GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NỢ CÔNG HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu thâm hụt ngân sách và nợ công tại việt nam (Trang 56)

3.3.1. Gia tăng hiệu quả đầu tƣ

Giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để sử dụng nợ công hiệu quả là cải thiện hiệu quả đầu tư không chỉ của khu vực công mà của cả nền kinh tế.

Để nâng cao hiệu quả đầu tư của nền kinh tế, trước tiên, bên cạnh tăng chi NSNN vào đầu tư khoa học công nghệ, Chính phủ cần khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Thêm vào đó, Việt Nam nên chuyển hướng phát triển theo chiều sâu thay vì phát triển theo chiều rộng. Ngoài ra, Chính phủ không nên duy ý chí chọn một số ngành làm là ngành mũi nhọn, dồn nhiều nguồn lực, ưu đãi cho ngành, và kết quả là những ngành đó được bao bọc quá kỹ và mãi vẫn không phát triển (ngành công nghiệp đóng tàu là một ví dụ). Thay vào đó, Chính phủ nên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện phát triển cho cả nền kinh tế. Trong bài nghiên cứu “ Những trở ngại về cơ sở hạ tầng của Việt Nam” được thực hiện bởi Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, các tác giả đã nêu rõ: mặc dù duy trì đầu tư cơ sở hạ tầng ở mức cao là 10% GDP trong thời gian dài (theo kinh nghiệm phát triển của các nước, đầu tư khoảng 7% vào cơ sở hạ tầng là quy mô vừa đúng để duy trì tăng trưởng cao và bền vững) nhưng Việt Nam vẫn đang đối mặt với những yếu kém về cơ sở hạ tầng; và điều này đang tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, cũng như làm nản lòng nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, giao thông vận tải và điện, hai hoạt động hạ tầng thiết yếu nhất, là hai lĩnh vực cơ sở hạ tầng yếu kém nhất tại Việt Nam, (được

trình bày trong Bảng 3.1).

Bảng 3.2: Xếp hạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam trên 142 quốc gia.

Chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung 123

Chất lượng hạ tầng cảng 111

Chất lượng đường bộ 123

Chất lượng đường sắt 71

Chất lượng vận tải hàng không 95

Chất lượng cung cấp điện 109

Nguồn: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2010 – 20117

.

Đối với khu vực đầu tư công, tệ tham nhũng, hệ quả trực tiếp của sự không minh bạch về thông tin, thủ tục hành chính rườm rà trong quản lý và “chi phí đại diện” trong các DNNN,

7 http://www.weforum.org.

45 là một trong những nguyên nhân của hiệu quả đầu tư thấp.

Thứ nhất, các thông tin về thu – chi NSNN, tình hình hoạt động của DNNN và nợ công nên được công bố rộng rãi đến người dân. Vì NSNN do dân đóng góp, một phần chi phí hoạt động của DNNN bằng tiền từ ngân sách và người dân là người cuối cùng phải đóng thuế để chi trả nợ công nên công chúng có quyền được biết. Hơn nữa, dưới ánh sáng công khai, minh bạch, những người nắm quyền quyết định sẽ hành động có trách nhiệm và mọi rủi ro về tài khóa, nợ công sẽ được phát hiện sớm và có cách giải quyết nhanh chóng.

Thứ hai, đối với thủ tục hành chính, ngoài việc nỗ lực rút gọn các tục hành chính, cũng cần có các quy định xử phạt những hành vi sai trái, nhũng nhiễu dân của cán bộ phục vụ dân. Bên cạnh, hình thức phản hồi, lấy ý kiến trực tiếp của người dân về thái độ cán bộ hành chính cũng là biện pháp để hạn chế hành vi không đúng của cán bộ.

Thứ ba, về vấn đề “chi phí đại diện”, đây là vấn đề khó tránh khỏi khi có sự khác biệt giữa người sở hữu và người điều hành. Chính phủ cần có những hình thức thưởng xứng đáng và phạt thích đáng đối với những hành động của người thay thay mặt Nhà nước điều hành doanh nghiệp. Chính phủ nên dần xóa bỏ chế độ trả lương theo bậc lương dựa vào số năm công tác và cấp vụ mà thay vào đó là trả lương theo năng suất và hiệu quả. Bên cạnh, các DNNN cũng cần có các quy định về công khai minh bạch thông tin, thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động với cơ quan quản lý và cần có cơ chế kiểm toán chặt chẽ, khắc khe vì đây là tiền của của dân, không được để thất thoát, lãng phí.

