Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt trong cộng đồng tại thành phố thái nguyên (Trang 35)

- Tuổi và giới. - Nghề nghiệp.

- Tuổi khởi phát bệnh. - Tình trạng hôn nhân. - Thời gian mắc bệnh. - Tiền sử gia đình. - Trình độ văn hóa. - Tiền sử bản thân.

28

2.3.2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh TTPL trong cộng đồng tại 28 phường xã tại Thành phố Thái Nguyên

- Các thuốc ATK đang được sử dụng. - Liệu pháp điều trị.

- Thời gian đã sử dụng thuốc.

- Thực trạng sử dụng các thuốc được cấp phát. - Liều dùng và thay đổi liều trong quá trình điều trị. - Các biến cố bất lợi.

- Tuân thủ điều trị. - Tái khám hàng tháng.

2.3.3. Đánh giá hiệu quả điều trị của các thuốc điều trị TTPL trong cộng đồng tại 5 phường xã thuộc thành phố Thái Nguyên

Các BN được đánh giá hiệu quả điều trị theo các thang đánh giá sau: - Thang đánh giá tâm thần ngắn BPRS (Brief Psychiatric Rating Scale). - Thang đánh giá mức cải thiện lâm sàng toàn bộ CGI (Clinial Global of Impression).

- Bảng đánh giá một số khả năng phục hồi các kỹ năng tâm lý xã hội và lao động nghề nghiệp.

Việc đánh giá dựa trên các thang điểm và bảng đánh giá được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần tại khoa Tâm Thần Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

2.3.3.1.Thang đánh giá tâm thần ngắn BPRS

Thang BPRS [42], [47] là một thang đánh giá mức độ nặng của 18 triệu chứng, cho điểm từ 1 - 7 điểm đối với mỗi triệu chứng (phụ lục 3).

- Mỗi bệnh nhân được sử dụng một bảng BPRS để đánh giá mức độ nặng của các triệu chứng lâm sàng tại 3 thời điểm T0, T1 và T2.

- Đánh giá kết quả điều trị bằng thang BPRS:

+ Đánh giá sự cải thiện toàn bộ các triệu chứng bằng sự giảm số điểm trung bình của bệnh nhân.

29

+ Đánh giá riêng sự cải thiện các triệu chứng dương tính ở bệnh nhân bằng sự giảm số điểm trung bình của các câu số 4, 7, 8, 10, 12, 15 và 17 trong thang BPRS.

+ Đánh giá riêng sự cải thiện các triệu chứng âm tính ở bệnh nhân bằng sự giảm điểm trung bình của các câu số 3, 13, 14, 16 và 18 trong thang BPRS. + Đánh giá đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân qua mức giảm điểm BPRS: Đáp ứng lâm sàng được đánh giá bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn giảm điểm BPRS là 20%, 30%, 40% hoặc 50%. Có đáp ứng lâm sàng khi giảm ≥20% tổng điểm BPRS.

𝑴ứ𝒄 𝒈𝒊ả𝒎 đ𝒊ể𝒎 𝑩𝑷𝑹𝑺 = Đ𝒊ể𝒎 𝑻𝑩 𝑩𝑷𝑹𝑺 𝒕ạ𝒊 𝑻𝟎 − Đ𝒊ể𝒎 𝑻𝑩 𝑩𝑷𝑹𝑺 𝒕ạ𝒊 𝑻𝟏 (𝑻𝟐)

Đ𝒊ể𝒎 𝑻𝑩 𝑩𝑷𝑹𝑺 𝒕ạ𝒊 𝑻𝟎 𝒙 𝟏𝟎𝟎%

2.3.3.2.Thang đánh giá mức cải thiện lâm sàng toàn bộ CGI

Thang đánh giá chung về lâm sàng (CGI) được triển khai ở Mĩ khi nghiên cứu bệnh TTPL và hiệu quả của các thuốc an thần kinh. Thang CGI đánh giá chung về mức độ cải thiện lâm sàng của BN dựa vào việc xem xét tổng thể các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. Cách cho điểm đánh giá như phụ lục.

