y tế trong thành phố Thái Nguyên
3.3.1. Phân bố thể bệnh trên nhóm BN nghiên cứu
Khám và phân loại thể bệnh theo ICD-10 của 46 bệnh nhân TTPL hiện đang điều trị tại 5 trạm y tế Đồng Quang, Quan Triều, Cam Giá, Quyết Thắng và Thịnh Đức, chúng tôi thu được kết quả như hình 3.4.
Hình 3.4 Sự phân bố thể bệnh TTPL
Nhận xét: Tâm thần phân liệt thể paranoid gặp nhiều nhất (16/46 bệnh nhân, chiếm 34,8%). Đứng thứ hai là thể di chứng (26,1%). Thể đơn thuần gặp ít nhất với 4,3%. Không có BN nào mắc TTPL thể căng trương lực.
3.3.2. Lựa chọn thuốc và liệu pháp điều trị theo từng thể TTPL
Liệu pháp và các thuốc sử dụng trong điều trị TTPL theo từng thể bệnh tại 5 trạm y tế được mô tả trong bảng 3.18.
0 5 10 15 20 16 6 0 2 5 12 2 3 Số B N
46
Bảng 3.18 Liệu pháp điều trị và các thuốc ATK theo thể bệnh Liệu
pháp Tên thuốc Số BN sử dụng thuốc điều trị theo thể bệnh
F20.0 F20.1 F20.3 F20.4 F20.5 F20.6 F20.8 Đơn trị Aminazin 9 5 2 5 9 2 3 Levomepromazin 4 1 0 0 1 0 0 Olanzapin 2 0 0 0 1 0 0 Đa trị Ami + Halo 1 0 0 0 0 0 0 Levo + Halo 0 0 0 0 1 0 0 Tổng cộng 16 6 2 5 12 2 3
Ghi chú: Ami + Halo: Aminazin + haloperidol
Levo + Halo: Levomepromazin + haloperidol F20.0 Thể paranoid F20.1 Thể thanh xuân F20.2 Thể căng trương lực F20.3 Thể không biệt định F20.4 Thể trầm cảm sau phân liệt F20.5 Thể di chứng
F20.6 Thể đơn thuần F20.8 Các thể TTPL khác
Nhận xét: Liệu pháp đơn trị liệu vẫn là liệu pháp được sử dụng chủ yếu. Đa trị liệu ít gặp, chỉ có 2 BN sử dụng liệu pháp này.
Trong tất cả các thể bệnh, aminazin là thuốc ATK được sử dụng chính. Trong đó, BN thể paranoid và thể di chứng sử dụng nhiều nhất (9/46 trường hợp, chiếm 19,6%).
3.3.3. Đánh giá mức đáp ứng lâm sàng qua điểm trung bình thang BPRS
Sử dụng thang đánh giá tâm thần ngắn để đánh giá mức đáp ứng lâm sàng của BN với các thuốc điều trị. Tổng điểm BPRS trung bình, điểm các triệu chứng dương tính, điểm các triệu chứng âm tính của 46 BN qua 3 lần đánh giá được trình bày lần lượt trong hình 3.5, 3.6 và 3.7.
47
Hình 3.5 Tổng điểm thang BPRS tại 3 thời điểm nghiên cứu
Nhận xét: Qua 3 lần đánh giá dựa trên thang đánh giá tâm thần ngắn, tổng điểm BPRS có giảm nhưng không đáng kể. Sử dụng kiểm định Wilcoxon để đánh giá sự khác biệt về tổng điểm BPRS giữa thời điểm T2 so với T0 thấy có khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p<0,05), kết luận có độ tin cậy trên 95%.
48
Nhận xét: Điểm trung bình các triệu chứng dương tính trong 3 lần đánh giá liên tiếp có giảm qua từng tháng, nhưng không đáng kể. Khi so sánh giữa thời điểm T2 và T0 thì sự khác biệt về điểm các triệu chứng dương tính có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Hình 3.7 Điểm các triệu chứng âm tính theo thang BPRS tại 3 thời điểm Nhận xét: Qua 3 lần đánh giá, điểm trung vị các triệu chứng âm tính cũng giảm. Tại thời điểm T2, sử dụng kiểm định Wilcoxon nhận thấy điểm BPRS các triệu chứng âm tính giảm 0,5 so với thời điểm T0. Kết luận có độ tin cậy trên 95% (p<0,05).
