Đặc điểm sinh lý, gải phẫu cơ quan hô hấp của gia cầm

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên gà thịt Sasso nuôi tại trại Giống gia cầm Thịnh Đán thành phố Thái Nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 28)

Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [5] cho biết:

* Hệ hô hấp của gia cầm

Hệ hô hấp của gia cầm gồm: lỗ mũi, xoang mũi, khí quản, 2 phế quản, 2 phổi + 9 túi khí.

Hai lỗ mũi nằm ở gốc mỏ và có đường kính rất nhỏ, ở gà phía ngoài hai lỗ mũi có "van mũi hóa sừng bất động" và xung quanh lỗ mũi có lông cứng nhằm ngăn ngừa bụi và nước.

Xoang mũi được phát triển từ xoang miệng sơ cấp ở ngày ấp thứ 7. Xoang mũi ngắn, chia ra 2 phần: phần xương và phần sụn. Xoang mũi nằm ở mỏ trên. Xoang mũi là cơ quan thu nhận và lọc khí rồi chuyển vào khí quản, ở gà thanh quản dưới có hai nếp gấp liên kết, hai nếp gấp đó bị dao động bởi không khí và tạo nên âm thanh.

Khí quản là ống tương đối dài bao gồm nhiều vòng sụn và nhiều vòng hóa xương. Số vòng khí quản ở gà là 110-120 và hầu hết là sụn, còn ở thủy cầm hầu hết đã hóa xương. Khí quản tương đối cong queo, thành khí quản được cấu tạo bởi màng nhầy, màng xơ đàn hồi và màng thanh dịch ngoàị

Khí quản chia ra làm hai phế quản ở xoang ngực phía sau xương ngực. Mỗi phế quản dài 6-7cm và có đường kính 5-6mm. Thành phế quản cấu tạo bởi màng nhầy, ở đó có nhiều tuyến nhỏ tạo ra các dịch nhầy; màng xơ đàn hồi và màng thanh dịch ngoàị

Phổi và phế quản được hình thành từ các nếp gấp ống hàu ở cuối khí quản vào ngày ấp thứ 4. Phổi của gia cầm màu đỏ tươi, cấu trúc xốp, có dạng bọc nhỏ kéo dài, ít đàn hồị Phổi nằm ở xoang ngực phía trục xương sống từ trục xương sườn thứ nhất đến mép trước của thận. Chức năng chính của phổi là làm nhiệm vu trao đổi khí.

Túi khí là tổ chức mỏng bên trong chứa đầy khí. Các túi khí là sự mở rộng và tiếp dài của khí quản. Cơ thể gia cầm có 9 túi khí chính, trong đó có 4 đôi xếp đối xứng, còn 1 túi khí đơn. Các đôi túi khí xếp đối xứng là đôi túi khí xương đòn, đôi túi khí ngực trước, đôi túi khí ngực sau, đôi túi khí bụng.Túi khí đơn là túi khí cổ. Các túi khí thực ra không phải là xoang tận cùng của phế quản sơ cấp và phế quản thứ cấp mà tất cả chỉ là phế nang khổng lồ.

* Tần số hô hấp

Theo Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [17] tần số hô hấp dao động trong khoảng lớn, nó phụ thuộc vào loài, tuổi, trạng thái sức khoẻ, sinh lý của gia cầm. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, tần số hô hấp tương đối ổn định. Ban đêm tần số hô hấp giảm xuống 30-40%. Nếu nhiệt độ tăng tới 370C thì nhịp thở của gà lên tới 150 lần/phút.

* Hoạt động trao đổi khí của gia cầm

Cơ chế hoạt động của gia cầm gồm các động tác hít vào và động tác thở ra với sự hoạt động của phổi và hệ thống 9 túi khí chính.

Hoạt lượng của phổi và túi khí của gia cầm bao gồm: khi lưu thông, khí hít thêm, khí thở ra thêm. Hoạt lượng của phổi và túi khí nói lên khả năng hô hấp lớn nhất của gia cầm.

Sau khi thở ra thêm trong phổi vẫn có một lượng khí nhỏ lưu lại gọi là khí cặn. Hoạt lượng phổi và túi khí của gà tổng cộng là 169cm3.

Nhu cầu O2 và lượng CO2 thải ra sau 1 giờ tính trên 1kg thể trọng của gà như sau:

Loại gà Nhu cầu O2 (lít) CO2 thải ra (lít)

Gà con 1-20 ngày tuổi 2,0 - 2,4 1,4 - 1,6 Gà con 21-50 ngày tuổi 1,0 - 1,8 0,7 - 1,2

Gà 0,8 - 1,6 0,6 - 1,0

Một lượng nhỏ khí O2 được hoà tan vào máu và theo máu đến các mô bào, còn phần lớn kết hợp với hemoglobin trong hồng cầu để tạo oxyhemoglobin gọi là dung lượng O2 máu, dao động trong khoảng 12-21 cm khối (Nguyễn Duy Hoan, 1998) [5].

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên gà thịt Sasso nuôi tại trại Giống gia cầm Thịnh Đán thành phố Thái Nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 28)