a. Ưu điểm:
+ Đa số các Dược sỹ nhà thuốc đã hiểu và ủng hộ việc cần thiết phải chuẩn hóa hệ thống bán lẻ theo những tiêu chuẩn quy định.
+ Nhân viên nhà thuốc có bằng cấp chuyên môn, có hồ sơ nhân sự, mặc áo và
đeo thẻ trong khi hoạt động ngày càng cao (tỷ lệ vi phạm giảm rõ rệt theo từng năm).
b. Tồn tại:
- Chủ nhà thuốc vắng mặt: Qua kết quả kiểm tra cho thấy tỷ lệ chủ nhà thuốc vắng mặt khi nhà thuốc đang hoạt động (chủ nhà thuốc vắng mặt hoàn toàn, không thực hiện ủy quyền theo đúng quy định chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 25%), có một số nguyên nhân sau:
+ Chủ nhà thuốc thực sự không phải là các dược sỹ, do đó không có vai trò trong mọi hoạt động của nhà thuốc, không thực hiện việc điều hành hoạt động của nhà thuốc theo quy định.
+ Một bộ phận các dược sỹ đã không ý thức được trách nhiệm của chủ nhà thuốc đối với hoạt động của nhà thuốc do đó hầu như phó mặc hoàn toàn hoạt
động của nhà thuốc cho người giúp việc có bằng cấp trung học, dược tá thậm chí có một số nhà thuốc do người không có bằng cấp chuyên môn về dược
điều hành hoạt động.
+ Trong quy định của pháp luật không có việc cấm việc hành nghề tại các địa
điểm xa nơi cư trú (thậm chí việc dược sỹ ở các tỉnh khác về Hà Nội đăng ký hành nghề cũng có tỷ lệ ngày càng tăng), đồng thời chế tài cho việc xử lý đối với hành vi vi phạm trên chưa đủ sức răn đe.
+ Lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn ít, do đó tỷ lệ các cơ
sởđược thanh kiểm tra hàng năm chưa được thường xuyên.
- Đào tạo và cập nhật các kiến thức, quy chế chuyên môn: Theo kết quả tái thẩm định (đây là kết quả của các buổi thanh kiểm tra đã được thông báo trước) vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ các nhà thuốc đã không đáp ứng được các kết quả về hoạt động đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn trong quá trình hoạt động (chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 27%), trong đó có một số nguyên nhân chính như sau:
+ Với ý thức không phải là chủ “thực sự” của các nhà thuốc GPP do đó việc cập nhật các văn bản, kiến thức, quy chế chuyên môn hầu như không được các dược sỹ quan tâm và nghiêm túc thực hiện. Mặc dù vậy tại các buổi tập huấn, triển khai một số văn bản quy phạm pháp luật mới tỷ lệ các dược sỹ tham gia cũng khá thấp (thường cử người giúp việc đi thay).
+ Một số nhà thuốc chủ nhà thuốc có tuổi khá cao, do đó việc cập nhật các văn bản và quy chế chuyên môn cũng gặp một số khó khăn nhất định.
+ Cơ quan quản lý địa bàn chưa có các biện pháp, phương thức hiệu quả
trong việc tổ chức tập huấn hướng dẫn như: Đối tượng tập huấn, phương thức tập huấn, đánh giá sau tập huấn ….
+ Vai trò của Hội nghề nghiệp chưa phát huy hiệu quả trong việc tổ chức hướng dẫn các hội viên nắm bắt kỹ năng cũng như những quy định của pháp luật trong lĩnh vực hành nghề dược.
- Ý thức nghề nghiệp:
Ngành Y nói chung, ngành Dược nói riêng là một ngành nghề cao quý được cả xã hội công nhận, do đó mọi người khi tham gia vào hoạt động hành nghề
dược tư nhân cần phải ý thức được giá trị cũng như trách nhiệm của mình, trang phục, biển chức danh thể hiện giá trị của người thầy thuốc, đồng thời tạo sự tin tưởng của xã hội đối với các thầy thuốc, tuy nhiên trong quá trình thanh kiểm tra, một tỷ lệ các cơ sở đã không thực hiện việc mặc áo công tác, không
đeo thẻ chức danh, trong đó có một số nguyên nhân sau (đây là một trong những quy định bắt buộc đối với các nhân viên nhà thuốc GPP khi tham gia
đứng bán hàng trong nhà thuốc):
+ Một số trường hợp nhà thuốc đã không thực hiện việc đăng ký người giúp việc khi có thay đổi, bổ sung theo quy định.
+ Ý thức nghề nghiệp của một số bộ phận người giúp việc chưa cao. + Thói quen của người bán thuốc.
+ Chủ nhà thuốc chưa sát xao trong việc quản lý nhân viên, quy định trang phục với nhân viên.