3.3.2. Phát triển hình thức đầu tƣ công – tƣ

Hình thức đầu tư công – tư (PPP) là hình thức hợp tác đầu tư giữa Nhà nước và tư nhân trong các dự án dịch vụ hoặc công trình công cộng. Ưu điểm của hình thức này là tận dụng được nguồn lực tài chính, những kỹ năng, công nghệ hiện đại và tính hiệu quả của khu vực tư nhân. Vốn của tư nhân giúp giảm nhẹ gánh nặng về tài chính cho ngân sách. Hơn nữa, sự tham gia của tư nhân sẽ gia tăng khả năng giám sát, kiểm tra trong tiến trình xây dựng và vận hành của dự án, giúp giảm đi sự thất thoát, lãng phí thường xảy ra trong các dự án do riêng khu vực công thực hiện. Do đó, đầu tư theo hình thức PPP là một trong những phương án để gia tăng hiệu quả sử dụng nợ công.

3.3.3. Phát triển thị trƣờng nợ trong nƣớc

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, đều gặp phải tình trạng vay mượn nước ngoài bằng những ngoại tệ mạnh, nên có nhiều nguy cơ đối mặt với rủi ro tỷ giá. Các rủi ro khi vay nợ nước ngoài đã được đề cập trong các phần trên, và đặc biệt từ kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng khu vực Mỹ Latinh thập niên 80. Chính vì vậy, việc phát triển

46

thị trường nợ trong nước là thực sự cần thiết trước nhu cầu cần vốn đầu tư hiện nay của Việt Nam. Nhật Bản là quốc gia đã rất thành công trong việc phát triển thị trường trái phiếu chính phủ của mình, với việc phần lớn các khoản tiết kiệm của người dân, bên cạnh chi cho bảo hiểm và các quỹ hưu trí, được các tổ chức tài chính sử dụng đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Để làm được điều tương tự, Việt Nam cần có chiến lược cụ thể phát triển thị trường này, cùng với phát triển thị trường tài chính trong nước nói chung. Trong Quyết định phê duyệt chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ cuối tháng 7 vừa qua đã đề cập đến việc phát triển thị trường này nhằm giảm bội chi ngân sách. Trong ngắn hạn, Việt Nam sẽ phải chấp nhận chi phí vay mượn, hay lãi suất cao nhằm thu hút đầu tư nội địa. Cùng với thời gian, cần phải có những chiến lược tăng dần hợp lý tỉ trọng nợ trong nước trong danh mục nợ chính phủ, xây dựng chính sách, quy trình, và hệ thống cho cả thị trường sơ cấp và thứ cấp thông qua các giao dịch mua lại, hoán đổi nợ để dần nâng cao tính thanh khoản trên thị trường này. Khi tính thanh khoản đã được cải thiện, chính phủ có thể vay mượn khi cần thiết với mức rủi ro thấp do phát hành bằng đồng nội tệ, có kỳ hạn dài hơn và lãi suất cố định.

47

KẾT LUẬN

Nợ công không chỉ là vấn đề của các quốc gia phát triển mà của cả các quốc gia đang phát triển. Việc giám sát và quản lý nợ công không có một khuôn mẫu thích hợp đối với mọi nước, mà nó yêu cầu sự linh hoạt tương ứng với từng quốc gia cụ thể. Tuy nhiên, một yêu cầu chung trong công tác quản lý nợ công là sự công khai minh bạch: công khai về số liệu nợ công và minh bạch về việc sử dụng nợ công. Bên cạnh, Nhà nước nên xây dựng kế hoạch trung – dài hạn về quản lý – sử dụng nợ công và các kịch bản có thể xảy ra trong tương lai.

Từ kết quả phân tích của báo cáo cho thấy: thâm hụt NSNN kéo dài, thâm hụt cán cân vãng lai và hiệu quả đầu tư thấp là nguyên nhân dẫn đến nợ công của Việt Nam liên tục gia tăng cả về con số tuyệt đối lẫn tương đối. Mặc dù, nợ công của Việt Nam vẫn trong vùng an toàn nhưng cơ cấu nợ công lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rủi ro thứ nhất là tỷ trọng nợ công nước ngoài luôn chiếm khoảng 60% nợ công của Việt Nam, trong khi VND đang trong xu hướng mất giá so với các đồng tiền khác trên thế giới. Đặc biệt, trong nợ công nước ngoài, giá trị các khoản vay bằng USD và JPY luôn chiếm trên 60%. Do đó, rủi ro tỷ giá là rất cao. Thứ hai, các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, đặc biệt vay từ nước ngoài, đang có xu hướng tăng cao về cả con số tương đối lẫn tuyệt đối. Và, đa số các khoản được Chính phủ bảo lãnh là dành cho khu vực kinh tế Nhà nước, hoạt động không hiệu quả và có hệ số ICOR cao. Khi các đối tượng được bảo lãnh không thể trả nợ, Chính phủ sẽ phải trả thay là tất yếu. Thứ ba, gánh nặng lãi suất không chỉ của nợ công trong nước mà cả nước ngoài đang tăng lên.

