Nợ công Trung Quốc

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu thâm hụt ngân sách và nợ công tại việt nam (Trang 33)

Hiện Trung Quốc đang là nước có khối nợ quốc gia thuộc diện lớn nhất thế giới, bao gồm cả nợ công chính phủ và địa phương lẫn nợ doanh nghiệp, vào khoảng 282% GDP, yêu cầu trả nợ đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay.

Cuối năm 2010, khi Bắc Kinh công bố số nợ công của Trung Quốc đạt mức 1.03 ngàn tỷ USD, tương đương 17% GDP, trong khi các tổ chức tài chính quốc tế lại đưa ra con số 3.55 ngàn tỷ USD, tương đương 59% GDP của Trung Quốc. Sự sai lệch này là do chính phủ Trung Quốc không tính những khoản nợ của các ngân hàng quốc doanh, chính quyền địa phương và hàng loạt các tổ chức khác vào tổng nợ công. Do đó, Trung Quốc đã không thực sự nắm bắt và kiểm soát được tình hình nợ công của mình.

Điều này bắt nguồn từ công thức phát triển của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua. Theo đó, để đạt được tốc độ phát triển nhanh nhất, Bắc Kinh đã cho phép các địa phương được triển khai các dự án phát triển của địa phương mình một cách tương đối tự do. Điều này đồng nghĩa với việc chính quyền địa phương được tự do chi phối các hoạt động tài chính và tín dụng liên quan đến các dự án đầu tư ở tỉnh mình trong khi sự kiểm soát của chính phủ lại cực kỳ lỏng lẻo. Tình trạng này dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, đó là nạn tham nhũng tràn lan và nợ công ở địa phương gần như không được kiểm soát.

Khi kinh tế tăng trưởng chậm lại, dòng vốn đầu tư nước ngoài đang rời khỏi Trung Quốc thì việc một cú sốc nợ công có thể gây ra tình trạng tê liệt cho toàn bộ nền kinh tế,

22

giống như cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2007 dẫn đến sự đổ vỡ toàn bộ hệ thống tài chính của nước này.

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu thâm hụt ngân sách và nợ công tại việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)