Đánh giá hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPPtại các

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đã được công nhận đạt tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc tốt GPP tại các quận nội thành hà nội giai đoạn 2010 2012 (Trang 35)

Về tình hình thanh, kiểm tra các cơ sở bán lẻ tại các quận nội thành Hà Nội trong những năm gần đây

Công tác thanh tra, kiểm tra cũng đã được tăng cường từ cấp thành phố, xuống đến các quận/huyện/thị xã, xã/phường/thị trấn, đồng thời việc thanh kiểm tra cũng đã được thực hiện dưới nhiều hình thức:

- Thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, theo chuyên đề. - Thanh kiểm tra đột xuất.

- Hậu kiểm, giám sát chuyên môn.

Dưới đây là bảng số lượt các nhà thuốc GPP được SYT, PYT quận huyện thanh kiểm tra tại các quận nội thành Hà Nội giai đoạn 2010-2012.

Bảng 3.8. Số lượt SYT, PYT quận, huyện thanh, kiểm tra tại các nhà thuốc GPP tại các quận nội thành Hà Nội Đơn vị: Lượt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số TT Nội dung SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

1 Số lượt SYT thanh, kiểm tra 162 0,12 189 0,09 298 0,13 2 Số lượt PYT quận, huyện thanh, kiểm tra 715 0,5 1487 0,7 1676 0,8 Tổng số NT GPP được kiểm tra 877 0,6 1677 0,8 1974 0,9 Tổng NT GPP 1379 2076 2216 Hình 3.5. Biểu đồ vềtần suất thanh, kiểm tra một NT GPP/năm

Từđây ta có biểu đồ sau:

Hình 3.6. Số lần nhà thuốc GPP được kiểm tra trong 01 năm giai đoạn 2010-2012

Nhận xét:

Qua kết quả thanh tra giai đoạn 2010-2012 cho thấy, hàng năm số lượt các nhà thuốc tư nhân được thanh tra đều tăng, cho thấy sự cố gắng của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát việc chấp hành pháp luật của các nhà thuốc.

Tuy nhiên qua kết quả thanh tra, kiểm tra ở trên, và biểu đồ đánh giá tần suất nhà thuốc được kiểm tra hàng năm cho thấy một thực tế lực lượng làm công tác quản lý từ tuyến thành phố, tới quận/huyện, xã/phường trung bình một năm chỉ kiểm tra được 0,8 lượt/cơ sở mặc dù đã rất cố gắng. Qua số

liệu thanh kiểm tra, giám sát cho thấy việc quản lý qua công tác thanh kiểm tra, giám sát cũng chỉ giải quyết được một phần của công tác quản lý, để việc hoạt động của các cơ sở hành nghề y dược tư nhân tuân thủ theo đúng các quy

việc vai trò giám sát của các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân có tính chất thường xuyên, lâu dài, bền vững.

3.2.1. Đánh giá về nhân sự

Bảng 3.9. Một số kết quả tái kiểm tranhà thuốc GPP về mặt nhân sự

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số TT Qui định SL T(%) ỷ lệ SL T(%) ỷ lệ SL T(%) ỷ lệ 1 Chvăn bủ nhà thuản ốc cập nhật 25 29,1 10 41,7 86 43,2 2 NVNT được đào tạo 28 41,2 12 50,0 122 61,5 3 Khám sức khỏe định kỳ 57 83,8 20 83,3 173 87,6 4 cNVNT ấp thẻđ ngã ườđượi giúp vic kiểm tra và ệc 45 66,2 22 91,6 185 93,4

Tng s NT GPP tái thm định 68 24 198 Nhận xét:

Theo quy định nhân sự là 1 trong 3 tiêu chuẩn của nhà thuốc GPP, trong đó nhân sự đóng vai trò quyết định đến việc duy trì và vận hành hoạt

động của nhà thuốc đạt được các nguyên tắc GPP, để một nhà thuốc hoạt

động và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, cũng như các quy định về

GPP đòi hỏi người quản lý chuyên môn phải nắm được các kiến thức chuyên môn nghề nghiệp và hiểu biết các quy định của pháp luật để định hướng và

điều hành hoạt động của nhà thuốc tuân thủ các quy định của pháp luật, đồng thời trong quá trình hoạt động phải thường xuyên đào tạo, hướng dẫn các kỹ

năng thực hành nghề nghiệp cho nhân viên, tuy nhiên qua kết quả tái thẩm

định cho thấy việc cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hành nghề dược và việc tổ chức đào tạo kiến thức cho nhân viên chưa được các nhà thuốc quan tâm (chưa đạt được quá 50%).