Bảng 2.2 Thang đánh giá mức cải thiện lâm sàng toàn bộ CGI

Khám tổng thể các triệu chứng Điểm

Cải thiện bệnh nhiều 1 Cải thiện bệnh rõ rệt 2 Cải thiện bệnh rất ít 3 Bệnh ổn định, không thay đổi gì 4 Xấu đi rất ít 5

Xấu đi rõ 6

Xấu đi nhiều 7

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân được đánh giá cải thiện lâm sàng toàn bộ bằng thang CGI tại các thời điểm T1 (sau 1 tháng) và T2 (sau 3 tháng kể từ thời điểm bắt đầu nghiên cứu). So sánh mức cải thiện lâm sàng toàn bộ của bệnh nhân giữa 2 thời điểm. Bệnh nhân được đánh giá là cải thiện khi điểm thang CGI tại thời điểm đó nhỏ hơn hoặc bằng 3.

30

2.3.3.3.Đánh giá một số khả năng phục hồi các kỹ năng tâm lý xã hội và lao động nghề nghiệp

Mỗi BN được đánh giá khả năng phục hồi các kỹ năng tâm lý, xã hội và lao động nghề nghiệp tại 2 thời điểm: Bắt đầu nghiên cứu (T0) và kết thúc nghiên cứu (T2). Trong quá trình nghiên cứu không có can thiệp gì. Đánh giá, so sánh khả năng phục hồi các kỹ năng của BN tại 2 thời điểm trên.

Khả năng nhận thức bệnh

- Nhận thức bệnh tốt: hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình. - Nhận thức vừa: hiểu biết về bệnh không rõ ràng, đầy đủ. - Nhận thức kém: không hiểu về bệnh.

Khả năng tự chăm sóc bản thân

- Chăm sóc tốt: chú ý tự chăm sóc bản thân (ăn uống, nghỉ ngơi, uống thuốc, vệ sinh cá nhân).

- Có thể chăm sóc: ít chú ý, cần có người nhắc nhở. - Chăm sóc kém: không chú ý, không tự làm được.

Khả năng giao tiếp

- Giao tiếp tốt: duy trì trò chuyện bình thường, không gặp trở ngại gì. - Có thể giao tiếp: ngại giao tiếp, khó khăn trong việc duy trì trò chuyện với người khác.

- Giao tiếp kém: không thể trò chuyện với người khác.

Khả năng lao động

- Lao động tốt: khôi phục hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn khả năng lao động, có thể trở lại làm các công việc nghề nghiệp trước đây.

- Có thể lao động: có thể tự làm các công việc đơn giản. - Ít khả năng hoặc không thể: không thể tự làm việc.

Khả năng sống độc lập

- Sống độc lập được: bệnh nhân tự chăm sóc được bản thân, tự lao động để kiếm sống, tự kiểm soát hành vi của mình.

31

- Không thể sống độc lập: hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng của người khác.

2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành dưới sự chấp thuận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Thiết kế nghiên cứu chỉ nhằm mục đích hỗ trợ giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị đạt kết quả tốt hơn, không ảnh hưởng tới sức khỏe hay phác đồ điều trị của bệnh nhân.

Việc thu thập thông tin dựa trên sự chấp thuận của đối tượng nghiên cứu. Bệnh nhân được thông báo về nghiên cứu, được bảo vệ quyền lợi, sức khỏe, an toàn, và bảo mật các thông tin riêng tư.

Các dữ liệu thu được trong nghiên cứu được ghi chép, phân tích, xử lý và báo cáo đảm bảo tính toàn vẹn, chính xác, tin cậy và khoa học.

32

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu

3.1.1. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị TTPL trong cộng đồng

Qua nghiên cứu tại 28 trạm y tế xã phường của thành phố Thái Nguyên, xác định được 268 bệnh nhân hiện đang được quản lý điều trị tại cộng đồng. Tỷ lệ cụ thể tại các trạm y tế được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1 Tỷ lệ bệnh nhân điều trị TTPL trong cộng đồng TP Thái Nguyên TT Khu vực Trạm y tế xã, phường Dân số Số BN Tỷ lệ/100000 dân 1 Khu vực trung tâm Phường Phan Đình Phùng 17167 16 93 2 Phường Hoàng Văn Thụ 13248 12 91 3 Phường Quang Trung 24829 12 48

