Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên gà thịt Sasso nuôi tại trại Giống gia cầm Thịnh Đán thành phố Thái Nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 43)

Bệnh CRD đã có ở hầu khắp các nước trên thế giớị Chính việc lưu thông hàng hoá giữa các nước, đặc biệt là việc xuất khẩu, nhập khẩu trứng và gà giống đã tạo điều kiện cho bệnh lây lan mạnh.

Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [10] cho biết, năm 1984 Glison và Kleven đã nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vaccine nhược độc và vaccine chết nhằm khống chế lây truyền MG qua trứng.

Nguyễn Lân Dũng và cs (2007) [2] cho biết: Năm 1898, ẸNocard và cộng sự lần đầu tiên phân lập được Mycoplasma từ bỏ bệnh viêm phổi màng phổi truyền nhiễm. Khi đó được gọi là vi sinh vật viêm phổi màng phổi (PPO:

Pleuropneumonia organism). Về sau người ta tiếp tục phân lập được PPO từ các động vật khác và đổi tên là vi sinh vật loại viêm phổi màng phổi (PPLO:

Pleuropneumonia like organism). Từ năm 1955, PPO và PPLO được chính thức đổi thành Mycoplasmạ

Kojima và cs (1997) [22] đã sử dụng phương pháp PCR để phát hiện mầm bệnh thuộc 9 loài Mycoplasma của gia cầm trong vaccine sống tạo từ phôi gà với độ nhạy khá caọ Tuy nhiên, chưa có một cặp mồi nào được khẳng định là đặc trưng cho toàn bộ lớp Mollicus mà không nhân lên các loại vi khuẩn khác.

CRD được Dobb (người Hà Lan) phát hiện lần đầu tiên ở gà Tây vào năm 1905. Đến năm 1935 Nelson và Gibbs đã phân lập MG là loại vi khuẩn chủ yếu gây bệnh. Năm 1952, bác sĩ Van Roekei đã tiến hành nuôi cấy và tìm hiểu rõ về đặc tính của loài vi khuẩn nàỵ Tiếp đó hai bác sỹ Adler và Yamoto phát hiện ra vi khuẩn MG gây CRD cùng loại với Mycoplasma gây bệnh viêm xoang truyền nhiễm. Họ cũng đã thấy mức độ nghiêm trọng khi cùng một lúc gà nhiễm hai loại vi khuẩn (trích dẫn của Hoàng Huy Liệu, 2002) [11].

Mohammer và cs (1987) đã đánh giá về sự thiệt hại kinh tế do MG và

M.sunoviae gây ra ở các trại gà đẻ vùng Californiạ Việc nhiễm MG đã làm giảm từ 5 - 10 quả trứng/đầu gà đẻ so với gà không nhiễm MG. Tổng số thiệt hại do MG gây ra cho đàn gà nuôi ở California năm 1984 là 7 triệu USD.

Woese và cs (1980) [24] đã phân tích, so sánh trình tự gen 16S rRNA của đại diện các giống Mycoplasma, Spiroplasma, Acholeaplasma và họ cho rằng, các giống này được tiến hoá ngược từ một mảnh vi khuẩn yếm khí là tổ tiên của họ Bacillus và Lactobacillus ngày naỵ

Những nghiên cứu của Further và cs (1988) đã chỉ ra rằng: Vaccine với chủng F nhược độc dùng cho gà 45 tuần tuổi đã không đạt kết quả tốt đối với chức năng của vòi trứng. Việc sử dụng vaccine bằng cách nhỏ mắt tốt hơn là phun vào không khí. Vaccine với chủng R thì việc sử dụng cả 2 cách đạt kết quả tốt.

Yogev và cs (1988) [26] sử dụng mẫu dò trên gen rARN để phát hiện sự khác nhau bên trong và giữa 2 loài MG và MS.

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên gà thịt Sasso nuôi tại trại Giống gia cầm Thịnh Đán thành phố Thái Nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)