Để đáp ứng các mục tiêu quản lý trong mỗi khu vực, các biện pháp tích cực để quản lý tƣơng ứng với mỗi mục tiêu cũng đƣợc đề xuất trong nghiên cứu. Cụ thể:
(1) Các biện pháp quản lý tích cực đƣợc đề xuất để đáp ứng mục tiêu: Xử lý
nước thải và Kiểm soát nguồn ô nhiễm tại các Khu vực 1,2,5 và 7 gồm:
a) Lắp đặt các hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt tại những khu vực còn thiếu nhƣ: Phƣờng Hà Trung, Hà Tu, Hồng Hà, Hà Phong và Hà Lầm tại phía Đông Tp. Hạ Long, phƣờng Giếng Đáy và Hà Khẩu tại phía Tây Hạ Long
b) Kiểm soát nguồn ô nhiễm, đặc biệt là nƣớc thải từ hoạt động khai thác than và các cơ sở có liên quan: các cơ quan quản lý cần giám sát tích cực tập đoàn VINACOMIN trong việc thực hiện các biện pháp xử lý và giảm ô nhiễm của họ theo nhƣ kế hoạch của Đề án Bảo vệ môi trƣờng vùng than đến năm 2020, tầm nhìn 2030 mà VINACOMIN đã lập.
c) Kiểm soát san lấp đất:
(2) Các biện pháp quản lý tích cực để đáp ứng mục tiêu: Kiểm soát sử dụng đất chặt chẽ thông qua quy trình cấp phép và theo dõi các hoạt động phát triển
tại Khu vực 3 – Khu du lịch quốc tế Bãi Cháy:
Hiện nay tại khu du lịch quốc tế Bãi cháy có rất nhiều các công trình xây dựng bị bỏ rơi/dở dang và nhiều diện tích đất hoang không sử dụng tại khu vực này. Điều này tạo ra những cảnh quan không đẹp đứng trên quan điểm của một khu du lịch quốc tế đƣợc UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, cũng nhƣ hiệu quả sử dụng đất thấp đứng trên quan điểm về kinh tế, và về lâu dài, danh tiếng và giá trị của khu vực sẽ bị tổn hại và tính bền vững của hoạt động du lịch trong khu vực cũng sẽ không đƣợc đảm bảo.
69
Hình 3-6 Các hoạt động xây dựng, phát triển dở dang tại KDL Bãi Cháy
Do đó việc siết chặt quy trình và thủ tục cấp phép cho các công trình/hoạt động xây dựng và phát triển tại khu vực này là hết sức cần thiết.
Không giống với những khu vực khác, việc cấp giấy phép hoạt động phát triển và theo dõi chặt chẽ phải đƣợc thực hiện vào những giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển. Các biện pháp quản lý thủ tục cấp phép và theo dõi chặt chẽ đƣợc đề xuất nhƣ sau.
a) Trong quá trình Cấp giấy phép hoạt động
Kiểm tra chặt chẽ tại những khâu nhƣ: đệ trình hồ sơ, chứng minh tài chính để đảm bảo việc hoàn thành công trình xây dựng.
b) Trong thời gian thi công
Đơn vị thi công có nghĩa vụ báo cáo trong trƣờng hợp thi công bị trì hoãn và cung cấp báo cáo kiểm tra.
c) Trong thời gian vận hành
Đơn vị thi công có nghĩa vụ báo cáo trong trƣờng hợp vận hành bị ngừng /đóng cửa; nghĩa vụ hoàn trả đất bằng cách chấm dứt hợp đồng thuê đất.
(3) Các biện pháp đáp ứng mục tiêu: Cải tiến giao thông vận tải tại Khu vực
3- khu Du lịch quốc tế Bãi Cháy
Hình 3-7 dƣới đấy cho thấy các vấn đề nổi cộm về an toàn giao thông tại khu du lịch quốc tế Bãi Cháy hiện nay, đặc biệt vào những ngày cuối tuần và trong các
70
dịp lễ, tết, cao điểm. Nguyên nhân là do thiếu khu vực đỗ xe, số lƣợng các phƣơng tiện giao thông và lƣợng khách du lịch tang nhanh. Và tình trạng sẽ có thể tiếp tục xấu hơn trong thời gian tới đây.
