Thực trạng số lượng công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức phòng giáo dục đào tạo tỉnh nghệ an (Trang 36)

Đội ngũ công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An được hình thành từ nhiều nguồn như: Tuyển dụng mới thông qua thi tuyển, xét tuyển; điều động luân chuyển từ các phòng chuyên môn cấp huyện, điều động từ các trường mầm non, tiểu học, trung học; tiếp nhận từ tỉnh khác về…

Nhìn chung đội ngũ công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An ngày càng được nâng lên cả về chất lượng và số lượng. Về cơ bản cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Nghệ An có bản lĩnh chính trị vững vàng, có truyền thống yêu quê hương đất nước, ngày càng được chuẩn hóa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng khác.

Theo số liệu của cơ quan quản lý công chức, đến nay tổng số công chức hành chính cấp huyện hiện có là 1758 người, trung bình mỗi huyện, thành phố thị xã được bố trí 84 biên chế. Tổng số phòng chuyên môn cấp huyện theo Nghị định 14/2008/NĐ-CP là 13 phòng như vậy Trung bình mỗi phòng được bố trí 6,5 người/phòng. Tuy nhiên việc bố trí biên chế giữa các huyện là khác nhau, và giữa các phòng trong huyện cũng khác nhau. Ít nhất là Phòng Y tế chỉ có 2 người, nhiều nhất là phòng Tài chính kế hoạch và phòng Nông nghiệp mỗi phòng trung bình khoảng 10 người.

Trong những năm gần đây, số lượng công chức PGDĐT, tỉnh Nghệ An không có biến động, do lịch sử để lại biên chế bố trí ở công chức PGDĐT là quá ít, bên cạnh số lượng công chức còn một tỷ lệ lớn viên chức điều động, biệt phái viên chức từ các trường để thực hiện chức năng nhiệm vục của công chức PGDĐT.

Tổng số công PGDĐT là 80 người, trung bình 1 huyện có 4 người (thấp nhất là 3 người và cao nhất là 5 người). Viên chức điều động từ các trường học tăng cường về công tác tại các công chức PGDĐT là 238 người. Như vậy tổng số công chức viên chức công tác, làm việc tại PGDĐT là 318 người.

2.3.1.1 Thực trạng công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An theo giới tính

Tổng số Công chức, viên chức

Phòng GDĐT

Phân theo giới tính

Nam Tỷ lệ % Nữ Tỷ lệ %

318 188 59.11 130 40.89

Bảng số 2.1: Bảng tổng hợp số lượng cán bộ, công chức hành hành chính nhà nước cấp tỉnh, tỉnh Nghệ An theo giới tính: (đơn vị tính: người)

Biểu đồ số 2.2: Biểu đồ cơ cấu tỷ lệ giới CBCC HCNN cấp tỉnh, Tỉnh Nghệ An. Nguồn Sở Nội vụ Nghệ An: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An có đến 31-2-2014.

2.3.1.2 Thực trạng công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An theo độ tuổi.

Tổng số công chức

PGDĐT

Phân theo độ tuổi

Dưới 40 tuổi 40 – 50 tuổi Trên 50 S.lượng Tỷ lệ

% S.lượng Tỷ lệ % S.lượng Tỷ lệ %

318 98 30.82 106 33.33 114 35.84

Bảng số 2.2: Bảng tổng hợp số lượng cán bộ, công chức hành hành chính nhà nước cấp tỉnh, tỉnh Nghệ An theo độ tuổi (đơn vị tính: người)

Biểu đồ số 2.2: Biểu đồ cơ cấu độ tuổi cán bộ công chức PGDĐT, tỉnh Nghệ An.

Nguồn Sở Nội vụ Nghệ An: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An có đến 31-2-2014.

2.3.1.3 Thực trạng công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An theo cơ cấu ngạch công chức. Tổng số công chức PGDĐT Cơ cấu ngạch CVCC CVC CV và TĐ Cán sự Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 318 0 0.00 8 2.52 270 84.90 40 12.57 Bảng số 2.3: Bảng tổng hợp số lượng công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An theo ngạch công chức.

Biểu đồ số 2.3: Biểu đồ cơ cấu ngạch công chức PGDĐT, tỉnh Nghệ An.

Nguồn Sở Nội vụ Nghệ An Báo cáo số lượng, chất lượng công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An có đến 31-2-2014.

