2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 201 16 tháng đầu năm
LĐBQ (Trđ/người)
6 Mức sinh lợi của
LĐBQ (Trđ/người) (Trđ/người)
phục vụ cho việc chứa hàng nhập khẩu, làm cho nguồn vốn cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu tăng cao.
Như vậy, việc xem xét lại quá trình sử dụng vốn cố định trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu là cần thiết đối với Công ty để từ đó có sự điều chỉnh thích hợp nhằm làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định nhập khẩu của Công ty.
● Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu, người ta thường sử dụng hai chỉ tiêu: Sức sinh lợi của vốn lưu động nhập khẩu và số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu.
Sức sinh lợi của vốn lưu động nhập khẩu.
Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì vốn lưu động có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên nhìn vào hình 5, ta có thể thấy rằng, sức sinh lợi của vốn lưu động nhập khẩu ngày càng giảm xuống đáng kể, từ 1.65 vào năm 2009, giảm chỉ còn 1.59 vào năm 2012. Điều này có nghĩa là khi bỏ một đồng vốn lưu
Hình 4: Hiệu quả sử dụng vốn cố định nhập khẩu của Công ty qua các năm.
động vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu, thì năm 2009 sẽ thu được 1.65 đồng lợi nhuận, còn năm 2012 chỉ thu được 1.59 đồng lợi nhuận, giảm 0,06 đồng so với năm 2009. Sở dĩ có điều này, nguyên nhân chủ yếu là do trong một số năm gần đây, lượng hàng tồn kho của Công ty ngày càng tăng lên.
Từ năm 2009 đến năm 2012 thì lượng hàng tồn kho trung bình vào khoảng 9,75 tỷ đồng, do thị trường có nhiều biến động, và sự cạnh tranh giữa các Công ty kinh doanh các thiết bị, vật tư viễn thông ngày càng diễn ra quyết liệt, dẫn đến việc tiêu thụ hàng hoá trở nên khó khăn hơn, gây ứ đọng vốn. Thêm vào đó là sự phát sinh các khoản nợ khó đòi có trị giá lớn làm cho việc sử dụng vốn lưu động nhập khẩu còn nhiều hạn chế.
Như vậy, rõ ràng là việc sử dụng vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty có hiệu quả chưa được cao, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty.
Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu.
Bên cạnh việc sử dụng chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động nhập khẩu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, người ta còn kết hợp sử dụng chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu. Chỉ tiêu này phản ánh số vòng luân chuyển của vốn lưu động trong một kỳ kinh doanh nhất định. Chỉ tiêu này
Hình 5: Sức sinh lợi của vốn lưu động nhập khẩu qua các năm.
càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu lại càng cao.
Theo hình 6 ở dưới ta thấy, số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu không đều qua các năm. Từ năm 2009 đến năm 2012, chỉ tiêu này có sự giảm khá nhanh, năm 2009 số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu đạt 4.69 vòng, nhưng đến năm 2012 thì con số này chỉ còn là 4.4 vòng, giảm 0.29% so với năm 2009. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu có sự giảm sút. Điều này được lý giải là do doanh thu của hai năm 2011, 2012 giảm xuống đáng kể so với năm 2010 do việc tiêu thụ hàng hoá gặp nhiều khó khăn, làm cho số vòng luân chuyển của vốn lưu động cũng giảm theo. Mặc dù, sự biến động thị trường là yếu tố khách quan bên ngoài Công ty, song Công ty cần phải nắm bắt được xu hướng biến động để có sự đối phó kịp thời nhằm không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty.
● Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Hình 6: Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu qua các năm.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu, người ta thường sử dụng chỉ tiêu số vòng quay của tổng vốn nhập khẩu. Số vòng quay càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu của Công ty càng cao.
Hình 7 cho thấy, số vòng quay của tổng vốn nhập khẩu có sự tăng giảm qua các năm. Từ năm 2008 đến năm 2010 chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên và ở mức cao, cụ thể là 3.18 vòng ở năm 2008, và chỉ hai năm sau, năm 2010 chỉ tiêu này đã đạt 3.30 vòng. Như vậy, tốc độ tăng doanh thu của năm 2010 đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn bỏ vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Tuy nhiên, sang năm 2011, 2012 thì chỉ tiêu này chỉ còn là 3.17 vòng. Rõ ràng, trong hai năm này hiệu quả sử dụng vốn nhập khẩu có sự giảm sút nghiêm trọng, việc đầu tư vốn vào hoạt động nhập khẩu chưa mang lại hiệu quả cao. Do đó, Công ty cần tìm hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng này để sớm khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cho Công ty.
Hình 7: Số vòng quay của tổng vốn kinh doanh nhập khẩu qua các năm.
Hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu.
Con người có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mỗi Công ty. Việc phân tích hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu sẽ giúp Công ty thấy được rằng việc sử dụng nguồn nhân lực trong Công ty đã thực sự hợp lý hay chưa, để từ đó Công ty có những biện pháp để phát huy hoặc khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu trong Công ty. Để làm điều đó, trong thực tế các Công ty thường sử dụng hai chỉ tiêu: Năng suất lao động bình quân và mức sinh lợi của lao động bình quân.
● Năng suất lao động bình quân.
Theo hình 8 ta thấy, năng suất lao động trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu còn chưa ổn định. Trong năm 2008, một người lao động tạo ra được 553 triệu đồng doanh thu. Con số này tăng dần lên vào năm 2009 là 564 triệu đồng, và đến năm 2010 đã tăng vọt lên là 681 triệu đồng. Điều này cho thấy việc sử dụng lao động trong năm này mang lại kết quả cao. Tuy nhiên, đến năm 2011, 2012 con số này đã giảm xuống đáng kể so với năm 2010, cụ thể năm 2011 chỉ đạt 585.5 triệu đồng, năm 2012 đạt 591 triệu đồng. Điều này cho thấy sự không ổn định trong việc bố trí nhân lực tham gia hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
. Hiện nay, người lao động tham gia hoạt động nhập khẩu vừa phải nhập khẩu hàng về để kinh doanh, vừa phải tham gia nhập vật tư, máy móc, trang thiết bị,… để phục vụ cho hoạt động sản xuất
Mặc dù, điều này có ưu điểm là sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, song cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất của người lao động.
● Mức sinh lợi của lao động bình quân
Hình 9 cho ta thấy, mức sinh lợi của lao động bình quân trong những năm gần đây chưa thực sự đồng đều, vẫn còn có sự tăng giảm khá lớn qua các năm, song bình quân, chỉ tiêu này đạt khoảng 95 triệu đồng/người trong một năm. Tức là trung bình mỗi năm, một người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu sẽ tạo ra được khoảng 95 triệu đồng lợi nhuận.
Nếu phân tích kỹ thì ta thấy, mức sinh lợi của lao động bình quân có sự tăng trưởng từ năm 2008 là 91.07 triệu đồng/người, lên đến 96.19 triệu đồng/người vào năm 2009, và tăng nhanh vào năm 2010 đạt 110.58 triệu đồng/người. Nhưng đến năm 2011, 2012 thì con số này đã giảm xuống chỉ còn 101.94 triệu đồng/người năm 2011, và 100.76 triệu đồng/người năm 2012.
Hình 8: Năng suất lao động bình quân qua các năm.
Như vậy, hiệu quả sử dụng lao động tham gia hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong hai năm gần đây đã có sự giảm sút mạnh so với năm 2010. Do đó, để khắc phục tình trạng này, Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu để một phần bố trí nhân lực hợp lý hơn, mặt khác để tạo động lực và kích thích người lao động ngày càng hăng say làm việc.