3.3.4. Đánh giá mức đáp ứng lâm sàng qua mức giảm điểm BPRS
Tỷ lệ BN đáp ứng lâm sàng theo mức giảm tổng điểm BPRS, mức giảm điểm các triệu chứng dương tính và mức giảm điểm các triệu chứng âm tính được trình bày trong bảng 3.19.
49
Bảng 3.19 Mức giảm điểm BPRS của BN trong thời gian nghiên cứu
Mức giảm điểm BPRS
Số BN giảm điểm BPRS
T1-0 T2-0
n % n %
Giảm tổng điểm BPRS <20% 46 100 46 100 Giảm điểm các triệu chứng dương tính <20% 46 100 46 100 Giảm điểm các triệu chứng âm tính <20% 45 97,8 45 97,8
≥20% 1 2,2 1 2,2
Nhận xét: Theo dõi và đánh giá mức đáp ứng lâm sàng chung và đáp ứng của nhóm triệu chứng dương tính thông qua mức giảm điểm BPRS tại các thời điểm nghiên cứu, không có BN nào thuyên giảm trên 20%.Sau 3 tháng chỉ có 1 BN giảm trên 20% điểm BPRS các triệu chứng âm tính (2,2%).
3.3.5. Đánh giá mức cải thiện lâm sàng toàn bộ theo thang CGI
Sau 3 tháng nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả về điểm trung bình theo thang CGI tại 2 thời điểm T1 và T2 như bảng 3.20.
Bảng 3.20 Điểm đánh giá theo thang CGI của BN tại 2 thời điểm nghiên cứu
(N = 46)
Điểm đánh giá theo thang CGI T1 T2
Mức độ Điểm Số BN (n) Tỷ lệ (%) Số BN (n) Tỷ lệ (%)
Cải thiện bệnh nhiều 1 0 0 0 0 Cải thiện bệnh rõ rệt 2 1 2,2 1 2,2 Cải thiện bệnh ít 3 14 30,4 22 47,8 Bệnh ổn định, không thay đổi 4 31 67,4 23 50,0 Bệnh xấu đi ≥5 0 0 0 0
p >0,05*
50
Nhận xét: Điểm CGI tại 2 thời điểm T1 và T2 đều chạy từ 2 đến 4. Điểm trung vị CGI tại thời điểm T2 có giảm 0,5 so với thời điểm T1 nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bệnh nhân được đánh giá là có cải thiện lâm sàng khi điểm CGI≤3, nghĩa là bao gồm những bệnh nhân có cải thiện bệnh. Tiến hành đánh giá mức cải thiện lâm sàng toàn bộ theo thang CGI của BN tại 2 thời điểm T1 và T2 chúng tôi thu được kết quả như hình 3.8.
Hình 3.8 Tỷ lệ BN có cải thiện lâm sàng theo thang CGI
Ghi chú: * Kiểm định Chi-Square McNemar
Nhận xét: Trong cả 2 lần đánh giá, không có trường hợp nào tình trạng bệnh xấu đi. Tỷ lệ BN ổn định bệnh tại thời điểm T1 chiếm 67,4%, tại thời điểm T2 là 50%.
Trong lần đánh giá T1, chỉ 32,6% BN có cải thiện bệnh, còn 67,4% BN ổn định bệnh, không có thay đổi gì. Trong lần đánh giá T2, tỷ lệ BN có cải thiện lâm sàng, cải thiện bệnh tăng lên 50%.
