0
Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Thực trạng chất lượng công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH NGHỆ AN (Trang 42 -42 )

2.3.2.1 Thực trạng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức PGDĐT, tỉnh Nghệ An

Thực trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An được thống kê như sau:

Nội dung

Trình độ chuyên môn

Tổng số Tiến sĩ Thạc Đạihọc đẳngCao Trungcấp Khác

Số lượng 0 26 220 8 32 32 318

Tỷ lệ % 0 8,17 69,18 2,51 10,06 10,06 100

Bảng số 2.4: Bảng tổng hợp trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ của công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An. Đơn vị tính: (người).

Nguồn Sở Nội vụ Nghệ An: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An có đến 31-2-2014.

Biểu đồ số 2.4: Biểu đồ thực trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An.

Nguồn Sở Nội vụ Nghệ An: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An có đến 31-2-2014.

Theo số liệu trên cho thấy công chức có trình độ chuyên môn cao đẳng và trung cấp là 40 người chiếm 12,7%, đây là tỷ lệ khá cao trong khối công chức hành chính nhà nước.

Trong 4.808 công chức toàn tỉnh trình độ chuyên môn được thống kê thì có 8 tiến sỹ (chiếm tỷ lệ 0,16% - chủ yếu tập trung ở các cơ quan cấp tỉnh); 405 thạc sỹ (chiếm tỷ lệ 9,9%); 3.521 đại học (chiếm 73,2%), 80 cao đẳng (chiếm 2,2%); còn lại là trung cấp và sơ cấp.

Tuy nhiên tỷ lệ này ở khối công chức ngành giáo dục là thấp hơn, cụ thể là tỷ lệ sau đại học là 10% trong khi công chức PGDĐT chỉ đạt 8%; tỷ lệ đại học là 73% trong khi công chức PGDĐT chỉ chiếm 69%.

2.3.2.2 Thực trạng trình độ lý luận chính trị của công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An

Số công chức PGDĐT của tỉnh có trình độ lý luận chính trị như sau: Nội dung Cao cấp, cử nhân Chính trị Trung cấp Chính trị Sơ cấp và chưa qua ĐTBD Tổng số Số lượng 30 112 176 318 Tỷ lệ % 9,43 35,22 55,35 100

Bảng số 2. 5: Bảng tổng hợp trình độ lý luận chính trị của công chức PGDĐT tỉnh Nghệ an (đơn vị tính: người)

Nguồn Sở Nội vụ Nghệ An: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An có đến 31-2-2014.

Biểu đồ số 2.6: Biểu đồ thực trạng trình độ chuyên môn của công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An.

Bên cạnh việc chuẩn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn thì việc đào tạo bồi dưỡng trình độ chính trị cho cán bộ công chức nói chung là yêu cầu bắt buộc theo chủ trương của Bộ Chính trị về đạo tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ đảng viên.

Theo số liệu tại Sở Nội vụ Nghệ An cho thấy, công chức hành chính nói chung có trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân là 18,24 %; Trung cấp

là 33,88%; sơ cấp và chưa qua đào tạo là 48,48%. Theo số liệu công chức PGDĐT thì tỷ lệ này tương ứng là 9,43%, 35,22%, 55.35%

Thực trạng trên cho thấy, tỷ lệ công chức có trình độ lý luận chính trị sơ cấp và chưa qua bồi dưỡng còn khá cao. Tỷ lệ cao cấp và cử nhân thấp hơn tỷ lệ trung bình của công chức hành chính nhà nước.

Trước thay đổi của tình hình chính trị thế giới và chiến lược diễn biến hòa bình, đội ngũ công chức cần phải có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng để thực hiện tốt và kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

Mặt khác có được bản lĩnh, lý luận chính trị tốt để thấm nhuần và thực hiện có hiệu quả chủ trương chính sách của đảng và nhà nước về giáo dục và đào tạo đến cơ sở, đồng thời có đủ kiến thức, lý luận để tham mưu thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao.

2.3.2.3 Thực trạng trình độ kiến thức quản lý hành chính nhà nước của đội ngũ công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An

Tổng số công chức được bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước là 154/318 người , số chưa học quản lý hành chính nhà nước là 164 người. Cụ thể như sau: Nội dung QLNN ngạch CVCC QLNN ngạch CVC QLNN Ngạch CV QLNN Ngạch Cán sự Chưa qua bồi dưỡng Số lượng 0 14 88 0 216 Tỷ lệ % 0,00 4,40 27,67 0,00 67,92

Bảng số 2.6: Bảng tổng hợp trình độ quản lý hành chính nhà nước công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An.

Nguồn Sở Nội vụ Nghệ An: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An có đến 31-2-2014.

Biểu đồ số 2.7: Biểu đồ thực trạng trình độ quản lý nhà nước của công chức PGDĐT, tỉnh Nghệ An.

Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy: Số lượng cán bộ công chức PGDĐT có trình độ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính chỉ có 4,4% là quá thấp, đặc biệt là ngạch chuyên viên chỉ có 88 người đạt 27,67% là chưa đạt tiêu chuẩn giữ ngạch chuyên viên.

