Lợi nhuận của tổng vốn NK

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu vật tư thiết bị ở Công ty dịch vụ vật tư viễn thông VNPT Hà Nội (Trang 37)

tổng vốn NK (%)

33.3

4 34.52 5.31 33.90 -2.22 34.25 1.09 33.58 -2.902 Lợi nhuận theo 2 Lợi nhuận theo

chi phí NK(%) 37.29 38.13 3.21 34.95 -11.7

38.0

8 17.3 37.05 -3.683 Lợi nhuận theo 3 Lợi nhuận theo

doanh thu NK(%)

31.8

6 32.38 2.51 20.36 -9.50 32.97 13.6 32.33 -2.93

(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu hàng năm của Công ty – Phòng XNK ) ● Lợi nhuận của tổng vốn kinh doanh nhập khẩu.

Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lợi của mỗi đồng vốn khi bỏ vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Nhìn vào hình 1 ta thấy, lợi nhuận của tổng vốn nhập khẩu của Công ty có sự tăng giảm không đều qua các năm. Từ năm 2008 đến năm 2012, cứ năm nay lợi nhuận của tổng vốn NK tăng lên thì năm sau, chỉ tiêu này lại giảm xuống. Song nhìn chung chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2009, chỉ tiêu này đạt 34.52%, tức là doanh nghiệp cứ bỏ ra 100 đồng vốn vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì sẽ tạo ra được 34.52 đồng lợi nhuận. Đến năm 2010, chỉ tiêu này chỉ còn là 33.9%, sang năm 2011 con số này tăng lên 34.25%.

Nhưng đến năm 2012, lợi nhuận của vốn kinh doanh nhập khẩu giảm xuống đáng kể so với các năm khác, cụ thể chỉ đạt 33.58%, tức là trong năm 2012, cứ 100 đồng vốn được bỏ vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì lợi nhuận thu được giảm 0,94 đồng so mức năm 2009. Điều này thể hiện sự giảm

sút trong hiệu quả sử dụng tổng vốn nhập khẩu của Công ty.

Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng đối với kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Vì vậy, Công ty cần có những biện pháp thích hợp để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả hơn nữa.

● Lợi nhuận theo chi phí kinh doanh nhập khẩu.

Việc phân tích chỉ tiêu này cho ta biết được trình độ sử dụng chi phí của Công ty. Theo hình 2, ta thấy, lợi nhuận theo chi phí kinh doanh nhập khẩu của Công ty còn chưa thực sự ổn định.

Hình 1: Lợi nhuận của tổng vốn nhập khẩu của Công ty.

Năm 2008, trong 100 đồng chi phí bỏ vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì Công ty thu được 37.29 đồng lợi nhuận, sang năm 2009 tăng lên 38.13 đồng. Song, con số này giảm xuống vào năm 2010, chỉ còn là 34.95 đồng. Điều này thể hiện là mức sinh lợi của chi phí có sự giảm sút. Việc sử dụng chi phí cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong năm này còn chưa đạt hiệu quả cao.

Tuy nhiên, đến năm 2011, thì chỉ tiêu này đã có sự cải thiện rõ rệt, cụ thể là năm 2011 lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu đạt 38.08, tăng 17,3% so với năm 2010. Nhưng sang năm 2012 thì chỉ tiêu này lại giảm xuống chỉ còn là 37.05, giảm 1.03% so với năm 2011.

Như vậy, trong những năm gần đây, lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu của Công ty còn nhiều bấp bênh, lúc tăng lúc giảm, điều này thể hiện việc sử dụng chi phí nhập khẩu của Công ty còn nhiều bất cập.

● Lợi nhuận theo doanh thu bán hàng nhập khẩu.

Trong kinh doanh, không phải cứ khi doanh thu tăng lên thì lợi nhuận cũng tăng theo, mà nó còn phụ thuộc vào mức chi phí cho hoạt động đó là như thế nào, tăng lên hay giảm đi.

