16
Trước năm 1999, để thỏa mãn các quy định về tài chính công trong Thỏa ước ổn định và tăng trưởng (mức thâm hụt ngân sách không được vượt quá 3% GDP và nợ công không được vượt quá 60% GDP), các chỉ tiêu này đều được các quốc gia ứng viên tuân thủ nghiêm túc. Tuy nhiên, xu hướng này có dấu hiệu đảo chiều khi Liên minh Kinh tế tiền tệ châu Âu (EMU) đi vào hoạt động. Từ năm 2003, phần lớn các nước khu vực đồng Euro có tỷ lệ nợ trên 60%/GDP. Điều này cho thấy các nước bắt đầu không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong EMU.
Hy Lạp được đặt vào tình trạng khủng hoảng nợ công kể từ cuối năm 2009, khi Chính phủ mới của nước này thừa nhận rằng Chính phủ tiền nhiệm đã công bố những số liệu kinh tế không trung thực, đặc biệt là về thâm hụt ngân sách. Thực tế thâm hụt ngân sách của nước này năm 2009 là 13.6% chứ không phải là 6.7% GDP như đã từng được báo cáo, cao hơn nhiều hạn mức thâm hụt ngân sách 3% GDP cho phép đối với các nước thành viên EU.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 đã ảnh hưởng mạnh mẽ lên các ngành công nghiệp chủ chốt của Hy Lạp. Doanh thu ngành du lịch và vận tải biển – 2 ngành chủ chốt của nền kinh tế này, sụt giảm trên 15% vào năm 2009. Kinh tế Hy Lạp lâm vào khó khăn, các nguồn thu thuế, phí …để tài trợ cho ngân sách bị thu hẹp, trong khi Chính phủ vẫn phải tăng cường chi tiêu công để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khủng hoảng, đã đẩy nợ công đến con số khổng lồ. Đến năm 2010, báo cáo của OECD cho thấy nợ công của Hy Lạp đã lên tới con số 330 tỷ Euro, tương đương với 147.8% GDP. Các chuyên gia kinh tế dự đoán dù Hy Lạp có thực hiện được kế hoạch thắt lưng buộc bụng kéo dài 3 năm, nợ của Hy Lạp đến năm 2012 vẫn tăng lên mức 172% GDP.
Ngoài ra, do kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái, mặc dù đã cam kết những chính sách khắc khổ nhằm giảm thâm hụt ngân sách nhưng thâm hụt ngân sách trong 8 tháng đầu năm 2011 của Hy Lạp đã lên tới 18,1 tỷ euro (24.67 tỷ USD), tăng mạnh so với 14.813 tỷ euro cùng kỳ năm ngoái. Ở thời điểm này Hy Lạp và Ireland là 2 nước có mức thâm hụt lớn nhất, trong khi thâm hụt ngân sách của Ireland chủ yếu là những khoản nợ chuyển từ khu vực tư nhân sang khu vực công do chính phủ phải “ra tay” cứu hệ thống ngân hàng, thâm hụt ngân sách Hy Lạp lại chủ yếu gây ra bởi trình độ quản lý công yếu kém.
Như vậy, Hy Lạp đang cùng lúc đối mặt với những vấn đề nan giải: nợ công quá cao (147.8%), thâm hụt ngân sách lớn (13.6% GDP năm 2010) và thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai lớn (trung bình vào khoảng 9% GDP – so với mức trung bình của toàn khu vực Eurozone là 1%). Cả hai mức thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai của Hy Lạp đều vượt quá trần quy định cho phép của Liên minh Tiền tệ và Kinh tế châu Âu (EMU).
17
của Chính phủ Hy Lạp bị suy giảm nặng nề. Cả 3 hãng xếp hạng tín nhiệm lớn nhất thế giới hiện đều đều hạ mức tín nhiệm của Hy Lạp xuống mức gần thấp nhất trong thang điểm đánh giá tín nhiệm đồng thời cảnh báo nguy cơ vỡ nợ của quốc gia này là rất cao. Lợi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp kỳ hạn 2 năm đã tăng lên trên 60%, trong khi đó kỳ hạn 1 năm đã vượt 110%. Điều này đồng nghĩa với việc Hy Lạp gặp nhiều khó khăn trong việc huy động thêm vốn từ thị trường vốn quốc tế.
Hình 1.3: Lợi suất TPCP Hy Lạp (1 năm)
Nguồn: Bloomberg
Tháng 5/2010, các nhà lãnh đạo Eurozone và Quỹ Tiền tệ Quốc tế công bố gói cứu trợ kỳ hạn 3 năm trị giá 110 tỷ EUR dành cho Hy Lạp. Sau đó, vào tháng 10/2010 IMF cho Hy Lạp vay thêm 2.5 tỷ EUR, nâng tổng giá trị các khoản vay khẩn cấp mà IMF dành để ngăn chặn khả năng vỡ nợ của nước này lên 10.58 tỷ EUR (tương đương 13.98 tỷ USD).
Trong khoảng thời gian từ tháng 5/2010 và 6/2011, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã mua khoảng 45 tỷ EUR trái phiếu chính phủ Hy Lạp. Ngoài ra, các khoản hỗ trợ thanh khoản mà ECB dành cho các ngân hàng Hy Lạp đã tăng từ mức 47 tỷ EUR vào tháng 1/2010 lên mức 98 tỷ EUR vào tháng 5/2011.
Để có được những khoản hỗ trợ này, chính phủ Hy Lạp đã phải cam kết thực hiện lộ trình cắt giảm thâm hụt ngân sách được các nhà tài trợ đưa ra là Chính phủ phải đưa ra nhiều chính sách cắt giảm chi tiêu hơn nữa. Tuy nhiên, các chính sách này sẽ khó có thể thực hiện được trong thời gian tới khi hàng loạt các cuộc biểu tình của người dân Hy lạp vẫn liên tục nổ ra. Theo Bộ trưởng tài chính Hy Lạp, GDP tăng trưởng -5% trong năm 2011, giảm mạnh hơn mức -3.5% được dự báo trước đó. Như vậy, Hy Lạp đang phải đối mặt với một vòng luẩn quẩn: càng thắt chặt ngân sách, kinh tế sẽ càng xấu đi. Nếu kinh tế xấu đi, doanh thu từ thuế sẽ giảm sút trầm trọng. Khi doanh thu từ thuế giảm mạnh, Hy Lạp lại càng phải đi vay nợ… Và cứ thế, bong bóng nợ công sẽ ngày càng phình to cho đến khi nó nổ.
18
Tóm lại, Nợ công Hy Lạp đã không còn giải pháp nào để khắc phục. Việc vay thêm nợ mới hay đợi những khoản cứu trợ mới cũng chỉ đủ trả những khoản lãi vay cho nên việc Hy Lạp vỡ nợ chỉ là vấn đề sớm hay muộn.