Việc thực hiện quy chế chuyên môn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đã được công nhận đạt tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc tốt GPP tại các quận nội thành hà nội giai đoạn 2010 2012 (Trang 63)

a. Ưu điểm:

- Đa số các nhà thuốc đã nhận thức được các quy định của Pháp luật và của ngành trong việc thực hiện và triển khai GPP do đó ý thức chấp hành các quy

định trong các hoạt động của nhà thuốc.

- Các nhà thuốc có ý thức trong việc trang bị đầy đủ các tài liệu chuyên môn, văn bản pháp luật để thực hiện việc kinh doanh một cách hiệu quả nhất

- Các nhà thuốc đều ý thức được việc xây dựng, duy trì và vận hành thao tác chuẩn (SOP). Một số nhà thuốc thực hiện nghiêm túc SOP.

Bên cạnh những ưu điểm, vẫn còn một số tồn tại trong việc thực hiện quy chế

chuyên môn của các nhà thuốc. b. Tồn tại:

- Các nhà thuốc chưa có ý thức trong việc ghi chép và theo dõi sổ sách.Việc ghi chép còn mang tính hình thức đối phó. Nguyên nhân của tình trạng này là do :

+ Có thể các nhà thuốc chưa hiểu được rằng đây cũng là một phần nội dung trong thực hiện quy chế về chuyên môn của GPP.

+ Một số nhà thuốc cảm thấy việc ghi chép và theo dõi sổ sách rườm rà, mất thời gian.

Điều này đưa ra một yêu cầu thống nhất trong quản lý sổ sách của các nhà thuốc. Các cơ quan quản lý và các hiệp hội có thể họp bàn đưa ra mẫu sổ

chung, quy định chung trong việc ghi chép và theo dõi sổ sách để các nhà thuốc dễ dàng chấp hành hơn. Khuyến khích các nhà thuốc hiện đại hóa việc ghi chép sổ sách bằng các phần mềm quản lý.

- Việc nhập thuốc không có hóa đơn chứng từ hợp lệ vẫn còn diễn ra khá phổ

biến, dẫn tới việc không có căn cứ để ghi chép theo quy định. Còn tồn tại vấn

đề nhập thuốc không có hóa đơn chứng từ hợp lệ là do các nguyên nhân: + Bên giao hàng không tuân thủ theo quy định của pháp luật, không chấp hành nghiêm chỉnh việc giao hóa đơn, chứng từ hợp lệ cho bên mua hàng. + Nhà thuốc chưa chấp hành đúng luật, không yêu cầu bên giao hàng đưa hóa

đơn, chứng từ khi nhập thuốc.

+ Các cơ quan quản lý do lực lượng còn mỏng, không kiểm tra thường xuyên

được hoạt động của các nhà thuốc.

+ Chế tài xử phạm cho vi phạm trên còn chưa đủ sức răn đe.

Cơ quan quản lý cần có các biện pháp phù hợp để khắc phục tồn tại này giúp hoạt động của nhà thuốc minh bạch hơn.

-Các nhà thuốc đều có quy trình thao tác chuẩn (SOP) nhưng chưa tuân thủ

việc duy trì và vận hành quy trình thao tác chuẩn này.Tỷ lệ vi phạm còn cao, dẫn tới việc kiểm soát chất lượng thuốc của các nhà thuốc chưa hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu do ý thức chấp hành quy định của nhà thuốc chưa nghiêm túc.Vì mục đích lợi nhuận một số nhà thuốc bỏ qua thực hiện SOP, kinh doanh thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Một phần do công tác quản lý, tuyên truyền, hướng dẫn cho nhà thuốc thực hiện SOP của cơ quan chức năng chưa được chú trọng.

Quy trình thao tác chuẩn góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng phục vụ của các nhà thuốc GPP. Hầu hết các nhà thuốc vi phạm đều chưa ý thức được điều này. Do vậy dẫn tới việc còn tồn tại các nhà thuốc kinh doanh

thuốc kém phẩm chất, kinh doanh thuốc hết hạn, thuốc bị đình chỉ hay các thuốc không được phép kinh doanh (thuốc chương trình). Việc kinh doanh các loại thuốc này là một vi phạm nghiêm trọng, vi phạm đạo đức nghề

nghiệp ảnh hưởng xấu tới lòng tin của người dân về chất lượng thuốc. Vì vậy các cơ quan quản lý cần có các chế tài xử phạt đủ nghiêm để răn đe và các biện pháp hướng dẫn để các nhà thuốc có ý thức hơn trong việc duy trì và tuân thủ các quy trình thao tác chuẩn.

