hưởng đến ý định chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh viên với giả thuyết H5.

H5: Có sự khác biệt về ý định chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh viên tại TP. HCM theo các đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên.

Ngoài ra, Venkatesh (1999), dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm sau khi mô hình TAM đầu tiên được công bố, cấu trúc “Thái độ” đã được loại bỏ ra khỏi mô hình TAM nguyên thủy, vì nó không làm trung gian đầy đủ cho sự tác động của nhận thức tính hữu dụng lên ý định hành vi15. Đồng thời, Davis et al (1989) trong nghiên cứu về ý định sử dụng một hệ thống mới16 đã chứng minh rằng nhận thức tính hữu dụng (PU) và nhận thức tính dễ sử dụng (PEU) có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này chỉ xem xét tác động trực tiếp của PU và PEU lên ý định hành vi và do đó mô hình lý thuyết của nghiên cứu này được thể hiện như sau (Hình 2.6).

Nhận thức tính hữu dụng của xe buýt Nhận thức kiểm

soát hành vi Chuẩn chủ quan

Sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân

Ý định lựa chọn xe buýt

Các đặc điểm nhân khẩu học H1

14 Theo Brian, D.T. & Camille, N.Y.F (2003)15 Theo trong Jyoti D.M., 2009, tr. 393. 15 Theo trong Jyoti D.M., 2009, tr. 393. 16 Theo Chutter, M.Y, 2007, tr.10

H2H3 H3 H4 H5

Hình 2.6: Mô hình lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh viên tại TP. HCM

(Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất)

Một phần của tài liệu Đề tài Bảng nội dung xe buýt (Trang 29)