Hình 3-7 Các vấn đề về an toàn giao thông tại khu vực du lịch quốc tế Bãi Cháy
Xem xét việc quản lý khu vực này từ quan điểm du lịch bền vững và sử dụng đất cho thấy việc đảm bảo an toàn giao thông sẽ là một nhân tố quan trọng trong công tác quản lý còn thiếu hiện nay. Do đó đề tài nghiên cứu đề xuất việc phát triển không gian đỗ xe và xây dựng hệ thống thông tin tại khu vực du lịch quốc tế Bãi Cháy nhằm cải thiện an toàn giao thông và phát triển du lịch.
Việc lựa chọn địa điểm để xây dựng không gian đỗ xe cho khu vực này nên ở gần đoạn đƣờng chính trên đƣỡng Bãi Cháy nhƣ hình… dƣới đây. Sau khi bố trí đƣợc khu vực đỗ xe, các cơ quan quản lý nên có các quy định pháp lý chính thức về việc hạn chế xe ô tô và xe máy đi vào khu vực này, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần và giai đoạn cao điểm với khách du lịch.
71
Hình 3-8 Đề xuất không gian xây dựng bãi đỗ xe cho KDL Bãi Cháy
(4) Các biện pháp quản lý tích cực đáp ứng mục tiêu: Bảo vệ rừng ngập mặn và khu bãi triều và phát triển du lịch sinh thái tại Khu vực 4 và 6:
Khu vực bảo vệ rừng ngập mặn đƣợc đề xuất trong vùng nghiên cứu nằm tại cửa sông Bình Hƣơng và cửa sông Cửa Lục đƣợc thể hiện tại Hình 3-9 sau đây. Cùng với hai biện pháp về “Kiểm soát san lấp đất” và “Kiểm soát nuôi trồng thủy sản” sẽ hỗ trợ rất tích cực cho viêc bảo vệ rừng ngập mặn và khu bãi triều.
Hình 3-9 Khu vực đề xuất bảo vệ rừng ngập mặn tại Cửa sông Bình Hƣơng và Cửa sông Cửa Lục
72
Liên quan tới khu vực bảo vệ rừng ngập mặn đề xuất tại cửa sông Cửa Lục, huyện Hoành Bồ và t.p Hạ Long, ranh giới dự kiến của khu vực bảo vệ rừng ngập mặn đƣợc xác định dựa trên kết quả nghiên cứu về việc bảo vệ các khu vực rừng ngập mặn quan trọng trong khuôn khổ của Dự án Bảo vệ môi trƣờng vịnh Hạ Long (2010-2013) của UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA. Trong khu vực bảo vệ rừng ngập mặn đề xuất tại cửa sông Bình Hƣơng, Thị xã Quảng Yên và Tp. Hạ Long, phần lớn các khu vực đề xuất nằm trong các đầm nuôi trồng thủy sản hiện tại với phƣơng pháp nuôi trồng quảng canh.
Bên cạnh đề xuất về việc quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn và khu bãi triều, từ quan điểm bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học, xét về khía cạnh kinh tế, các khu vực này còn có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển mô hình du lịch sinh thái và giáo dục môi trƣờng dựa vào hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Hình 3-10 sau đây là ví dụ về một số hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trƣờng có thể phát triển trong khu vực rừng ngập mặn và khu bãi triều.
Hình 3-10 Ví dụ một số hoạt động về du lịch sinh thái và GDMT trong rừng ngập mặn tại Nhật Bản
73
(5) Các biện pháp đáp ứng mục tiêu Kiểm soát nuôi trồng thủy sản tại khu vực 4,6,7:
Việc nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn hiện nay rất phù hợp với các khu vực rừng ngập mặn đƣợc đề xuất bảo vệ trong khuôn khổ của nghiên cứu: xã Hoàng Tân, thị xã Quảng Yên và T.p Hạ Long. Phƣơng pháp nuôi trồng thủy sản chủ yếu trong các khu vực này là phƣơng pháp nuôi trồng quảng canh. Phƣơng pháp này khá phù hợp trong việc duy trì và cải thiện chất lƣợng của rừng ngập mặn. Bên cạnh đó tác giả đề xuất việc ứng dụng phƣơng pháp nuôi trồng quảng canh cải tiến trong các khu vực 4,6,7 của vùng đới bờ nghiên cứu kết hợp với việc phát triển du lịch sinh thái trong rừng ngập mặn. với việc sử dụng rừng ngập mặn cho du lịch sinh thái.