Một số hạn chế của đề tài:

Đề tài được nghiên cứu từ các biên bản thanh kiểm tra và các bản tổng kết

đánh giá hàng năm của Sở Y tế Hà Nội, nên kết quả của các vi phạm thông qua các kết quả Thanh tra, kiểm tra chưa thể phản ánh đầy đủ, chính xác được thực tế.

Do vậy nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào việc phân tích,

đánh giá nguyên nhân của các vi phạm theo hướng chủ quan (do cơ sở cố tình vi phạm) hay khách quan (từ phía cơ quan quản lý đối với việc ban hành văn bản chưa sát với thực tế, hoặc thiếu hướng dẫn đồng bộ).

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

1. Mô tả được sự phát triển của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại các quận nội thành Hà Nội, giai đoạn 2010-2012

Giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn các nhà thuốc GPP Hà Nội phát triển một cách mạnh mẽ, sau 02 năm đầu khởi động và chuẩn bị. Đến hết năm 2011 Hà Nội đã cơ bản hoàn thành việc cấp GPP cho các nhà thuốc (bao gồm cả

nội thành và ngoại thành).

Sự phát triển của các nhà thuốc GPP đã tạo ra một hiệu ứng tích cực trong xã hội, tạo ra sự tin tưởng của người bệnh đối với các cơ sở bán lẻ thuốc nói riêng và hệ thống y tế nói chung.

- Số lượng nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại các quận nội thành phát triển khá nhanh.

- Sự phát triển của hệ thống nhà thuốc GPP tăng trưởng và phát triển khá

đồng đều tại các quận nội thành (tính theo tỷ lệ nhà thuốc GPP/tổng số nhà thuốc).

- Theo lộ trình thực hiện GPP, đến 31/12/2010 có 70% nhà thuốc đã được cấp giấy chứng nhận GPP, đến 31/12/2011 tỷ lệ này là 99,5% và đến 2012 tỷ lệ

này đạt 100% .

- Số lượng nhà thuốc đăng ký tái thẩm định còn thấp, so với số lượng nhà thuốc đã được cấp GPP, trong đó năm 2011 tỷ lệ này chỉ có 1,2%, năm 2012 tăng cao tuy nhiên mới chỉđạt 8,9%.

Để khắc phục tình trạng các nhà thuốc không thực hiện tái kiểm tra khi hoạt động, Sở y tế đã có các giải pháp như:

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các nhà thuốc GPP

+ Xử lý nghiêm các trường hợp hết hạn GPP nhưng không làm thủ tục cấp lại theo quy định (do đó năm 2012 số lượng là 198 nhà thuốc/ so với năm 2011 là 24 nhà thuốc).

2. Phân tích hoạt động của nhà thuốc GPP các quận nội thành Hà Nội năm 2010 - 2012

Nhìn chung các nhà thuốc GPP đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện GPP trên cả 03 tiêu chuẩn (nhân sự - cơ sở vật chất, trang thiết bị, hoạt động chuyên môn). Các nhà thuốc đã có ý thức trang bịđầy đủ cơ sở vật chất cho nhà thuốc GPP. Tuy nhiên các nhà thuốc cũng còn một số tồn tại có tính hệ thống, cố hữu nằm trên cả ba tiêu chuẩn đó là:

- Nhân sự: Hiện trạng chủ nhà thuốc vắng mặt, hoặc không trực tiếp tham gia điều hành hoạt động của nhà thuốc vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 20%, so với các nhà thuốc chưa đạt GPP thì tỷ lệ này gần như không thay đổi.

- Cơ sở vật chất: Mặc dù các điều kiện cơ sở vật chất của nhà thuốc khá

đầy đủ, tuy nhiên việc vận hành và duy trì các điều kiện như ban đầu khi đăng ký GPP của một số nhà thuốc còn nhiều hạn chế, dẫn đến các vi phạm trong thực hiện nhà thuốc GPP giai đoạn 2010-2012.

- Hoạt động chuyên môn của các nhà thuốc cũng được các chủ cơ sở

chú trọng thực hiện nên tình hình vi phạm về hoạt động chuyên môn của các nhà thuốc GPP đã giảm đáng kể so với giai đoạn trước. Mặc dù vậy, tình trạng vi phạm về thực hành SOP, ghi chép sổ sách của các nhà thuốc vẫn còn khá cao.