* Nhận xét chung về số liệu trên

Qua các số liệu trên, Chúng ta thấy rằng số lượng công chức PGDĐT là rất thấp, nếu không tính biên chế biệt phái từ các trường học thì trung bình mỗi phòng chỉ bố trí 04 biên chế công chức chỉ cao hơn phòng Y tế là 02 biên chế. Trong khi đó chức năng, nhiệm vụ của PGDĐT trên địa bàn huyện là khá lớn như đã nêu ở phần khái niệm.

Vấn đề bất cập nhất hiện nay là việc biệt phái viên chức từ các trường học về công tác tại các trường về công tác tại PGDĐT. Vì lý do không đủ biên chế và nhân lực làm việc nên 20/21 huyện, thành phố thị xã hiện nay thực hiện giải pháp điều động này.

Những viên chức điều động lên công tác tại PGDĐT thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục, đây là trách nhiệm của công chức hành chính, không đúng với quy định tại Luật cán bộ công chức năm 2008 và Luật viên chức năm 2010. Mặt khác các viên chức được biệt phái mặc dù công tác

tại PGDĐT trong thời gian khá dài nhưng vẫn hưởng quỹ lương tại nhà trường, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà trường.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là từ trước đến nay việc xác định biên chế ở các phòng chuyên môn cấp huyện trong đó có PGDĐT là chưa khoa học, chưa theo vị trí việc làm. Xác định chủ yếu mang tính định tính và yếu tố lịch sử để lại, mặt khác hàng năm việc giao bổ úng biên chế hành chính của Bộ Nội vụ cho các tỉnh là rất ít. Điều này ảnh hưởng đến thực trạng về số lượng biên chế của PGDĐT như hiện nay.

Trong tổng công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An, chúng ta thấy số lượng công chức nữ trong PGDĐT tỉnh Nghệ An tỷ lệ thấp hơn công chức nam (nữ 40,89%, nam 59,11% ). Xét về yếu tố bình đẳng giới thì tỷ lệ nữ vẫn còn thấp, đây là điều cần quan tâm chú ý hơn nữa trong công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho giới nữ. Đặc biệt số lượng nữ giữ chức vụ lãnh đạo phòng là rất thấp 12/70 công chức lãnh đạo phòng GDĐT(chiếm 17%) . Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến bình đẳng giới. Ngày 27-4-2007 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị Quyết số 11/NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Tỉnh uỷ đã ban hành Chương trình số 16/CTr.TU ngày 4-2-2008 "Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết 11/NQ.TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước".

Qua biểu đồ thực trạng về độ tuổi của công chức PGDĐT tỷ lệ độ tuổi giữa các nhóm là khá đồng đều (dao động từ 30-35%) qua đó cho thấy việc quy hoạch về độ tuổi thực hiện chưa tốt, tỷ lệ nhóm trên 50 tuổi chiếm cao nhất 35% trong khí đó nhóm dưới 40 chỉ chiếm 30%. Nếu không thay đổi phương thức tuyển dụng thì trong thời gian tới sẽ có sự mất cân đối về chất lượng và tuổi đời, vì vậy cần thiết phải có kế hoạch tuyển chọn, đổi mới

phương thức tuyển dụng để bổ sung vào đội ngũ công chức PGDĐT những người trẻ, giỏi, đủ phẩm chất, phải thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho công chức trẻ thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Mỗi một độ tuổi có yếu tố tâm sinh lý khác nhau, đối với nhóm tuổi cao, bên cạnh những ưu điểm như giàu kinh nghiệm, chín chắn, thì bộc lộ nhược điểm cố hữu đó là sức ỳ, thiếu năng động và không đổi mới. đặc biệt là mức độ thích ứng nhanh với những thay đổi của thời đại công nghệ thông tin, thời kỳ mở cửa là không cao.

Cơ cấu ngạch công chức giữ ngạch chuyên viên là tương đối hợp lý, tuy nhiên tỷ lệ công chức giữ ngạch chuyên viên chính còn khá thấp (2.52%), trong khi đó tỷ lệ cán sự ở một số phòng còn khá cao (12,57%). Chứng tỏ đầu vào trong khâu tuyển dụng hoặc biệt phái còn chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức phòng giáo dục đào tạo tỉnh nghệ an (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w