Nguyên nhân của tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức phòng giáo dục đào tạo tỉnh nghệ an (Trang 60)

Thứ nhất, Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, lãnh đạo các

cấp, các đơn vị chưa được thường xuyên. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ chưa được quan tâm kịp thời. Chưa xây dựng được kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, đặc biệt kế hoạch phát triển đội ngũ công chức trong từng giai đoạn gắn với kế hoạch cải cách hành chính nhà nước; chưa xác định được tiêu chuẩn, chức danh, vị trí việc làm trong từng cơ quan, đơn vị để làm cơ sở giao biên chế và tuyển dụng.

Thứ hai, Công tác đào tạo, bồi dưỡng có lúc, có nơi chưa gắn với công tác quy hoạch và bố trí sử dụng. Nhiều đơn vị chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoặc thực hiện một cách thụ động, cảm tính, thiếu cơ sở khoa học. Mặt khác bản thân công chức chưa thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ. Các cơ quan quản lý, sử dụng công chức cũng chưa quan tâm đúng mức đến việc đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và sau đào tạo bồi dưỡng. Vẫn còn tình trạng đào tạo chạy theo bằng cấp, chưa chú trọng đúng mức đến chất lượng đào tạo, bồi dường và chưa đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức. Chưa có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ ba, Chưa xây dựng được cơ cấu đội ngũ công chức hợp lý; chưa

xác định được tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm để làm của PGDĐT làm cơ sở giao biên chế và tuyển dụng và bố trí sử dụng phù hợp. Cơ chế tuyển chọn (trong tuyển dụng) còn thiếu khoa học, chưa đảm bảo những người giỏi hơn được tuyển dụng vào làm việc. Việc bố trí sử dụng chưa phát huy được trình độ, chuyên môn đào tạo, dẫn đến chất lượng và hiệu quả công tác chưa cao.

Thứ tư, Công tác đánh giá công chức PGDĐT còn mang tính hình thức,

chưa phản ánh đúng được thực chất trình độ, năng lực và kết quả công tác của công chức. Phương pháp đánh giá còn thiếu khoa học, chưa xây dựng được hệ thống các tiêu chí, chuẩn mực cụ thể rõ ràng làm cơ sở cho việc đánh giá một cách khách quan và chính xác; nội dung đánh giá còn thiên về mặt phẩm chất đạo đức, các mối quan hệ, trình độ học vấn, chứ chưa quan tâm, chú trọng đánh giá một cách khách quan, chính xác về kết quả thực hiện công việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người cán bộ, công chức; quy trình, chu kỳ, thời điểm đánh giá chưa được quy định thống nhất, hợp lý, việc đánh giá chưa thực hiện có nền nếp và thường xuyên; việc đánh giá chưa thực sự công khai, dân chủ và công bằng.

Thứ năm, Công tác thi đua khen thưởng còn nặng tính hình thức, chưa

thưởng mà chưa chú ý đến việc xây dựng phong trào thi đua sát thực và hiệu quả trong đội ngũ công chức. Công tác khen thưởng chưa đi vào thực chất, chưa động viên khuyến khích kịp thời những gương điển hình tốt, vẫn còn tư tưởng bình quân, cào bằng trong thi đua khen thưởng.

Thứ sáu, Tiền lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách đãi ngộ khác còn

thấp, chưa hợp lý, chưa tạo được tâm lý an tâm công tác trong phần lớn cán bộ công chức.

Thứ bảy, Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của các cấp, các

ngành liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, quản lý và sử dụng công chức chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập, chưa sát đúng với thực tế điều kiện địa phương.

Thứ tám, Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động công

vụ của đội ngũ công chức PGDĐT chưa được quan tâm đúng mức, xử lý các sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức thiếu kịp thời, kỷ cương và kỷ luật hành chính chưa nghiêm.

Kết luận chương 2: Chương này, chúng tôi tập trung nghiên cứu cơ sở

thực tiễn của của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An gồm những nội dung sau:

Trên cơ sở nghiên cứu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đặt ra những yêu cầu cho đội ngũ công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An trong thời gian tới;

Tập trung phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức PGDĐT trên các mặt: Số lượng, cơ cấu giới tính, độ tuổi, ngạch công chức; Chất lượng (trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học); Đánh giá thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức PGDĐT trên các mặt: Tuyển dụng, bố trí, sử dụng; quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm; đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá công chức.

Qua đánh giá, đưa ra những ưu điểm, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân, từ đó làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.

Chương 3

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức phòng giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An

3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp 3.1.1. Bảo đảm tính mục tiêu:

Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện, chất lượng của đội ngũ công chức PGDĐT phải đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về xu hướng quốc tế hóa, hội nhập, hợp tác và phát triển trong đó có lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo.

Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An phải xuất phát từ quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. Thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu các tổ chức về công tác cán bộ.

Khi đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An phải bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước như: Nghị Quyết TW3 Khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa; Nghị Quyết TW Đảng khóa XI về công tác cán bộ trong tình hình mới; Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 8, Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Luật Cán bộ, công chức; Luật Thi đua - Khen thưởng; Các Nghị định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XVII; Đề án phát triển đội ngũ cán bộ công chức giai đoạn 2013-2020 của tỉnh. Các chương trình, kế hoạch, đề án

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của TW và của tỉnh…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức phòng giáo dục đào tạo tỉnh nghệ an (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w