Để đối phó với tình trạng trên, Chính phủ cần giải quyết tình trạng thâm hụt NSNN bằng cách kiểm soát chặt chẽ việc thu và chi ngân sách, tránh thất thoát NSNN. Ở phía thu, quan trọng nhất là công tác chống trốn thuế, đặc biệt là chống hoạt động chuyển giá xảy ra trong các doanh nghiệp FDI và cả doanh nghiệp trong nước. Ở phía chi, các khoản chi nên được phân bổ lại vào các lĩnh vực thật sự cần thiết, và cắt giảm những khoản chi dàn trãi vào các lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm. Bên cạnh, Chính phủ cần đưa ra những chính sách thích hợp làm giảm thâm hụt cán cân thương mại, cán cân dịch vụ và thu hút lượng kiều hối gửi về, để cải thiện cán cân vãng lai. Trên hết, hiệu quả của nền kinh tế phải được nâng lên, đặc biệt là hiệu quả đầu tư của khu vực công. Gỉai pháp mà tôi đưa ra là chú trọng đầu tư khoa học công nghệ, đầu tư giáo dục, phát triển cơ sở hạ tầng, công khai minh bạch hoạt động của các DNNN, xây dựng chính sách tiền lương hợp lý trong các DNNN và tạo điều kiện để ứng dụng mô hình PPP thay cho đầu tư Nhà nước truyền thống.

Như vậy, giải pháp của Việt Nam hiện nay mà Chính phủ phải thực hiện ngay là tăng tính công khai minh bạch và cắt giảm các khoản đầu tư, chi tiêu không cần thiết. Giải pháp trong dài hạn là phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

Bộ Tài chính (2007), Bản tin Nợ nước ngoài số 1, tham khảo tại

http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/knd/1527141/1527171/2201257, truy

cập ngày 05/06/2015.

Bộ Tài chính (2011), Bản tin Nợ nước ngoài số 7, tham khảo tại

http://www.mof.gov.vn/portal/pls/portal/docs/1380365.PDF, truy cập ngày 05/06/2015.

Bộ Tài chính (2014), Bản tin Nợ công số 3.

Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự (2013), Bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam, Nhà xuất bản kinh tế Tp.Hồ Chí Minh

Huy Thắng (2015), Bộ Tài chính: Quản lý nợ công theo thông lệ quốc tế, tham khảo tại

http://baodientu.chinhphu.vn/Kinh-te/Bo-Tai-chinh-Quan-ly-no-cong-theo-thong-le-

quoc-te/226949.vgp, truy cập ngày 15/06/2015

Huỳnh Thế Du, hình PPP: Kinh nghiệm quốc tế, tham khảo tại

http://www.thesaigontimes.vn/48344/Mo-hinh-PPP-Kinh-nghiem-quoc-te.html, truy

cập ngày 05/06/2015.

Huyền Thư (2015), Thủ tướng yêu cầu hạn chế chi tiêu trong năm 2016, tham khảo tại

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/thu-tuong-yeu-cau-han-che-chi-

tieu-trong-nam-2016-3226362.html,truy cập ngày 09/06/2015.

Lê Thị Minh Ngọc (2014), Nợ công Châu Âu: Báo động từ những con số, tham khảo tại

http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/nhan-dinh---du-bao/no-cong-chau-au-bao-

dong-tu-nhung-con-so-49677.html , truy cập ngày 05/06/2015.

Lê Viết Tùng (2013), Khủng hoảng nợ công Châu Âu và bài học cho Việt Nam, tham khảo tại

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te-thi-truong-XHCN/2013/22601/Khung-

hoang-no-cong-chau-Au-va-bai-hoc-cho-Viet-Nam.aspx, truy cập ngày 05/06/2015.

Nguyễn Văn Ngọc (2010), Bài giảng kinh tế vĩ mô, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Nguyễn Việt Phong (2014), Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và chỉ tiêu vốn, tham khảo tại

http://vienthongke.vn/attachments/article/2015/Bai2So3%20-2014.pdf, truy cập ngày 09/06/2015.

