- Dư nợ bằng ngoại tệ quy đổ
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG VPB
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân Hàng VPB Kim Liên
3.3.3.1. Ngân Hàng VPB Kim Liên Chi nhánh Kim Liên cần có hình thức huy động vốn và đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn
Để đáp ứng được nhu cầu vốn của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh nhà thì Ngân hàng phải tận dụng mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, để làm được điều đó Ngân hàng phải đẩy mạnh công tác huy động vốn, phải mở rộng mạng lưới thu hút tiền gửi của dân cư, đa dạng hoá các loại hình thu hút vốn như: sớm phát triển các hệ thống dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng, dịch vụ thẻ ATM. Chú trọng tới các nguồn có chi phí rẻ như: tiền gửi của các TCKT, tiền ngoại tệ của các cá nhân và tổ chức.
3.3.3.2. Ngân hàng VPB Kim Liên tăng cường việc chủ động tìm kiếm khách hàng vay vốn
Đối với Ngân hàng VPB Kim Liên hiện nay thì việc chủ động tìm khách hàng là một việc không thường xuyên xảy ra, mà chỉ có đa số các khách hàng tự tìm đến Ngân hàng. Như vậy sẽ làm cho Ngân hàng mất đi sự chủ động của mình cũng như sự chủ động về thẩm định và nguồn vốn. Nếu Ngân hàng chủ động tìm kiếm khách hàng thì Ngân hàng sẽ có điều kiện hơn trong việc lựa chọn khách hàng, vì Ngân hàng chủ động nghiên cứu quá trình hoạt động, luân chuyển vốn của khách hàng rồi mới đưa ra quyết định cho vay.
3.3.3.3. Về mặt hạch toán nghiệp vụ
Ngân hàng đã có tài khoản theo dõi những khoản nợ đã quá hạn (6 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng) tuy nhiên trong tài khoản nợ chưa đến hạn còn chứa đựng những khoản nợ đã được gia hạn. Những món nợ đã được gia hạn này cũng rễ phát sinh thành nợ quá hạn (có dấu hiệu nợ không bình thường). Cho nên cần có biện pháp theo dõi riêng những khoản nợ đã một lần gia hạn để nhắc nhở bộ phận tín dụng cũng như cán bộ tín dụng đặc biệt chú ý theo dõi để sử lý đúng đắn, kịp thời.
Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
KẾT LUẬN
Từ khi ra đời Ngân Hàng VPB Kim Liên nói riêng cũng như hệ thống NHTM Việt Nam nói chung, với hoạt động tín dụng của mình đã góp phần phát triển kinh tế Việt Nam một cách tích cực. Nó không những cung ứng vốn cho các doanh nghiệp tăng cường mở rộng hoạt động SXKD mà còn có vai trò quan trọng trong việc tài trợ các dự án, chương trình xây dựng cơ bản, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước. Tín dụng ngân hàng đã đạt được một số thành tựu nhất định, chứng tỏ rõ nó là một bộ phận chủ yếu trong hệ thống tín dụng ở nước ta, đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển góp phần vào quá trình xây dựng đất nước và đưa đất nước đi lên theo con đường chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên hoạt động tín dụng trong các NHTM vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Đặc biệt đối với những NHTM nhà nước không những có chức năng, vai trò như những NHTM khác mà còn có nhiệm vụ làm đầu tầu cho cả hệ thống NHTM thì vấn đề chất lượng tín dụng càng phải được nghiên cứu kĩ để tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng. Có như vậy hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Nhà nước mới ngày càng phát triển, mới thực sự trở thành những đầu tầu cho hệ thống NHTM và cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Trong khuôn khổ hạn hẹp của đề tài em đã trình bày một số lý luận cơ bản về tín dụng ngắn hạn ngân hàng thương mại cùng với một số vấn đề nổi cộm trong thực tế hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng VPB Kim Liên và cũng có đưa ra một số đề xuất và giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên với trình độ và thời gian hạn hẹp thì chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nên em rất mong nhận được sự quan tâm chỉ bảo và tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô giáo để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn !