Khảo sát trên cùng một mẫu cắn chiết, ta tiến hành định lượng diosgenin trong mẫu cắn chiết đó theo như mục 2.2.2a, tiến hành 6 lần. Độ lặp lại của phương pháp được đánh giá thông qua độ lệch chuẩn tương đối.
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá độ lặp lại của phương pháp
Lần phân tích Tỷ lệ diện tích St/Sc Hàm lượng diosgenin trong cắn (%) 1 0,912 13,39 2 0,909 13,34 3 0,899 13,19 4 0,905 13,28 5 0,915 13,43 6 0,919 13,49 Trung bình 13,35 SD 0,11 RSD (%) 0,82
3.2. Xác định hàm lượng diosgenin trong thân rễ Nần vàng.
Xác định hàm lượng diosgenin trong thân rễ Nần vàng nhằm mục đích xác định được hiệu suất chiết xuất. Chuẩn bị dược liệu theo mục 2.2.1a, định lượng hàm lượng diosgenin trong thân rễ Nần vàng được tiến hành theo mục 2.2.2a. Kết quả thu được như sau:
Từ 1kg dược liệu ban đầu, qua xử lý ta thu được ~0,92 kg bột dược liệu đã xử lý. Hàm ẩm của bột dược liệu đã xử lý xác định bằng phương pháp mất khối lượng do làm khô, hàm ẩm = 8%. Khối lượng bột dược liệu đã xử lý sử dụng là 10g tương đương với 11g dược liệu ban đầu. Khối lượng cắn chiết thu được sau khi loại bỏ dung môi là 2,1806g. Khối lượng chất chuẩn diosgenin để pha dung dịch chuẩn mc = 0,0082g. Khối
lượng cắn dùng pha mẫu thử: mt = 0,084g. Tỷ lệ diện tích peak diosgenin mẫu thử / mẫu chuẩn = 0,91. Tính toán theo mục 2.2.2a ta xác định được hàm lượng Diosgenin trong dược liệu sử dụng là 1,91%.
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của một số thông số đến quá trình chiết xuất