Nguyễn Vũ Lan Phương (2011), Toàn cảnh về khủng hoảng nợ công Hy Lạp, tham khảo tại

ho%E1%BA%A3ng-n%E1%BB%A3-cong-hy-l%E1%BA%A1p/, truy cập ngày 05/06/2015.

Phạm Thế Anh (2014), Thâm hụt ngân sách, nợ công và rủi ro vĩ mô ở Việt Nam, Tạp chí

Kinh tế và phát triển. Số 199/ 2014

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2013), Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện

tại và tương lai, NXB Tri Thức.

Vân Cường, Vòng xoáy nợ công (K2), Sài gòn đầu tư tài chính, (2014), tham khảo tại

http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20141203/Ky-2-Ngan-chan-tu-trung-nuoc.aspx,

truy cập ngày 06/06/2015

Vũ Minh Long (2013), Khủng hoảng nợ công tại một số nền kinh tế trên thế giới – Nguyên nhân, diễn biễn, hậu quả, biện pháp khắc phục và những hàm ý chính sách cho Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

TIẾNG ANH

ADB (2011), Key indicators for Asia and Pacific 2011, 08/2011, tham khảo tại

http://www.adb.org/publications/key-indicators-asia-and-pacific-2011, truy cập ngày

06/06/2015.

Bailey J.S (2003), Strategic Public Finance, Palgrave Macmillan. Bergman A. (2009), Public sector Finance management, Pretice Hall.

Carner, M, T. Grennes, F.Koeheler-Geib (2010), Finding the Tipping Point-When Sovereign

Debt Turns Bad, World Bank Policy Research Working Paper 5391.

Hirst, Paul Q and Grahame Thompson (2001), Globalization in Question: The International

economy and the Possibilities of Governance, New York.

IMF (2011), Public Sector Debt Statistics: Guide for Compilers and Users. IMF (2002), Government Finance Statistics Manual.

IMF (2014), Vietnam Staff Report for the 2014 Article IV Consultation, Washington, D.C. Kaminsky Graciela L. and Carmen M. Reinhert (1998), Financial crises in Asia and Latin

America: Then and now, Washington DC.

Kumar, M. S. & Woo, J. (2010), Public Debt and Growth, IMF Working Paper No.

Mendonca, Machado (2013), Public Debt Management and Credibility: Evidence from an Emerging Economy, Economic Modelling, Vol. 30, page 10-21.

Metin, K. (1998), The relationship between inflation and the budget deficit in Turkey, Journal of Business and Economic statistics, Vol.16, No.7

Mishkin, F, Savastano, NA (2000), Monetary Policy Strateges for Latin America.

Presbitero, A. F. (2010), Total Public Debt and Growth in Developing Countries, Money and Finance Research Group, Working Paper No. 44, Nov. 12, 2010.

Reinhart, C.M. and Rogoff, K.S. (2010), Growth in a Time of Debt, American Economic

Review.

Saleh, A.S (2003), The budget deficit and Economic Performance: A survey. Working paper 03-12, Department of Economics, University of Wollongong.

System of National Accounts 2008.

Trang N.T.T., (2012), Structural Gaps of Public Finance in Vietnam. University of Tampere. UNCTAD (2008), Domestic and External Public Debt in Developing Countries.

UNITAR (2002), Institutional Framework for Public Sector Borrowing.

Wade, Robert and Frank Veneroso (3/1998), The Asian Crisis: The high debt model versus

the Wall Street- Treasury, IMF Complex.

World Bank (2002), Global Development Finance 2002.

World Bank (2011), Báo cáo phát triển Việt Nam 2012, tham khảo tại http://www- wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer/WDSP/IB/2011/12/13/000333 037_20111213004140/Rendered/PDF/659800VIETNAME0elopment0Report02012.pdf

, truy cập ngày 05/06/2015.

World Economic Forum (2010), Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2010 – 2011, tham khảo tại

http://www3.weforum.org/docs/WEF_GlobalCompetitivenessReport_2010-11.pdf, cập

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: ICOR chia theo 3 khu vực và chia theo 3 giai đoạn

Đơn vị tính: lần

Giai đoạn Tổng chung Nhà nước Ngoài Nhà nước FDI

2000 – 2006 3.04 4.48 1.86 2.96

2007 – 2012 4.16 3.70 2.71 10.66

2000 - 2012 3.61 4.17 2.30 6.46

Phụ lục 2: Các công trình nghiên cứu nợ công

Nghiên cứu của Mendonca và Machado (2012) về quản lý nợ công và mức độ tín nhiệm:

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu thâm hụt ngân sách và nợ công tại việt nam (Trang 56)