Sử dụng kiểm định Chi-Square McNemar để so sánh mức độ cải thiện bệnh giữa 2 lần đánh giá T1 và T2, nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
51
3.3.6. Đánh giá sự phục hồi một số kỹ năng tâm lý, xã hội và lao động nghề nghiệp của bệnh nhân
Khả năng nhận thức bệnh
Bảng 3.21 Khả năng nhận thức bệnh của bệnh nhân
(N = 46)
Khả năng nhận thức bệnh
Số bệnh nhân tại các thời điểm
p
T0 T2
n % n %
Không hiểu về bệnh 18 39,1 15 32,6
> 0,05* Hiểu không đầy đủ 14 30,4 17 37,0
Hiểu rõ về bệnh 14 30,4 14 30,4
Ghi chú: * Kiểm định Chi-Square McNemar
Nhận xét: Qua 2 tháng nghiên cứu, khả năng nhận thức bệnh của bệnh nhân ít thay đổi. Tỷ lệ BN không hiểu gì về bệnh giảm từ 39,1% xuống 32,6%. Số BN hiểu rõ về bệnh không tăng (14%). Sự thay đổi về khả năng nhận thức bệnh của BN giữa 2 lần đánh giá không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Khả năng tự chăm sóc bản thân
Bảng 3.22 Khả năng tự chăm sóc bản thân của bệnh nhân
(N = 46)
Khả năng tự chăm sóc bản thân
Số bệnh nhân tại các thời điểm
p T0 T2 n % n % Chăm sóc kém 5 10,9 2 4,4 < 0,05* Cần người nhắc nhở 12 26,1 11 23,9 Chăm sóc tốt 29 63,0 33 71,7
Ghi chú: * Kiểm định Chi-Square McNemar
Nhận xét: Tỷ lệ BN tự chăm sóc bản thân kém giảm 6,5% từ 10,9% trong lần đánh giá T0 xuống 4,4% trong lần đánh giá T2. Trong khi đó, số bệnh nhân chăm sóc bản thân tốt tăng 8,7% từ 63,0% lên 71,7%. Sự thay đổi về khả năng tự chăm sóc bản thân giữa 2 lần đánh giá có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
52 Khả năng giao tiếp
Bảng 3.23 Khả năng giao tiếp của bệnh nhân
(N = 46)
Khả năng giao tiếp
Số bệnh nhân tại các thời điểm
p T0 T2 n % n % Giao tiếp kém 9 19,6 8 17,4 > 0,05* Có thể giao tiếp 12 26,1 12 26,1 Giao tiếp tốt 25 54,3 26 56,5
Ghi chú: * Kiểm định Chi-Square McNemar
Nhận xét: Khả năng giao tiếp của BN giữa 2 lần đánh giá không thay đổi nhiều, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ BN có khả năng giao tiếp tốt tăng lên không đáng kể (56,5% so với 54,3%).
Khả năng lao động
Bảng 3.24 Khả năng lao động của bệnh nhân
(N = 46)
Khả năng lao động
Số bệnh nhân tại các thời điểm
p T0 T2 n % n % Không thể tự làm việc 14 30,4 11 23,9 > 0,05* Có thể lao động 20 43,5 22 47,8 Lao động tốt 12 26,1 13 28,3
Ghi chú: * Kiểm định Chi-Square McNemar
Nhận xét: Khả năng lao động giữa 2 lần đánh giá của BN không có sự thay đổi mang ý nghĩa thống kê (p>0.05). So với thời điểm bắt đầu nghiên cứu, tại thời điểm đánh giá lần thứ 2, số BN có thể lao động và lao động tốt đều tăng (tổng tỉ lệ tăng từ 69,6% lên 76,1%).
53 Khả năng sống độc lập
Bảng 3.25 Khả năng sống độc lập của bệnh nhân
(N = 46)
Khả năng sống độc lập
Số bệnh nhân tại các thời điểm
p T0 T2 n % n % Không thể sống độc lập 15 32,6 14 30,4 > 0,05* Cần người giúp đỡ 24 52,2 25 54,3 Sống độc lập được 7 15,2 7 15,2
Ghi chú: * Kiểm định Chi-Square McNemar
Nhận xét: Khả năng sống độc lập của BN trong lần đánh giá T2 so với thời điểm đánh giá T0 không có sự thay đổi mang ý nghĩa thống kê (p>0,05). Chỉ có 1 trường hợp khả năng sống độc lập của BN được cải thiện từ mức “không thể sống độc lập” sang mức “cần người giúp đỡ”.
54
Chương 4. BÀN LUẬN