4 Phường Đồng Quang 7669 8 104 5 Phường Trưng Vương 6761 5 74 6

Khu vực phía bắc

Phường Quang Vinh 6268 3 48

7 Phường Quan Triều 8481 6 71 8 Phường Tân Long 6390 9 141 9 Xã Đồng Bẩm 5813 9 155 10 Xã Cao Ngạn 6961 6 86 11 Khu vực phía đông Phường Túc Duyên 8858 8 90 12 Phường Gia Sàng 11343 13 115 13 Phường Cam Giá 11089 9 81 14 Phường Hương Sơn 11284 11 97 15 Xã Lương Sơn 12504 14 112 16 Phường Trung Thành 13124 12 91 17 Phường Tân Thành 4767 9 189 18 Khu vực phía tây Xã Phúc Hà 4037 4 99 19 Xã Phúc Xuân 5360 6 112 20 Xã Phúc Trìu 5804 13 224 21 Xã Quyết Thắng 12502 15 120 22 Xã Tân Cương 5634 7 124

33 23 Khu vực phía nam Xã Thịnh Đức 7490 8 107 24 Phường Thịnh Đán 10870 16 147 25 Phường Tân Lập 8607 9 105 26 Phường Tân Thịnh 8228 7 85 27 Phường Tích Lương 10316 10 97 28 Phường Phú Xá 9865 11 112 Tổng cộng 265269 268 Tỉ lệ trung bình/100000 dân 101

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân điều trị TTPL tại cộng đồng thành phố Thái Nguyên là 101/100000 dân (0,1%). Phúc Trìu là trạm y tế có tỷ lệ bệnh nhân điều trị TTPL tại cộng đồng cao nhất (0,224%). Quang Trung và Quang Vinh là 2 trạm y tế có tỷ lệ bệnh nhân điều trị TTPL tại cộng đồng thấp nhất (0,048%).

3.1.2. Đặc điểm về tuổi và giới

Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân TTPL theo tuổi và giới tính

(N = 268) Giới tính Nhóm tuổi Nữ Nam Tổng số Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % <20 0 0 1 0,6 1 0,4 20-29 3 3,3 20 11,2 23 8,6 30-39 25 27,8 40 22,5 65 24,3 40-49 32 35,6 57 32,0 89 33,2 >=50 30 33,3 60 33,7 90 33,6 Tổng 90 100 178 100 268 100 Tuổi trung bình 45,6 ± 12,4

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân hiện đang điều trị TTPL tại cộng đồng cao nhất ở nhómtuổi trên 50 (33,6%), thấp nhất ở nhóm tuổi dưới 20 (0,4%). Tuổi trung bình của các BN tại thời điểm nghiên cứu là 45,6 ± 12,4. Nam mắc bệnh (66,4%) nhiều hơn nữ (33,6%).

34

3.1.3. Đặc điểm về tuổi khởi phát và thời gian mắc bệnh

Tuổi khởi phát và thời gian mắc bệnh TTPL có liên quan đến kết quả điều trị và tiên lượng của bệnh nhân. Tỷ lệ cụ thể như bảng 3.3.

Bảng 3.3 Tuổi khởi phát và thời gian mắc bệnh của nhóm nghiên cứu

(N = 268)

Các đặc điểm Số bệnh nhân Trung bình

Số lượng (n) Tỉ lệ (%) Tuổi khởi phát bệnh < 20 tuổi 58 21,6 28,2 ± 11,8 (tuổi) 20 - 29 91 34,0 30 – 39 74 27,6 ≥ 40 45 16,8 Thời gian mắc bệnh < 2 năm 0 0 17,4 ± 9,5 (năm) 2 – 5 năm 20 7,5 6 – 10 năm 36 13,4 10 – 15 năm 78 29,1 >15 năm 134 50,0

Nhận xét: Số BN khởi phát bệnh ở lứa tuổi 20 – 29 chiếm tỷ lệ cao nhất (34%). Tuổi khởi phát trung bình của nhóm nghiên cứu là 28,2 ± 11,8.

