Chương 4 BÀN LU Ậ N

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động sử dụng thuốc tại trung tâm y tế đầm hà năm 2011 (Trang 60)

- Tỷ lệ đơn thuốc có vitamin chiếm 72,5% là rất cao, đã có lạm dụng vitamin, sự kết hợp vitamin với kháng sinh yêu cầu thầy thuốc phả i h ướ ng

Chương 4 BÀN LU Ậ N

4.1. Hoạt động kê đơn:

+ Các bác sỹ đã chú trọng công tác khai thác tiền sử bệnh, tiền sử dùng thuốc. Tuy nhiên chưa ghi được cụ thể những thuốc người bệnh đã dùng trước khi vào viện và chưa chú ý khai thác tiền sử dị ứng thuốc, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới công tác kê đơn, chỉ định thuốc và ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị. Ghi chép còn ẩu, địa chỉ còn viết tắt sẽ gây khó khăn trong công tác thông tin liên lạc với người bệnh nếu có vấn đề sai sót xảy ra.

+ Hội đồng thuốc bình bệnh án và đơn thuốc hàng tháng; có giám sát sử dụng thuốc hàng tháng theo định kỳ hoặc đột suất nhưng do thiếu nhân lực, các thành viên phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên việc kiểm tra giám sát còn hạn chế.

+ Mặt khác do thiếu bác sỹ nên các bác sỹ cũng phải kiêm nhiệm nhiều, điều trị đa khoa không chuyên nên việc ghi chép hồ sơ bệnh án thường không được đầy đủ, rõ ràng mặc dù đã được kiểm tra hay thảo luận nhắc nhở.

4.1.1. Kê đơn thuốc nội trú:

+ Các bác sỹ đã thực hiện tương đối đầy đủ các qui định của qui chế kê đơn, tuy nhiên việc đánh số thứ tự ngày sử dụng đối với thuốc corticoid chưa được chú trọng và chưa ghi rõ những chú ý đặc biệt khi sử dụng thuốc. Như vậy sẽ gặp khó khăn trong công tác theo dõi chăm sóc người bệnh.

+ Số bệnh án phải sử dụng kháng sinh cao nhưng ngày điều trị trung bình thấp chưa đủ liệu trình như vậy dễ gây hiện tượng kháng thuốc và gây khó khăn cho việc hướng dẫn sử dụng và theo dõi diễn biến sau khi sử dụng kháng sinh.

+ 100% bệnh án được khảo sát đều kê thuốc trong danh mục thuốc của Trung tâm. Danh mục thuốc của trung tâm do Hội đồng thuốc và điều trị xây

dựng và được giám đốc Trung tâm phê duyệt. Danh mục thuốc đã lựa chọn được các thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và phác đồ điều trị của Trung tâm. Do đó khi kê thuốc cho người bệnh nội trú các bác sỹ chỉ kê các thuốc có trong danh mục thuốc nhằm đảm bảo đúng quy định của Bộ y tế và của đơn vị.

4.1.2. Kê đơn thuốc ngoại trú:

+ Qua khảo sát 400 đơn thuốc cho thấy tỷ lệ đơn thuốc ghi rõ địa chỉ người bệnh còn thấp. Các chú ý khi sử dụng cũng chưa được các bác sỹ ghi trong đơn, các bác sỹ chưa lưu ý về cách sử dụng thuốc cho người bệnh ngoại trú. Thời gian cho cả đợt điều trị cũng chưa được chú ý, hầu như chỉ kê số thuốc chẵn theo vỉ thuốc hoặc hộp thuốc được đóng gói. Đây là các tiêu chí quan trọng có ảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng thuốc an toàn hợp lý.

+ Số thuốc trung bình trong một đơn là 3,82 cũng khó khăn trong việc hướng dẫn sử dụng của thầy thuốc và sự tuân thủđiều trị của người bệnh.

+ Tỷ lệ thuốc kê trong danh mục thuốc của trung tâm là 100%, chứng tỏ danh mục thuốc của trung tâm về cơ bản đã phù hợp với mô hình bệnh tật của đơn vị và phù hợp với nhu cầu điều trị.

+ Tỷ lệ đơn thuốc kê kháng sinh chiếm 38,25% là tương đối cao, khi kê kháng sinh cho điều trị ngoại trú nhiều sẽ khó kiểm soát dễ gây lạm dụng và dễ dẫn đến hiện tượng kháng thuốc kháng sịnh.

+ Tỷ lệ đơn thuốc có vitamin chiếm 72,5% dễ gây lạm dụng vitamin, sự kết hợp vitamin với kháng sinh yêu cầu thầy thuốc phải hướng dẫn cụ thể khoảng cách dùng giữa các thuốc, sử dụng thuốc nhiều lần và dùng kết hợp nhiều thuốc cùng lúc gây khó khăn cho người bệnh, kết hợp nhiều thuốc khó kiểm soát được sự tương tác dẫn đến các tác dụng không mong muốn cho người bệnh.

4.2. Hoạt động cấp phát thuốc tại Trung tâm:

+ Có xây dựng qui trình cấp phát thuốc xuống các khoa điều trị, cấp phát thuốc ngoại trú và thực hiện cấp phát theo qui trình.

+ Tuy nhiên do nhân lực khoa Dược còn thiếu (có 03 biên chế và 01 hợp đồng) nên phải phân công kiêm nhiệm nhiều, do vậy việc thực hiện qui trình cũng còn một số hạn chế sau:

- Có tổ chức cấp phát thuốc hàng ngày tại khoa điều trị nhưng chưa phải dược sỹ trực tiếp phát thuốc tới tay người bệnh.

- Thông báo kịp thời các thông tin về thuốc mới, giá tiền, thuốc cận hạn, lượng tồn trữ đến các khoa điều trị và phòng khám để công tác điều trị được thuận lợi. Tuy nhiên cũng chỉ thông báo được trên các buổi giao ban chung hàng ngày của trung tâm hoặc qua điện thoại.

4.3. Hoạt động hướng dẫn sử dụng thuốc tại Trung tâm:

Khoa Dược chưa có tổ thông tin thuốc, chỉ có một cán bộ kiêm nhiệm công tác thông tin. Nhân lực khoa Dược còn thiếu nên thông tin về thuốc tại Trung tâm mới chỉ thực hiện qua các buổi giao ban chung. Thông tin thuốc đến các trạm y tế xã chủ yếu qua giao ban hàng tháng hoặc qua điện thoại.

Công tác dược lâm sàng còn nhiều hạn chế, chưa triển khai được hoạt động dược lâm sàng theo đúng quy định vì thiếu nhân lực. Việc hướng dẫn sử dụng thuốc trong điều trị nội trú chủ yếu do điều dưỡng khoa thực hiện, khoa Dược chỉ hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh ngoại trú nhưng chưa được nhiều vì hàng ngày người bệnh đến khám BHYT ngoại trú tương đối đông.

+ Trong điều trị nội trú:

- Các thầy thuốc và điều dưỡng có thực hiện hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân điều trị tại đơn vị. Tuy nhiên vào những giờ trực mỗi khoa chỉ có 01 điều dưỡng trực nên việc trực tiếp hướng dẫn, theo dõi, chứng kiến từng người bệnh dùng thuốc đôi lúc chưa làm được.

- Người bệnh: Qua hồ sơ bệnh án thấy phần lớn người bệnh chưa hiểu rõ hai mặt của thuốc cho nên chưa tuân thủ điều trị một cách đầy đủ nhất là thời gian của một đợt điều trị (đa số người bệnh sau vài ba ngày thấy bệnh đỡ là họ xin ra viện).

+ Trong điều trị ngoại trú:

- Thầy thuốc kê đơn đã hướng dẫn sử dụng thuốc trong sổ khám bệnh nhưng đôi khi chưa được đầy đủ.

- Dược sỹ khoa dược có hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh nhưng lượng khám BHYT ngoại trú tương đối nhiều trong 1 ngày (95 người) nên việc hướng dẫn còn nhiều hạn chế.

- Người bệnh: với người bệnh điều trị ngoại trú thì khó đánh giá được sự tuân thủ điều trị vì đây là phương pháp nghiên cứu hồi cứu.

4.4. Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị: Thực tế Hội đồng thuốc của Trung tâm được thành lập, đã triển khai các hoạt động theo quy định. của Trung tâm được thành lập, đã triển khai các hoạt động theo quy định.

Hoạt động thông tin thuốc và tư vấn sử dụng thuốc của trung tâm đã đi vào hoạt động và giúp các bác sỹ thực hiện tốt quy chế kê đơn, sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Tạo được mối quan hệ tương đối giữa bác sỹ, dược sỹ, y tá và người bệnh.

Tuy nhiên do nhân lực dược còn thiếu phải kiêm nhiệm, thiếu tài liệu tra cứu nên hoạt động thông tin tư vấn sử dụng thuốc, hoạt động kiểm tra giám sát sử dụng thuốc còn hạn chế và chưa thường xuyên, chưa có tổ dược lâm sàng. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến hoạt động quản lý sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị của đơn vị.

* Là một trung tâm y tế có giường bệnh với mô hình tổ chức lồng ghép giữa bệnh viện và trung tâm y tế dự phòng nên bên cạnh những thuận lợi trong công tác chỉ đạo điều hành hoạt động chung thì cũng còn không ít khó khăn bất cập trong việc thực hiện nhiệm vụ của các khoa phòng phải lồng ghép cả 2 nhiệm vụ trên. Khoa Dược - Cận lâm sàng là khoa gặp khó khăn hơn cả vì nhân lực dược chỉ có 03 biên chế và 01 hợp đồng, phải kiêm nhiệm để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của một khoa dược bệnh viện đồng thời phải thực hiện nhiệm vụ của một khoa dược trong trung tâm y tế dự phòng. Do vậy công tác chỉ đạo tuyến, thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc tới người bệnh tại các xã còn nhiều hạn chế.

KT LUN

1.Thc trng hot động chn đoán, kê đơn: 1.1. Kê đơn trong điu tr ni trú:

- Đa số các quy định ghi hồ sơ bệnh án được các bác sỹ thực hiện tốt. Còn 30% bệnh án chưa ghi rõ ràng, địa chỉ người bệnh còn viết tắt và 31% bệnh án chưa khai thác tiền sử dịứng thuốc của người bệnh.

- 100 % bệnh án ghi chỉ định thuốc cho người bệnh đúng thời gian quy định, lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh thích hợp. Tuy nhiên còn 5% chưa đánh số thứ tự với thuốc corticoid, 10% bệnh án chưa ghi các chú ý đặc biệt khi sử dụng thuốc.

- Số ngày điều trị nội trú trung bình/người bệnh/đợt điều trị là 4,51.

1.2. Kê đơn thuc ngoi trú:

- Còn 23% đơn thuốc chưa ghi rõ địa chỉ người bệnh.

- Các chú ý khi sử dụng thuốc cũng chưa được các bác sỹ quan tâm (còn 30% đơn thuốc chưa thực hiện).

- Kê đơn thuốc chưa chú ý đến liều dùng đủ cho cả đợt điều trị, còn 40% đơn thuốc chỉ kê số lượng chẵn theo vỉ hoặc hộp thuốc được đóng gói.

- Số thuốc trung bình trong 01 đơn là 3,82.

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động sử dụng thuốc tại trung tâm y tế đầm hà năm 2011 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)