Tóm lại thực trạng thực hiện nhà thuốc GPP trên đại bàn Hà Nội trong giai đoạn 2010-2012 có nhiều khởi sắc hơn so với giai đoạn trước. Các nhà thuốc vẫn còn vi phạm những lỗi cơ bản trong thực hành nhà thuốc GPP. Cần tiếp tục khảo sát, đánh giá, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để việc thực hành tốt nhà thuốc đạt kết quả cao nhất.

KIẾN NGHỊ

Thực hành tốt nhà thuốc giúp nâng cao việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Thực hành nhà thuốc GPP giúp người dân có thể tiếp cận với thuốc có chất lượng tốt, được tư vấn để sử dụng thuốc một cách hợp lý, đúng theo hướng dẫn và hiệu quả nhất. Vì vậy việc tuân thủ thực hiện nhà thuốc GPP đóng vai trò rất quan trọng. Để các nhà thuốc tuân thủ và thực hiện tốt hơn các yêu cầu của một nhà thuốc GPP, tôi xin đưa ra một vài kiến nghị sau

đây:

1.Về phía cơ quan quản lý : - Với Bộ Y tế:

Khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt các văn bản có tính xã hội cao như GPP cần phải tính toán đến điều kiện thực tế, đặc biệt phải cụ thể hóa được các tiêu chuẩn để cho các cơ sở hành nghề khi tham gia hiểu và thực hiện được đầy đủ và đúng với mục đích của văn bản.

- Với Sở Y tế:

+ Cần đẩy mạnh công tác tập huấn, hướng dẫn cho các cơ sở hành nghề

nói chung, các nhà thuốc nói riêng trong việc nghiên cứu, chấp hành các quy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định của pháp luật về kinh doanh thuốc, đồng thời tổ chức hướng dẫn các phòng y tế trong công tác quản lý nhà nước đảm bảo đồng bộ, thống nhất trên toàn thành phố.

+ Đối với các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, chưa rõ ràng, cần phải xây dựng các tiêu chí cụ thể, rõ ràng trên cơ sở các quy định của pháp luật,

đồng thời có hình thức công khai các tiêu chí để các cơ sở kinh doanh thuốc biêt và thực hiện, đồng thời tạo sự thống nhất giữa trong công tác quản lý nhà nước từ thành phố đến quận huyện.

+ Các cơ quan thanh kiểm tra với các hình thức thanh kiểm tra chưa phù hợp thì cần đổi mới các hình thức thanh kiểm tra, có biện pháp giám sát nhà thuốc thích hợp để nâng cao năng lực đánh giá hoạt động của nhà thuốc

đã phù hợp với yêu cầu đề ra chưa. Từ đó thúc đẩy ý thức thực hành GPP của các nhà thuốc tốt hơn.

+ Đối với các cơ sở vi phạm, tùy theo từng mức độ, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải xây dựng được các biện pháp đủ mạnh, mang tính răn

đe, cũng như lôi kéo được các hệ thống chính trị, cũng như nhân dân cùng tham gia giám sát hỗ trợ, phát hiện kịp thời các cơ sở vi phạm để xử lý, ngăn chặn kịp thời.

2. Với các tổ chức, hội nghề nghiệp

- Nâng cao vai trò vận động các hội viên trong việc tuân thủ các quy

định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh thuốc.

- Tiếp nhận, giúp đỡ các hội viên trong việc tiếp cận các quy định, hướng dẫn mới trong quá trình hoạt động kinh doanh, đồng thời ghi nhận các vướng mắc trong quá trình hoạt động của các nhà thuốc để phản ánh với các cơ quan quản lý điều chỉnh kịp thời.

- Nâng cao vai trò phản biện xã hội có tính xây dựng đối với các chủ

trương chính sách của ngành. 3. Về phía các nhà thuốc đạt GPP

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp và đề cao nguyên tắc thứ

nhất của nhà thuốc GPP đó là ‘đặt lợi ích của cộng đồng lên trên hết”.