Hình 2: Lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu qua các năm.

Do đó, việc xem xét lợi nhuận theo doanh thu bán hàng nhập khẩu sẽ cho ta biết được mối quan hệ giữa tốc độ tăng của lợi nhuận nhập khẩu so với tốc độ tăng của doanh thu nhập khẩu.

Theo hình 3 ta thấy, lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu trong một số năm gần đây chưa thật đồng đều. Năm 2008, trong 100 đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty thì có 31.86 đồng lợi nhuận, sang năm 2009, con số này tăng lên là 32.38 đồng. Đến năm 2010, thì con số này tăng lên được 6.98% so với năm 2009. Mặc dù trong năm 2010, doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp đạt được có tăng hơn so với năm 2009, tuy nhiên, chi phí cho hoạt động này lại tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều đó làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu.

Nhưng sang năm 2011, thì lợi nhuận theo doanh thu bán hàng nhập khẩu đã có sự chuyển biến tốt đẹp. Song đến năm 2012 chỉ tiêu này lại bị giảm xuống. Điều này cho thấy trong năm 2012 tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ

Hình 3: Lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu qua các năm.

tăng của doanh thu. Đây là điều đáng lo ngại nếu như tình hình này cứ tiếp tục trong những năm tiếp theo, do đó, Công ty cần duy trì và hoạt động tốt hơn nữa để mang lại hiệu quả cao hơn.

b, Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bộ phận của Công ty.

Việc phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp mới chỉ cho ta thấy được tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Để biết được hiệu quả chi tiết đối với từng yếu tố nguồn lực thì ta sẽ nghiên cứu một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bộ phận như sau: chỉ tiêu về Hiệu quả sử dụng vốn cố định, chỉ tiêu về sức sinh lợi của vốn lưu động, chỉ tiêu về số vòng quay của vốn lưu động, chỉ tiêu về số vòng quay của vốn nhập khẩu, chỉ tiêu về năng suất lao động bình quân, chỉ tiêu về mức sinh lợi của lao động bình quân.

Các chỉ tiêu nêu trên là những chỉ tiêu cơ bản để chúng ta có thể đi vào phân tích và để hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty dịch vụ vật tư viễn thông VNPT Hà Nội từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể ta có số liệu dưới đây (Xem bảng 6). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 6: Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bộ phận của Công ty Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu hàng năm của Phòng XNK )

Để dễ dàng đánh giá được hiệu quả của từng yếu tố nguồn lực, chúng ta sẽ đi sâu phân tích từng chỉ tiêu cụ thể.

- Hiệu quả sử dụng vốn.

● Hiệu quả sử dụng vốn cố định nhập khẩu.

Nhìn vào hình 4, ta dễ thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định nhập khẩu của Công ty không đều qua các năm. Năm 2008, 2009, chỉ tiêu này chỉ đạt 1.519, song đến năm 2010, chỉ tiêu này có sự tăng trưởng mạnh đạt tới con số 1.542.

Điều này có nghĩa là khi bỏ một đồng vốn cố định vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì năm 2010 sẽ thu được 1.542 đồng lợi nhuận, tăng 0,023 đồng so với năm 2008. Nhưng đến năm 2011, 2012 thì chỉ tiêu này có sự giảm sút, cụ thể năm 2011 chỉ đạt 1.536, giảm 0.006% so với năm 2010, năm 2012 con số này chỉ còn là 1.527 giảm 0.009% so với năm 2011. Điều này cho thấy, tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2011, 2012 nhỏ hơn tốc độ tăng nguồn vốn cố định, hay việc sử dụng vốn cố định vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong năm 2011, 2012 có hiệu quả thấp hơn so với năm 2010. Có thể lý giải điều này là do năm trong hai năm đó, Công ty đã đầu tư xây dựng thêm một nhà kho để

STT Chỉ tiêu

Năm

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu vật tư thiết bị ở Công ty dịch vụ vật tư viễn thông VNPT Hà Nội (Trang 37)