Cộng đồng ven biển nói chung và tại vùng vịnh Hạ Long nói riêng, bao gồm các tổ chức quần chúng, các tổ chức trên cơ sở cộng đồng. Đây là một lực lƣợng lao động xã hội (trực tiếp hoặc gián tiếp) quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội ở vùng bờ. Đồng thời họ cũng có ảnh hƣởng lớn đến cơ cấu thể chế và các quyết định quản lý vùng bờ. Nhiều công trình nghiên cứu về quản lý đới bờ đã chỉ ra rằng sự tham gia tích cực của cộng đồng ven biển quyết định sự thành công của các nỗ lực quản lý vùng đới bờ biển. Do đó, cần phải khuyến khích, vận động cộng đồng ven biển tham gia vào các quá trình của quản lý vùng bờ biển, từ quá trình xây dựng kế hoạch, ra quyết định, thực hiện kế hoạch đến giám sát và đánh giá.
Ở vùng đới bờ vịnh Hạ Long, cƣ dân sinh sống cả ở các huyện đảo (Cô Tô, Vân Đồn), ở vùng ven biển và gần 1000 hộ sống trên các vạn chài nổi. Khoảng 20% trong số họ có thu nhập thấp, còn nghèo và có sinh kế phụ thuộc vào nguồn tài nguyên vùng bờ biển và hải đảo. Hàng năm, dân số phát triển với tốc độ nhanh làm gia tăng nhu cầu lao động và việc làm, hậu quả kéo theo lại là thiếu việc làm và tăng khó khăn. Tình trạng di dân tự do ra vùng ven biển và các hải đảo ven bờ dẫn đến tăng nhu cầu tài nguyên biển/ven biển. Lao động ngƣ nghiệp đang đứng trƣớc thách thức tài nguyên cạn dần, thiếu vốn và phƣơng tiện vƣơn khơi. Do kinh tế và dân trí còn thấp nên ngƣ dân chủ yếu sử dụng phƣơng tiện đánh bắt lạc hậu, đánh bắt hủy diệt và tăng cƣờng khai thác các vùng đất ngập nƣớc ven biển. Tính tự phát khai thác tài nguyên biển còn phổ biến trong cộng đồng, ít chú ý đến bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên. Trong mối quan hệ với tài nguyên biển/ven biển, cộng đồng ven biển và các cá nhân trong cộng đồng là các khách thể, không phải là chủ thể, vì thế họ chƣa tự nguyện tham gia vào việc bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng. Xét về cơ cấu
24
tổ chức cộng đồng, các cá nhân trong cộng đồng liên kết với nhau bằng các mối quan hệ khác nhau, trong đó có hình thức thông qua các tổ chức quần chúng.
Các tổ chức quần chúng đƣợc đề cập trong phần phân tích về thể chế chính sách cho quản lý vùng đới bờ ở đây bao gồm Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nghề cá, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và một số hiệp hội nghề nghiệp khác của địa phƣơng. Phần lớn các tổ chức quần chúng là những tổ chức đa năng, có tổ chức chặt chẽ từ cấp trung ƣơng đến cấp thấp nhất và lấy mục tiêu hàng đầu là phát triển kinh tế - xã hội.
Các tổ chức quần chúng cũng đóng một vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng bờ biển. Họ là các tổ chức có thể đại diện cũng nhƣ tiếp xúc với hầu hết thành viên của xã hội, tạo thuận lợi cho các luồng thông tin và lấy ý kiến 02 chiều cũng nhƣ truyền đạt lợi ích của các hội viên của mình lên các cấp cao nhất. Trong quá trình triển khai hoạt động, các tổ chức quần chúng ở Việt Nam nói chung và ở vùng bờ Hạ Long nói riêng đã thiết lập các mối giao tiếp và quan hệ với các ngân hàng, các cơ quan chuyên ngành, các tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở KH-CN, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp&Nông thôn, Ngân hàng Ngƣời nghèo…và các hệ thống tổ chức phi chính phủ (NGOs). Họ thực sự có sức mạnh trong các hoạt động đầu tƣ ở các cơ sở và huy động cộng đồng. Quá trình quy hoạch, phát triển và QLTHĐB rất cần phải có những tổ chức quần chúng và các tổ chức dựa trên cơ sở cộng đồng nhằm huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động và phát huy tinh thần hợp tác vốn có trong nhiều cộng đồng thoát khỏi xu hƣớng dựa dẫm vào viện trợ của Chính phủ. Đây là một lực lƣợng đầy tiềm năng cho việc phát triển sinh kế lồng ghép yếu tổ quản lý dựa trên cộng đồng.
25
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Nội dung của Chƣơng tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: 1. Cơ sở lý luận về đới bờ và quản lý tổng hợp đới bờ
Theo đó, đới bờ là hệ chuyển tiếp giữa biển và lục địa, là nơi có giá trị đặc biệt về tài nguyên, môi trƣờng và phát triển kinh tế xã hội. Xét về góc độ quản lý đới bờ là giao của ba tập hợp môi trƣờng biển, môi trƣờng lục địa và môi trƣờng kinh tế xã hội. Chính vì vậy việc QLĐB đòi hỏi phải mang tính tổng hợp cao. QLTHĐB yêu cầu kết hợp tất cả các khía cạnh của các thành phần vật lý, sinh học và nhân văn của vùng đới bờ, ven biển vào chung một khuôn khổ quản lý. 2. Kinh nghiệm thực hiện QLTH đới bờ trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới phƣơng thức QLTHĐB đã ra đời từ năm 1972 tại Mỹ, và từ sau Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái đất tại Rio de Janero 1992 đã ghi nhận QLTHĐB cần đƣợc khuyến khích trong quản lý tài nguyên biển và đại dƣơng, thích hợp cho sự phát triển bền vững. Từ đó đến nay nhiều quốc gia ven biển nhƣ Canada, Australia, các nƣớc Đông Nam Á đã áp dụng phƣơng thức này vào các chƣơng trình, dự án quản lý vùng ven biển của mình.
Tại Việt Nam từ sau năm 1995, cách tiếp cận QLTHĐB đã đƣợc đề cập đến và áp dụng tại nhiều vùng, tỉnh thành ven biển trong cả nƣớc thông qua các dự án thí điểm đƣợc hỗ trợ bởi Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế. QLTHĐB đã dần đƣợc khẳng định là một cách tiếp cận hiệu quả trong việc quản lý tài nguyên và thúc đẩy sự phát triển bền vững ở đới bờ ở Việt Nam.
3. Khung thể chế quản lý đới bờ ở Việt Nam và vịnh Hạ Long
Cơ cấu thể chế và cơ chế điều phối QLĐB vùng vịnh Hạ Long là một bộ phận cấu thành nên khung thể chế và cơ chế điều hành quản lý vùng đới bờ quốc gia. Ở cấp quốc gia, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là cơ quan đầu mối giúp Bộ TN&MT chịu trách nhiệm về các vấn đề QLTH vùng bờ và đới bờ. Tại Quảng Ninh các vấn đề QLĐB vịnh Hạ Long đƣợc thực hiện ở cấp tỉnh với cơ chế giải quyết thông qua Sở TN&MT với tƣ cách là cơ quan chủ quản đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý nhà nƣớc về biển, vùng bờ biển và hải đảo.
26
CHƢƠNG 2ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU