ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên gà thịt Sasso nuôi tại trại Giống gia cầm Thịnh Đán thành phố Thái Nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 44)

2.3.1. Đối tượng nghiên cứu, địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.3.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Gà Sasso: Từ 1 - 70 ngày tuổi.

- Thuốc Enrofloxacin.

2.3.1.2. Địa đim nghiên cu

2.3.1.3. Thi gian nghiên cu

- Từ 03/06/2013 - 18/11/2013.

2.3.2. Nội dung nghiên cứu

- Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh CRD.

- Mổ khám bệnh tích của gà bị nhiễm CRD. - Hiệu quả phòng và trị bệnh thuốc Enrofloxacin.

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp b trí thí nghim

Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp khảo sát đàn gà theo sơ đồ sau:

Bảng 2.1: Sơ theo dõi trí thí nghiệm

STT Diễn giải ĐVT Lô thí nghiệm

1 Số lượng Con 200

2 Giống gà Con Sasso

3 Thời gian thí nghiệm Tuần 1 - 10 tuần

4 Phương thức chăn nuôi Nhốt hoàn toàn, chuồng hở

5

Thuốc điều trị Enrofloxacin

Cách dùng Pha nước uống

Liều lượng Hoà 1m/1 lít nước ngày đầu tiên, từ ngày thứ 2 hòa 2ml/1 lít nước. Liệu trình Dùng thuốc 3-5 ngàỵ

2.3.4. Các ch tiêu và phương pháp theo dõi * T l nuôi sng: * T l nuôi sng:

Ghi chép số gà chết hàng ngày rồi tính tỷ lệ nuôi sống theo công thức sau: Tỷ lệ nuôi sống (%) = Ʃ tổng gà cuối kỳ (con)

x 100 Ʃ tổng gà đầu kỳ (con)

Xác định gà nhiễm bệnh bằng cách quan sát các biểu hiện lâm sàng đặc trưng: thở khò khè, ho, mắt sưng, ủ rũ, nước mũi chảy, phân ướt màu xanh trắng. Số liệu thu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học:

Tỷ lệ nhiễm (%) = ΣSố gà mắc bệnh

x 100

ΣSố con theo dõi

Tỷ lệ chết (%) = ΣSố gà chết

x 100

ΣSố con theo dõi

Tỷ lệ khỏi bệnh: Tỷ lệ khỏi (%) = ΣSố gà khỏi bệnh x 100 ΣSố con điều trị Tỷ lệ nhiễm theo các tháng (%) = ΣSố gà mắc ở mỗi tháng x 100

ΣSố con theo dõi

* Bnh tích ca gà b nhim CRD: Những gà chết nghi nhiễm bệnh CRD được mổ khám để kiểm tra các bệnh tích tại các tổ chức bên trong của gà thí nghiệm. Ghi chép và tính tỷ lệ các bệnh tích điển hình của gà được mổ khám. * Hiu lc điu tr ca thuc Hiệu lực điều trị (%) = Số gà khỏi bệnh x 100 Số con được điều trị * Sinh trưởng tích lũy ca gà (g)

Được xác định bằng cách cân gà hàng tuần vào buổi sáng trước khi cho gà ăn.

* Tiêu tn thc ăn/kg tăng khi lượng (kg) được xác định bng công thc:

TTTĂ/kg tăng khối lượng = Ʃ TĂTT trong kỳ (kg)

x 100 Khối lượng tăng trong kỳ (kg)

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng được xác định hàng tuần và trong cả giai đoạn nuôi dưỡng.

* Chi phí thuc/kg tăng khi lượng

Chi phí thuốc/1 gà = ∑ chi phí thuốc TY trong kỳ (đ)

x 100 ∑ số gà trong kỳ (con)

* Phương pháp x lý s liu

Số liệu thu được từ thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Excel dựa trên phương pháp thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện (2000) [18] và phần mềm Microsof Excel.

2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

2.4.1. T l nuôi sng ca gà thí nghim qua các tun tuôi

Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu phản ánh sức sống của dòng, giống và khả năng thích nghi đối với môi trường, là thước đo của việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn gà. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất và giá thành sản phẩm từđó giúp người chăn nuôi có định hướng sản xuất. Do đó, người chăn nuôi phải lựa chọn được giống tốt, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và phòng trừ dịch bệnh

Tỷ lệ nuôi sống có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả trong chăn nuôị Trong thời gian làm thí nghiệm chúng tôi đã theo dõi biến động về số lượng gà qua các tuần tuổi và thu được kết quảở bảng 2.2.

Bảng 2.2: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Tuần tuổi Lô thí nghiệm Tỷ lệ nuôi sống trong tuần (%) Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn (%) 1 100,00 100,00 2 99,50 99,50 3 97,98 97,00 4 100,00 97,00 5 100,00 97,00 6 98,45 95,50

7 100,00 95,50

8 100,00 95,50

9 99,48 95,50

10 100,00 95,00

Do điều kiện tự nhiên luôn thay đổi và mầm bệnh không ngừng phát triển bên ngoài môi trường nên đàn gà hay cảm nhiễm với một số bệnh như Ẹcoli,

cầu trùng, CRD,...

Kết quả bảng 2.2 cho thấy: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ở 1 tuần tuổi đạt 100 %. Do trước khi đưa gà vào chuồng nuôi, gà con được chọn lọc kỹ lưỡng, chuồng trại được chuẩn bị chu đáo tạo mọi điều kiện tốt nhất để gà con thích nghi với môi trường sống mớị Trong những tuần tiếp theo tỷ lệ nuôi sống của gà có sự biến động do ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh như: thời tiết thay đổi, nhiệt độ, ẩm độ trong chuồng nuôi có ảnh hưởng đến đàn gà nên một số con đã mắc bệnh và chết.

Tính cộng dồn khi kết thúc thí nghiệm ở 10 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của gà ở lô thí nghiệm đạt 95,00 %. Kết quả đó cho thấy khi sử dụng thuốc Enrofloxacin để phòng bệnh CRD cho gà sẽ cho tỷ lệ nuôi sống tương đối caọ Theo chúng tôi, bên cạnh việc chăm sóc nuôi dưỡng và trị bệnh, thì việc xây dựng được quy trình phòng bệnh cho gà có ảnh hưởng tốt đến tỷ lệ nuôi sống.

2.4.2. Tình hình nhim CRD trên đàn gà thí nghim

Hàng ngày, chúng tôi đều trực tiếp chăm sóc, theo dõi tình hình sức khoẻ của đàn gà, quan sát vào buổi sáng sớm, trạng thái của đàn gà khi cho ăn, quan sát trạng thái phân trên nền chuồng, những con có biểu hiện triệu chứng của bệnh chúng tôi đều ghi chép lại toàn bộ vào sổ nhật ký thực tập. Để đánh giá tỷ lệ nhiễm CRD trên gà thịt Sasso từ SS-70 ngày tuổị Chúng tôi đã tiến hành theo dõi đàn 200 con gà. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 2.3.

Bảng 2.3. Tỷ lệ gà thịt Sasso nhiễm CRD theo tháng tuổi Tháng tuổi Số gà theo dõi

(con) Số con nhiễm bệnh (con) Tỷ lệ nhiễm (%) 7/2013 198 40 20,20 8/2013 194 25 12,89 9/2013 191 6 3,14

Kết quả bảng 2.3 cho thấy: Khi theo dõi đàn gà Sasso từ SS - 10 tuần tuổi (theo dõi trong 3 tháng). Chúng tôi thấy, trong 3 tháng thí nghiệm, gà Sasso có tỷ lệ nhiễm cao nhất ở tháng 7 (20,20 %), đến tháng 8 tỷ lệ nhiễm là 12,89 % và thấp nhất ở tháng 9 có tỷ lệ nhiễm là 3,14 %.

Thời tiết, khí hậu khác nhau thì tỷ lệ nhiễm bệnh cũng khác nhaụ Tháng 7 có tỷ lệ nhiễm cao nhất do thời tiết nắng nóng là điều kiện bất lợi gây bệnh cho đàn gà. Tháng 9 do thời tiết bắt đầu sang thu, thời tiết mát mẻ, là

điều kiện thuận lợi cho đàn gà phát triển tốt, khả năng nhiễm bệnh ít hơn so với các tháng khác.

Điều này, chứng tỏ thời tiết cũng là yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc bệnh CRD của đàn gà. Cần có những phác đồ điều trị cho đàn gà để giảm tỷ lệ nhiễm bệnh.

2.4.3. Bnh tích ca gà b nhim CRD

Những gà chết nghi nhiễm bệnh CRD được mang đến khu mổ khám của trại và tiến hành mổ khám ngay để kiểm tra bệnh tích. Chúng tôi đã mổ khám 5 gà bệnh bị chết ở các tuần tuổi khác nhau để đánh giá tổn thương đại thể của bệnh. Kết quả kiểm tra bệnh tích được trình bày qua bảng 2.4.

Bảng 2.4. Bệnh tích mổ khám của gà nhiễm bệnh CRD TT Bộ phận, tổ chức Số mẫu kiểm tra Số mẫu có bệnh tích Tỷ lệ có bệnh tích (%) 1 Đầu, mắt 5 1 20,00 2 Phổi, túi khí 5 5 100,00 3 Màng bao tim 5 1 20,00 4 Ruột 5 0 0 Tổng 5 7 40,00

Kết quả quan sát bệnh tích được ghi lại bảng 2.4 cho thấy: Gà bị nhiễm CRD có bệnh tích xuất hiện điển hình ở phổi và túi khí chiếm tỷ lệ 100,00% (5/5), trong khi đó số gà có bệnh tích ở đầu, mắt và màng bao tim chỉ chiếm 20,00 % (1/5 gà có bệnh tích). Đặc biệt 5/5 con gà mổ khám đều không thấy xuất hiện bệnh tích ở ruột. Điều đó cho thấy MG không tấn công đến ruột gà và những gà mổ khám là những con gà mắc bệnh CRD, không ghép với các bệnh khác như Ẹcoli, Salmonella, bạch lỵ hoặc cầu trùng.

Bệnh tích của gà bị mắc bệnh CRD biểu hiện ở các cơ quan, bộ phận khá

điển hình. Cụ thể là:

+ Phổi, túi khí: Phổi phù thũng, viêm, những con bị bệnh nặng mặt phổi phủ fibrin, rải rác một số vùng bị viêm hoại tử. Thành các túi khí dày lên, thủy thũng. Xoang túi khí chứa đầy chất dịch màu sữạ Một số bệnh phẩm thấy dịch túi khí quánh lại thành một chất khô, bở, màu vàng. Túi khí viêm tích dịch (dày và đục).

+ Đầu và mắt: Mắt gà sưng, chảy nước mắt nước mũị Trong quá trình mổ

khám thì có 1 con gà đầu bị sưng, nguyên nhân là do gà bị nhiễm CRD lâu ngàỵ Ngoài ra, do bị bệnh nặng nên trong quá trình mổ khám chúng tôi còn thấy có một số con màng phổi, màng bao tim và màng gan bị phủ lớp fibrin dày có màu trắng ngà. Đôi khi màng fibrin còn bao phủ cả xoang bụng và xoang ngực.

+ Màng bao tim: Sau khi mổ khám kiểm tra bệnh tích chúng tôi thấy, trong số mẫu mổ khám thì có một mẫu ta thấy có hiện tượng màng bao tim bị

viêm, thoái hóa bề mặt khớp.

Theo Lê Văn Năm (2004) [14], viêm niêm mạc đường hô hấp là bệnh tích

đặc trưng của bệnh CRD. Bệnh mới phát, niêm mạc đường hô hấp bị phù nề và bị dịch nhầy bao phủ, túi khí đục và cũng bị bao phủ bởi một lớp dịch nhầy trong suốt. Khi bệnh bắt đầu nặng dần, niêm mạc đường hô hấp, kể cả túi khí bị phủ

một lớp dịch nhầy trắng, dễ nát mà người ta thường gọi là fibrin, khi bội nhiễm với Ẹcoli thành bệnh ghép CCRD thì lớp fibrin đó có thể gây viêm dính lên cả

màng gan, màng bao tim và màng treo ruột.

Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2008) [9] đã miêu tả bệnh tích của CRD như

sau: Bệnh tích đại thể tập trung chủ yếu ở phần trên đường hô hấp và thay đổi theo các giai đoạn của bệnh và các nhân tố thứ nhiễm. Thành túi khi viêm dày thô nhám, túi khí có chất bã đậụ Viêm màng phổi, trong phổi có các vùng cứng. Trong trường hợp bệnh nặng và ghép với Ẹcoli thì trên màng bao tim, gan lách có lớp màng giả trắng đục.

Như vậy, kết quả quan sát được của chúng tôi về bệnh tích của những gà mắc bệnh được mổ khám trong thí nghiệm là hoàn toàn phù hợp với các quan sát của các tác giảđã nghiên cứu trước

2.4.4. Hiu quđiu tr bnh CRD ca Enrofloxacin

Khi phát hiện thấy các triệu chứng nghi mắc bệnh CRD chúng tôi tiến hành điều trị cho gà mắc bệnh CRD bằng thuốc Enrofloxacin, đồng thời chúng tôi tiến hành khắc phục các tác động bất lợi của ngoại cảnh, bổ sung thêm B.complex, cho uống điện giải, để tăng sức đề kháng cho gà bệnh. Quá trình vừa điều trị vừa theo dõi các diễn biến bệnh lý đến khi gà khỏi bệnh không còn biểu hiện bệnh lý chúng tôi mới kết thúc điều trị. Quá trình theo dõi sức khoẻ đàn gà được chúng tôi theo dõi trên toàn đàn từđó đánh giá tỷ lệ khỏi bệnh. Kết quảđiều trịđược trình bày ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Hiệu lực điều trị bệnh CRD của thuốc Enrofloxacin

Tháng

Lô thí nghiệm (Enrofloxacin) Số gà điều trị (con) Số gà khỏi (con) Tỷ lệ (%) 7 40 36 90,00 8 25 22 88,00 9 6 5 83,33 Tổng 71 63 88,73

Số liệu bảng 2.5 cho thấy: Trong tổng số 71 gà được điều trị có 63 gà chữa khỏi với tỷ lệ khỏi bệnh là 88,73 %. Ở các tháng khác nhau thì hiệu lực điều trị

bệnh CRD của thuốc cũng khác nhau, tỷ lệ chữa khỏi của thuốc dao động từ

83,33 – 90,00 %. Tháng 7 hiệu lực của thuốc điều trị tốt nhất và thấp nhất là tháng 9. Tuy nhiên, kết quảđiều trị bệnh CRD của thuốc nói chung (88,73 %) là tương đối cao, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đâỵ

Các kết quả nghiên cứu trước đây đều cho biết, không có loại thuốc nào có thể diệt hoàn toàn mầm bệnh của bệnh CRD, mà chỉ có thể ngăn cản sự phát triển của bệnh. Vì vậy, việc tăng cường công tác vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng và bổ sung thêm các loại vitamin A, B, C,… là rất cần thiết để hạn chế sự phát triển của bệnh. Việc sử dụng các loại kháng sinh liều cao cũng giúp giảm sự phát triển của bệnh. Các nhóm kháng sinh: Tetrocyclin, Marcrolides (gồm: Tylosine, Erythmomycin, Lincomycin, Tiamuline) và nhóm Quinolones (gồm: Norfloxacin và Enrofloxacin) có hiệu lực tốt với MG.

Như vậy, khi sử dụng thuốc Enrofloxacin để điều trị bệnh CRD đạt hiệu quả tương đối caọ Nên ta có thể dùng thuốc Enrofloxacin để điều trị CRD cho gà.

2.4.5. nh hưởng ca thuc Enrofloxacin đến kh năng sinh trưởng ca gà thí nghim

Hiệu quả điều trị bệnh CRD cho đàn gà của thuốc, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khoẻ và khả năng sinh trưởng của chúng. Trong chăn nuôi gà thịt, sinh trưởng tích luỹ càng cao thì sẽ làm giảm chi phí thức ăn và các chi phí khác từđó nâng cao hiệu quả kinh tế.

Độđồng đều của gà qua các tuần tuổi là chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng nó là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chăn nuôi, phản ánh chất lượng giống và trình độ kỹ thuật của người chăn nuôị Khối lượng và độ đồng đều của gà thí nghiệm được xét thông qua hệ số biến dị.

Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng khi dùng thuốc Ernofloxacin đến khả năng sinh trưởng của đàn gà thí nghiệm, chúng tôi tiến hành theo dõi khối lượng của đàn gà qua các tuần tuổi, cân gà vào đầu các buổi sáng trước khi cho gà ăn. Kết quả được trình bày tại ở bảng 2.6 và minh họa bằng biểu đồ 2.1.

Bảng 2.6: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

(Cân gà vào ngày thứ 5 hàng tuần)

Tuần tuổi Lô thí nghiệm

X ± mX Cv (%) SS 37,00±0,25 3,98 1 84,57±0,93 6,53 2 183,71±2,21 7,14 3 333,43±3,63 6,45 4 Trống 553±6,04 6,47 Mái 497,57±5,09 6,06 Trống 778,86±12,29 9,34

5 Mái 663,14±10,18 9,09 6 Trống 1005,43±11,20 6,59 Mái 844,86±10,87 7,62 7 Trống 1228,23±13,13 6,33 Mái 1039,14±11,60 6,61 8 Trống 1434,00±14,42 5,95 Mái 1224,29±15,51 7,05 9 Trống 1640,14±15,01 5,42 Mái 1402,86±14,33 6,46 10 Trống 1828,14±18,68 6,04 Mái 1540±12,31 4,73 g/con/ngày 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 0-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 8-9 9-10 Tuần tuổi Trống Mái

Hình 2.1. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm

thí nghiệm đạt 1828,14 kg/con, còn gà mái lô thí nghiệm đạt 1540 kg/con. Gà ở lô thí nghiệm có sinh trưởng tích luỹ tương đối caọ Điều đó cho thấy khi sử dụng Enrofloxacin để phòng,trị bệnh CRD không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm.

Hệ số biến dị ở lô thí nghiệm dao động từ 3,98% - 9,34%. Kết quả này cho thấy gà ở lô thí nghiệm có độđồng đều tương đối caọ

Với kết quả phân tích trên chúng tôi có nhận xét sau: Trong chăn nuôi gà, việc sử dụng thuốc điều trị CRD sẽ hạn chế được tối đa khả năng cảm nhiễm CRD và giúp gà sinh trưởng tốt.

Như vậy, việc sử dụng thuốc Enrofloxacin để điều trị CRD không ảnh hưởng đến độđồng đều của đàn gà Sasso thương phẩm.

2.4.6. Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn

Trong chăn nuôi, thức ăn chiếm 70% - 80% giá thành sản phẩm, đây là

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên gà thịt Sasso nuôi tại trại Giống gia cầm Thịnh Đán thành phố Thái Nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)