Nguyên nhân của thực trạng trên được lý giải bởi những lý do sau: - Các nhà thuốc đã quá chú trọng vào doanh số, lợi nhuận trong đó các chỉ số liên quan đến tiền - hàng được các nhà thuốc đặt lên hàng đầu, dẫn tới

việc cập nhật, đào tạo chưa được các nhà thuốc quan tâm, theo quy định việc cập nhật và đào tạo kiến thức, quy định chuyên môn phải được tiến hành định kỳ, đột xuất, tuy nhiên các nhà thuốc chỉ tiến hành (mang tính hình thức)

trước mỗi kỳ kiểm tra.

- Công tác phổ biến, triển khai các quy định, kiến thức pháp luật của các cơ quan quản lý địa phương chưa được thường xuyên, phương pháp phổ

biến chưa thực sự phù hợp. - Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự rõ ràng, cụ thể dẫn tới việc nhận thức của các cơ sở còn khác nhau. Bảng 3.10. Một số vi phạm thường gặp về mặt nhân sự với các NT đạt GPP đã thanh, kiểm tra Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số TT Qui định SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 Chủ cơ sở vắng mặt 181 20,7 353 21,0 458 23,2 2 NVNT không mặc áo công tác, không

đeo thẻ,(ko đủ trang phục) 158 18,0 255 15,2 280 14,2 3 NVNT không có hồ sơ, bằng cấp chuyên môn 135 15,4 203 12,1 221 11,2 4 NVNT không cập nhật các văn bản, quy chế chuyên môn

580 66,1 1011 60,3 1150 58,3

Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện một số tồn tại, vi phạm thường gặp về mặt nhân sự tại các NT GPP

Nhận xét:

- Căn cứ trên một số vi phạm thường gặp qua kết quả thanh kiểm tra trong 3 năm 2010-2012, chủ nhà thuốc vắng mặt chiếm tỷ lệ khá cao ~ 20%, mặc dù hàng năm tỷ lệ này có giảm tuy nhiên không đáng kể, cho thấy vai trò, trách nhiệm của dược sỹ phụ trách chuyên môn của nhà thuốc trong việc trực tiếp điều hành hoạt động của nhà thuốc chưa cao, việc cũng thể hiện bằng việc nhân viên nhà thuốc không cập nhật các văn bản, quy chế chuyên môn trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên tỷ lệ chủ nhà thuốc vắng mặt không phản ánh được thực trạng thực tế do khi đi kiểm tra, nhận được thông báo, chủ nhà thuốc có thể có mặt sau 15-30 phút. Và những trường hợp như vậy có thể không bị xử lý. Còn kết quả trên dựa trên số liệu thanh kiểm tra các nhà thuốc vi phạm lỗi trên bị xử lý.

- Tuy nhiên đối với nhân viên hoạt động của nhà thuốc, việc chấp hành các quy định về mặc áo công tác, đeo thẻ nhân viên nhà thuốc đã được các cơ

sở thực hiện khá nghiêm túc (tỷ lệ các cơ sở vi phạm trên đã giảm rõ rệt trong các năm gần đây).

- Đối với hồ sơ nhân sự: trong những năm qua, tỷ lệ nhân viên nhà thuốc không có hồ sơ nhân sự, hoặc không có bằng cấp chuyên môn giảm nhanh, do ý thức của người hành nghề trong việc phải có bằng cấp chuyên

môn khi tham gia kinh doanh dược phẩm, mặt khác do việc hiện nay hệ thống các trường có chức năng đào tạo dược khá đông, với việc tuyển sinh khá dễ

dàng đã tạo điều kiện cho những người có nhu cầu được đào tạo dễ dàng được tham gia học và có được bằng cấp chuyên môn phù hợp.

- Đối với việc cập nhật các văn bản, cũng như các kỹ năng thực hành nghề nghiệp (quy trình, quy định về GPP) của các nhân viên nhìn chung còn nhiều hạn chế, qua kết quả kiểm tra đối với các trường hợp tái thẩm định (đó là các trường hợp kiểm tra được biết trước) tỷ lệ này cũng khá cao, do đó đối với các trường hợp kiểm tra đột xuất tỷ lệ này cao hơn nữa ( >60% ).

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đã được công nhận đạt tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc tốt GPP tại các quận nội thành hà nội giai đoạn 2010 2012 (Trang 35)