Tỷ lệ công chức chưa qua đào tạo là rất nhiều chiếm 67,93%. Nguyên nhân một phần tỷ lệ viên chức biệt phái tăng cường từ các trường lên công tác tại PGDĐT nên không được tham gia học, còn lại là tỷ lệ công chức tại PGDĐT chưa qua đào tạo.

Kiến thức quản lý nhà nước là tiêu chuẩn bắt buộc mà ngạch công chức yêu cầu phải có. Theo đó, công chức giữ ngạch nào thì có chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước tương đương ngạch đó (còn gọi là chương trình bồi dưỡng ngạch).

Kiến thức quản lý nhà nước cung cấp những kiến thức về hệ thống pháp luật Việt Nam, hệ thống tổ chức hành chính các cấp, quản lý nhà nước theo chuyên ngành và hệ thống các kỹ năng, thao tác hành chính phục vụ công việc chuyên môn.

2.3.2.4 Thực trạng trình độ tin học của đội ngũ công PGDĐT tỉnh Nghệ An

Trình độ tin học của đội ngũ công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An được biểu thị qua số liệu sau:

Nội dung ĐH Tin học Tin học Trình độ B Tin học trình độ A Khác Tổng số Số lượng 10 200 88 20 318 Tỷ lệ % 3,15 62,89 27,68 6,28 100

Bảng số 2.7: Bảng tổng hợp trình độ tin học của công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An.

Nguồn Sở Nội vụ Nghệ An: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An có đến 31-2-2014.

Biểu đồ số 2.7: Biểu đồ thực trạng trình độ tin học của công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An.

Qua số liệu trên cho thấy trình độ tin học của công chức cơ bản tốt, có 66,04% người có trình độ tin học B trở lên. Nhưng vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ công chức có trình độ dưới B là 33,96%.

Mặc dù trình độ tin học của công chức PGDĐT là khá cao song qua thực tế thanh tra công vụ tại một số huyện trong đó có kiểm tra tại PGDĐT cho thấy bên cạnh yếu kỹ năng soạn thảo văn bản và kỹ năng sử dụng tin học kém dẫn

đến chất lượng soạn thảo văn bản còn bộ lộ nhiều bất cập như sai thể thức và kỹ thuật,..

Trong thời kỳ hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đòi hỏi công chức hành chính nhà nước phải sử dụng thành thạo máy tính, khả năng khai thác internet tốt, ứng dụng các phần mềm trong thực thi công vụ, có như vậy hiệu quả công việc mới cao và việc xây dựng Chính phủ điện tử mới thuận lợi. Vì vậy việc triển khai nhiệm vụ thông qua ứng dụng tin học trong quản lý là yếu tố không thể thiếu trong giai đoạn hiện nay. Sử dụng tin học trong công tác quản lý không đơn thuần chỉ là các thao tác soạn thảo đơn giản mà còn phải biết quản lý, sử dụng các phần mềm có liên quan đến quản lý nhà trường, trường học, quản lý điểm, quản lý thi, thời khóa biểu, tài sản, tài chính, …

2.3.2.5. Thực trạng trình độ ngoại ngữ của đội ngũ của công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An.

Trình độ ngoại ngữ của công chức PGDĐT được thể hiện qua biểu sau:

Nội dung Đại học B1 Châu âu Trình độ C Trình độ B Trình độ A và chưa qua ĐT Tổng số Số lượng 4 2 10 88 214 318 Tỷ lệ % 1,25 0,62 3,14 27,6 67,29 100

Bảng số 2.8: Bảng tổng hợp trình độ ngoại ngữ của công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An.

Nguồn: Sở Nội vụ Nghệ An: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An có đến 31-2-2014.

Biểu đồ số 2.8: Biểu đồ thực trạng trình độ ngoại ngữ công chức PGDĐT tỉnh Nghệ An.

Qua bảng số liệu và biểu đồ cho ta thấy trình độ ngoại ngữ còn rất thấp so với tiêu chuẩn ngạch công chức và yêu cầu xây dựng một nền hành chính thông suốt, chính quyền vững mạnh.

Số lượng công chức có trình độ ngoại ngữ B1 trở lên theo khung Châu âu là rất thấp, chỉ có 1,87%. Trong khi đó số lượng công chức có trình độ A hoặc chưa qua đào tạo ngoại ngữ chiếm một tỷ lệ rất cao 67,29%.

So với công chức hành chính nói chung, trình độ ngoại ngữ của công chức PGDĐT thấp hơn hơn. Cụ thể như sau: Số có chứng chỉ trình độ C là chiếm 8,49%; chứng chỉ trình độ B là 31,67%;

Trình độ ngoại ngữ thấp là một trở ngại lớn và thiệt thòi trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Bởi nếu khả năng sử dụng ngoại ngữ kém sẽ hạn chế việc tiếp cận những tài liệu nước ngoài, khai thác thông tin, cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. Bên cạnh đó, PGDĐT còn có chức năng hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ cho các nhà trường trong đó có ngoại ngữ trong khi trình độ ngoại ngữ của cán bộ quản lý còn rất thấp.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH NGHỆ AN (Trang 42 -42 )

×