Các BN đều có thời gian mắc bệnh kéo dài trên 2 năm. Tỷ lệ mắc bệnh trên 15 năm là cao nhất (50%).

3.1.4. Đặc điểm về trình độ văn hóa và nghề nghiệp

Bảng 3.4 Trình độ văn hóa của nhóm nghiên cứu

(N = 268)

Các đặc điểm Số bệnh nhân

Số lượng (n) Tỉ lệ (%)

Trình độ văn hóa

Đại học, cao đẳng, trung cấp 35 13,1 Trung học phổ thông 66 24,6 Trung học cơ sở 122 45,5

Tiểu học 32 11,9 Mù chữ 13 4,9

35

Nhận xét: BN có trình độ học vấn trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 45,5% so với các bệnh nhân có trình độ học vấn khác trong nhóm nghiên cứu. Tiếp theo là nhóm BN có trình độ học vấn là THPT (24,6%). Số BN có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 13,1%. Mù chữ chiếm 4,9%.

Bảng 3.5 Nghề nghiệp của nhóm nghiên cứu

(N = 268) Các đặc điểm Số bệnh nhân Số lượng (n) Tỉ lệ (%) Nghề nghiệp Không làm gì 110 41,0 Làm ruộng 92 34,3 Buôn bán 13 4,9 Công nhân 19 7,1 Viên chức 6 2,2 Học sinh – sinh viên 2 0,7 Hưu trí 23 8,6 Nghề khác 3 1,1

Nhận xét: Đa số các bệnh nhân TTPL điều trị tại cộng đồng hiện không làm gì (41,04%). Số BN làm nghề nông chiếm 34,3%. Công nhân 7,1%, buôn bán 4,9%. Số BN hưu trí chiếm 8,6% trong cộng đồng nghiên cứu. Nhóm bệnh nhân là học sinh - sinh viên chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,7%).

3.1.5. Đặc điểm về tình trạng hôn nhân

Bảng 3.6 Đặc điểm về tình trạng hôn nhân

(N = 268)

Tình trạng hôn nhân Số bệnh nhân

Số lượng (n) Tỉ lệ (%) Chưa lập gia đình 97 36,2 Đã lập gia đình trước mắc bệnh 105 39,2 sau mắc bệnh 37 13,8 Ly hôn, ly thân 22 8,2 Góa 7 2,6 Tổng cộng 268 100

36

Nhận xét: Số bệnh nhân đã lập gia đình chiếm tỉ lệ khá cao (53,0%), trong đó 39,2% lập gia đình trước khi mắc bệnh, 13,8% lập gia đình sau khi mắc bệnh. Tỷ lệ bệnh nhân chưa lập gia đình chiếm 36,2%. Bệnh nhân ly hôn, ly thân sau khi bị bệnh chiếm 8,2%.

3.1.6. Đặc điểm tiền sử gia đình và tiền sử bản thân

Tiền sử gia đình và tiền sử bản thân của bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc xác định yếu tố nguy cơ gây bệnh, từ đó có kế hoạch điều trị và theo dõi cụ thể cho từng bệnh nhân. Cụ thể 2 đặc điểm trên của nhóm BN nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.7.

Bảng 3.7 Đặc điểm về tiền sử gia đình và tiền sử bản thân

(N = 268) Đặc điểm Số bệnh nhân Số lượng (n) Tỉ lệ (%) Tổng (%) Tiền sử gia đình Ruột thịt mắc bệnh 45 16,8 23,5 Họ hàng mắc bệnh 18 6,7

Không có tiền sử gia đình 205 76,5 76,5

Tiền sử bản thân Sang chấn tâm lý 104 38,8 42,5 Sang chấn sản khoa 10 3,7

Không có tiền sử bản thân 154 57,5 57,5

Nhận xét: 23,5% BN có tiền sử gia đình mắc bệnh TTPL, trong đó có 45 trường hợp là ruột thịt mắc bệnh (16,8%) và 18 trường hợp có quan hệ họ hàng với BN (6,7%).

Tỷ lệ BN gặp sang chấn tại thời điểm khởi phát bệnh khá cao (42,5%), trong đó chủ yếu là sang chấn tâm lý (38,8%).

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt trong cộng đồng tại thành phố thái nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)