Phương pháp nuôi trồng quảng canh cải tiến:
Phƣơng pháp này dựa trên việc tham khảo cách nuôi trồng thủy sản cải tiến hiện nay, áp dụng tại những khu vực bãi triều dọc theo các con sông hoặc biển có rừng ngập mặn tại Việt Nam trong đó có vùng vịnh Hạ Long. Đặc điểm chính của loại hình nuôi trồng thủy sản hiện nay là: (i) loài nuôi trồng chính là tôm sú với mật độ khác nhau, từ 1 – 10 con non/m2, (ii) sử dụng con giống từ ao ƣơm, (iii) sử dụng thức ăn bổ sung từ sản phẩm công nghiệp hoặc do nông dân sản xuất, (iv) sử dụng thuốc , hóa chất hoặc phân bón, và (v) chi phí sản xuất cao hơn phƣơng pháp nuôi trồng quảng canh. Bằng phƣơng pháp này, ngƣời nông dân có thể thu đƣợc lợi nhuận cao hơn, nhƣng không ổn định. Tình trạng mất mùa do dịch bệnh tôm hoặc điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng thƣờng diễn ra.
Với mục tiêu sử dụng rừng ngập mặn một cách bền vững và ổn định ổn định kinh tế cho ngƣời dân nuôi trồng thủy sản, tác giải đề xuất biện pháp “nuôi trồng thủy sản quảng canh cải tiến kết hợp với du lịch sinh thái” trong các đầm nuôi trồng thủy sản có rừng ngập mặn.
Theo đó, trong hoặc bên ngoài đầm thủy sản nên có một diện tích bãi triều khoảng 2.000 m2 - 3.000 m2 làm vƣờn ƣơm giống cây ngập mặn. Việc trồng rừng ngập mặn bằng cây giống là tốt hơn là trồng bằng quả. Các vƣờn ƣơm này cũng là
74
một điểm thu hút đối với khách du lịch sinh thái.
Hình dƣới đây là một sơ đồ bố trí mẫu của phƣơng pháp nuôi trồng quảng canh kết hợp với du lịch sinh thái trong các khu vực đề xuất của nghiên cứu.
Hình 3-11 Sơ đồ ví dụ của phƣơng pháp nuôi trồng quảng canh cải tiến kết hợp du lịch sinh thái trong khu vực đề xuất bảo vệ rừng ngập mặn
75
(6) Biện pháp đáp ứng mục tiêu Kiểm soát san lấp đất tại khu vực 1,2,4,5,6,7
Việc san lấp lấn biển hình thành nên các khu đô thị, dự án công nghiệp-dịch vụ ồ ạt tại khu vực ven biển vịnh Hạ Long cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm khu vực ven bờ, làm bồi lắng hệ thống luồng lạch. Tỉnh Quảng Ninh hiện có có 43 dự án lấn biển với tổng diện tích quy hoạch trên 7.600 ha, trong đó diện tích quy hoạch lấn biển khoảng trên 7.300 ha, hiện đã thực hiện lấn biển khoảng 2.000 ha. Các dự án này góp phần mở rộng đáng kể về không gian, hạ tầng, quỹ đất cho phát triển các đô thị, hình thành các khu du lịch, các khu đô thị mới, đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở của nhân dân đồng thời đẩy mạnh việc thu hút đầu tƣ, huy động nguồn vốn trong vùng. Tuy nhiên, những dự án lấn biển này cũng bộc lộ nhiều vấn đề nhƣ quỹ đất ở hiện đã vƣợt quá nhu cầu thực tế, tác động tiêu cực đến môi trƣờng.
Do vậy việc thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp kiểm soát trong quá trình xây dựng, san lấp đất là một yêu cầu quan trọng nhằm ngăn chặn việc xả chất bồi lắng xuống khu vực vịnh. Theo đó các nhà quản lý cần có các hƣớng dẫn về phƣơng pháp xây dựng tại các khu vực đất san lấp, và ban hành quy chế cho việc thực hiện san lấp tại các khu vực này.