-Thường xuyên cập nhật các văn bản hướng dẫn thực hành Nhà thuốc GPP của cơ quan quản lý.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ... 1

Chương 1. TỔNG QUAN ... 3

1.1. Một vài nét về “Thực hành tốt nhà thuốc” và việc áp dụng GPP tại một số quốc gia khu vực Đông Nam Á ... 3

1.1.1. Một vài nét về “Thực hành tốt nhà thuốc”... 3

1.1.2. Việc áp dụng GPP tại một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á... 5

1.2. Nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” và tình hình triển khai GPP tại Việt Nam ... 7

1.2.1. Khái niệm, nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc”... 8

1.2.2. Các tiêu chuẩn ... 9

1.2.3. Lộ trình thực hiện GPP tại nhà thuốc, quầy thuốc... 16

1.3. Khái quát về thực trạng hoạt động của nhà thuốc tại các quận nội thành Hà Nội trong những năm gần đây... 17

1.3.1. Sự phát triển của hệ thống nhà thuốc tại các quận nội thành Hà Nội ... 17

1.3.2. Sự phát triển nhà thuốc GPP của các quận nội thành Hà Nội ... 20

1.4.Vài nét vềđặc điểm địa lý, kinh tế và ngành dược của Hà Nội ... 20 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.1. Về đặc điểm địa lý, kinh tế y tế... 20

1.4.2. Đặc điểm ngành Dược Hà Nội ... 22

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 24

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ... 24

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu... 24

2.1.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu ... 24

2.2. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu... 24

2.3. Phương pháp nghiên cứu... 25

2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu ... 25

2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu, trình bày và báo cáo kết quả

... 26

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 27

3.1. Mô tả sự phát triển của hệ thống nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại các quận nội thành Hà Nội, giai đoạn 2010-2012... 27

3.1.1...Mô tả tình hình cấp giấy chứng nhận đạt GPP tại các quận nội thành Hà Nội, giai đoạn 2010-2012... 27

3.1.2.Mô tả sự phân bố của nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại các quận nội thành Hà Nội, giai đoạn 2010-2012 ... 31

3.2. Đánh giá hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại các quận nội thành Hà Nội, giai đoạn 2010-2012 qua các kết quả thanh tra 32 3.2.1. Đánh giá về nhân sự... 35

3.2.2. Đánh giá về cơ sở vật chất và trang thiết bị... 38

3.2.3. Đánh giá về hoạt động chuyên môn tại nhà thuốc ... 45

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN... 54

4.1. Sự phát triển của hệ thống nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại các quận nội thành thành phố Hà Nội, giai đoạn 2010-2012... 54

4.2. Hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại các quận nội thành thành phố Hà Nội, giai đoạn 2010-2012 qua các kết quả thanh tra..

... 56

4.2.1. Về nhân sự... 56

4.2.2. Về cơ sở vật chất; trang thiết bị bảo quản... 58

4.2.3. Việc thực hiện quy chế chuyên môn ... 60

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... 63

KẾT LUẬN ... 63

DANH MC BNG

Bảng 1.1. Lộ trình thực hiện GPP tại Việt Nam ... 16 Bảng 1.2.Một số quy định về trình độ chuyên môn của người quản lý chuyên môn và địa bàn được mởđối với các cơ sở bán lẻ... 18 Bảng 1.3. Số lượng NTtại các quận nội thành Hà Nội từ năm 2005-200919 Bảng 1.4. Số lượng NT GPP tại các quận nội thành Hà Nội năm 2007- 2009... 20 Bảng 2.5. Bảng số lượng nhà thuốc GPP tại các quận nội thành Hà Nội25 giai đoạn 2010-2012... 25 Bảng 3.6. Số lượng nhà thuốc được cấp giấy chứng nhận đạt GPP giai

đoạn 2010-2012 ... 27 Bảng 3.7. Số lượng nhà thuốc tái thẩm định GPP giai đoạn 2010-2012 .. 29 Bảng 3.7. Sự phân bố của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại các quận nội thành Hà Nội giai đoạn 2010-2012 ... 31 Bảng 3.8. Số lượt SYT, PYT quận, huyện thanh, kiểm tra tạicác nhà thuốc GPP tại các quận nội thành Hà Nội... 33 Bảng 3.9. Một số kết quả tái kiểm tranhà thuốc GPP về mặt nhân sự.... 35 Bảng 3.10.Một số vi phạm thường gặp về mặt nhân sựvới các NT đạt GPPđã thanh, kiểm tra ... 36 Bảng 3.11.Một số vi phạm của NT GPP đã thanh, kiểm tra về diện tích 38 Bảng 3.12. Tình hình sắp xếp các khu vực trong NT GPP theo quy định40 Bảng 3.13. Số lượng các NT GPP tại Hà Nội vi phạm qui định về CSVC... ... 42 Bảng 3.14. Tình hình lắp đặt và hoạt động của các trang thiết bị tại các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đã được công nhận đạt tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc tốt GPP tại các quận nội thành hà nội giai đoạn 2010 2012 (Trang 63)