Khái quát tình hình hoạt động của Ngân Hàng VPB Kim Liên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng VPB Kim Liên (Trang 27)

THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG VPB KIM LIÊN

2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động của Ngân Hàng VPB Kim Liên

Thuận lợi

- Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước:

Trong thời gian qua, nhằm tạo động lực thúc đẩy đất nước vượt qua những thử thách, tiếp tục tiến trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD và hoạt động tài chính - tiền tệ, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đưa ra các chủ trương, chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình, người dân có khó khăn tạo nên sức mạnh mới trong phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, Thống đốc NHNN đã có nhiều giải pháp linh hoạt điều hành tiền tệ, kiểm soát lạm phát, ổn định đồng tiền, chỉ đạo triển khai đề án cơ cấu lại Ngân hàng, tăng cường năng lực tài chính và sắp xếp lại các TCTD, lành mạnh hoá hoạt động Ngân hàng.

- Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Nhằm phục vụ cho kế hoạch phát triển mạng lưới hoạt động và phát

Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập

triển nguồn nhân lực, tạo ra đội ngũ cán bộ có trình độ và chuyên môn để phục vụ khách hàng tốt hơn, Ngân Hàng VPB Kim Liên đã tiến hành đào tạo tại chỗ và kết hợp cử CBCNV đào tạo tại Hội sở, tham gia các khoá học về nghiệp vụ giao dịch, kế toán, tín dụng, kỹ năng phục vụ khách hàng, nâng cao kiến thức pháp luật chuyên ngành ngân hàng… và tham dự các kỳ thi kiểm tra nghiệp vụ. Bên cạnh việc tổ chức và tham gia các khoá học nội bộ, Chi nhánh còn cử cán bộ đi tham dự các khoá học nâng cao của NHNN, các trường Đại học, các NH về phân tích tài chính và quản lý tín dụng, quản lý nguồn nhân lực, công nghệ NH…

Thông qua công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Chi nhánh hy vọng sẽ tạo ra được đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn cao, từ đó tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Khó khăn, tồn tại

- Cơ cấu và thu nhập của dân cư vẫn ở mức thấp

Dân cư nước ta phân bố không đồng đều và có sự chênh lệch trong mức sống, trình độ, mức độ tích luỹ, khả năng chi tiêu,… Số dân thuộc nhóm người có thu nhập trung bình và cao tập trung ở thành thị chiếm 24,8% dân số. Còn lại là 75,72% dân số là dân cư ở khu vực nông thôn, có mức thu nhập cũng như mức sống thấp, khả năng tiêu dùng các hàng hoá và dịch vụ hạn chế. Thêm nữa, việc suy giảm mức cầu tiêu dùng còn là do dân cư khu vực đô thị, tức là bộ phận dân cư có thu nhập trung bình và cao, đã giảm tỷ lệ tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ cho đời sống so với thu nhập của họ.

- Tình trạng thất nghiệp:

Trong thời gian gần đây, tỷ lệ thất nghiệp đã có xu hướng giảm xuống nhưng chậm và vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động vẫn còn bất hợp lý, những người trong độ tuổi lao động vẫn tập trung phần lớn ở thành thị,

Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập

khiến cho tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao hơn hẳn so với tỷ lệ thất nghiệp bình quân trong cả nước. Điều này đã tạo nên những hạn chế nhất định, gây ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển kinh tế, tác động mạnh tới nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư, từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của NH.

- Hệ thống pháp lý về hoạt động tài chính – tiền tệ:

Luật pháp Việt Nam đã tạo ra một cơ sở pháp lý cần thiết ban đầu cho hoạt động của các NHTM. Tuy vậy, sự cụ thể hoá các văn bản Luật mới là căn cứ pháp lý vững chắc nhất để đưa các chính sách phát triển SXKD của các doanh nghiệp vào đời sống. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng để có thể đảm bảo kinh doanh tín dụng an toàn, hạn chế tối đa rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng VPB Kim Liên (Trang 27)